Announcement

Collapse
No announcement yet.

Qua Cơn Mê

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #31

    NƯỚC MẮT CHO SÀI GÒN | Trình bày: Nguyên Khang | Nhạc: Nguyễn Đình Toàn | Hoà âm: Trúc Hồ


    https://www.youtube.com/watch?v=ZaMRchN7f1c

    Comment


    • Font Size
      #32

      GIỌT SƯƠNG HỒNG TRÊN THỀM ĐỊA NGỤC


      Có những kỷ niệm dù vui hay buồn, ta ngỡ rằng sẽ quên đi theo tháng ngày tất bật đi tận cùng triền dốc của nợ áo cơm nơi xứ lạ quê người.

      Nhưng không !

      Khi lá vàng rơi báo hiệu mùa thu trở về thì lòng tôi chợt bâng khuâng. Trong ký ức tôi hiện rõ lên từng nét của kỷ niệm xưa như mới vừa xảy ra đây thôi.

      Tôi làm sao quên được lúc bị chuyển từ trại Phan Đăng Lưu sang nhà giam T. 30 Chí Hòa, tất cả các nam tù nhân chính trị, và những người vượt biển bị bắt thì được dồn vào khu ED, vì tôi là nữ tù nhân thuộc thành phần “phản cách mạng” thì được nhét vào phòng của các “chị em ta” chung với các nữ cán bộ thoái hóa tham nhũng.


      Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcQQqKXXqy_oY4Hf8Ov46ZuNR4hUxvbsVML2T9kXT7XtLTI_55AON4sd4Icz5WQ-2B-wI0s&usqp=CAU.jpg Views:	4 Size:	4.5 KB ID:	159329


      Phòng chật ních thêm hơn sau vụ chuyển trại nên mọi sinh hoạt trở nên hạn chế, kể cả từng muỗng cơm hay nước muối.

      Tôi được phân công đi đổ rác hay phơi áo quần ; mỗi khi được đi làm như thế thì tôi rất phấn khích vì được giãn gân cốt ; và thêm nữa, tôi được đi qua những phòng trong khu để liếc nhìn những ai đã bị tóm hay là được nhắn tin miệng qua những câu nói vụn vặt rất lý thú…

      Chẳng hạn có một anh nói hay hát lên trích câu trong nhạc phẩm “Mùa Đông Của Anh” lời của Trần Thiện Thanh như sau :

      – “ Em ơi sao em không thương nó, mà để nó đau nằm liệt chiếu vậy ?”

      Rồi có tiếng ai hát :

      “ Xưa hôn em một lần rồi anh ho lao gần chết, xong em đi rồi thì anh ói ra máu; em đi đi thà anh không được hôn còn hơn vô Nhị Tì .. là tì tì tì …”

      – “Báo cáo em, anh muốn đăng ký theo em xuống kia đổ rác để anh thổ lộ nỗi lòng mà đã từ lâu anh ấp ủ ứ ư lúc bên T.. Hai…ự ứ…mươi (20) từng từng tưng từng tưng tưng từng tưng…”

      Lại có những câu nói nghe thì như là vô thưởng vô phạt nhưng đó như một lời khuyên :

      – “ Em có thương anh thì thương cho trót, chứ đừng bép xép thì hết đường về .”

      – “Cưng ơi cưng có bị cho ăn bánh “hỏi “ hay “thịt quay” thì bình tĩnh mà ăn, chứ đừng hấp tấp thì vào hầm than nha cưng.”

      Lúc đó tôi không hiểu “hầm than” là ở đâu và có nghĩa gì ?

      Sau nầy vì có nếm qua thì tôi mới hiểu được nỗi hãi hùng của hai tiếng “hầm than” này !


      Click image for larger version  Name:	image16_result.jpg Views:	3 Size:	22.3 KB ID:	159330


      Trong trại thường có các tù nhân lao công được lấy từ các tù nhân có hạnh kiểm tốt để làm tạp dịch hoặc họ được đi theo các cán bộ quản giáo sai làm những việc vặt.

      Nhắc lại thời gian ở trong trại giam tập thể không lâu, sau mỗi lần tôi bị đi “làm việc” về, tôi thường bị cán bộ gán cho nào là “không tự giác, không thành khẩn khai báo.”

      Trên giấy tôi độc nhất chỉ khai lý lịch thôi, còn phần khai báo sự việc tôi luôn luôn để trắng.

      Vì thế, sau vài lần “làm việc” không có kết quả, đột nhiên vào một chiều kia, họ ra lệnh tôi thu xếp đồ đạc để chuyển trại.

      Tôi đã có kinh nghiệm qua những lần trước, từ T.20 qua sở Công An Thành Phố, đến Sở Nội Vụ, thế nên, tôi thản nhiên đi theo tên cán bộ để đi lên tầng ba của nhà giam Chí Hòa.

      Họ liền giam tôi trong một phòng nhỏ, trước đây là phòng dành cho tử tội.

      Tại đây, tôi bị còng hai chân và hai tay cả ngày lẫn đêm; cơm ăn thay vì được hai chén và bốn muỗng cà phê nước muối, thì nay họ xén bớt chỉ còn một chén rưỡi và hai muỗng nước muối cho một ngày mà thôi.

      Việc tắm rửa thì mỗi tuần một lần với một sô nước; trên thân tôi chỉ có bộ áo quần duy nhất từ ngày tôi bị họ bắt cho đến ngày về là gần ba năm trường.

      Ngày thì nóng hầm hập, đêm thì lạnh cóng; chỉ có một chiếu rách trên sàn xi măng lạnh lẽo đầy vết máu đã khô đen lâu ngày.

      Nhìn lên trần nhà thì tôi thấy đầy những con dơi bám chặt.

      Họ nói là :

      - " Nhốt tôi riêng tại khu biệt giam này để mà suy nghĩ và tự giác thành khẩn khai báo."



      Click image for larger version  Name:	128_traicaitao.jpg Views:	3 Size:	74.5 KB ID:	159331


      Riêng tôi thì dùng thời giờ để ôn tập ngón nhạc trên sàn xi măng và học luyện lại trí nhớ. Tôi học lén bằng cách gõ ngón tay vào tường, và qua lỗ tò vò nơi khung cửa sổ tôi ra dấu bằng các ngón tay để “nói chuyện với các bạn tù…”

      Tại đây, tôi ra dấu hiệu bằng ngón tay rồi ráp vần lại để liên lạc với bạn tù nơi các phòng bên.

      Vì chỉ một mình tôi là nữ tù nhân chính trị, nên tôi đã được các bạn tù nam đặc biệt đối đãi đẹp như đôi khi họ ném cho viên đường cái kẹo; khi thì cây kim đã gẩy ngang để vá áo.

      Trong thời gian này, tôi được học tiếng Nga với thầy Đạt, tiếng La-tinh với thầy Tiếng, xem chỉ tay hoặc hướng nhà cửa với thầy Diệp hoặc học thiền để giữ sức khỏe…

      Các thầy nói trên là những tu sĩ Công giáo có dính líu trong tổ chức chính trị.

      Các vị này đã khuyến khích nâng đỡ tinh thần tôi trong những lần tôi đi “làm việc,” nói thẳng ra là tôi đã bị các tên cai tù tra khảo tinh thần lẫn thể xác.

      Nếu ai đã qua đoạn đường tù ngục thì mới thấu hiểu được tình người trong chốn địa ngục trần gian của Cộng sản.

      Nơi đây phơi bày mọi tánh nham hiểm, phản trắc, bán đứng, lừa dối, hợm mình, ganh tị, tuy nhiên, cũng tại chốn ngục tù này đã cho thấy tình thương yêu của con người về sự hi sinh, dù có nguy hiểm đến tánh mạng cũng không nao núng nhưng thật ra rất hiếm hoi.

      Nơi ngục tù là cái thước đo được lòng trung tín của con người qua từng thỏi đường, miếng thịt, muỗng muối, xã ớt hay thỏi xà phòng để thách thức lẫn nhau, cho nên tinh thần của mình phải rất vững vàng trong các tình huống nói trên.



      Click image for larger version  Name:	1-224.png Views:	3 Size:	314.4 KB ID:	159332

      Còn tiếp ,

      Comment


      • Font Size
        #33

        Tôi kể lại sau đây một chuyện thật đã xảy ra trong chốn địa ngục trần gian, một câu chuyện mà mỗi khi hồi tưởng, lòng tôi vẫn còn đầy ắp lòng quí trọng và cảm kích về một người bạn tù đã vì tôi mà anh đã phải bị trừng phạt nơi chốn biệt giam.

        Lúc tôi chuyển trại sang T.30, tôi chỉ biết người bạn tù ấy đi làm lao động như những tù nhân lao động khác; mỗi ngày anh mang cơm đến các phòng biệt giam dành cho các chính trị phạm.

        Có một lần, sau khi bị kêu đi “làm việc” xong, trên đường về nơi biệt giam, tôi đã đi không nổi nữa, vì các vết thương trên mình, tôi té quị nhiều lần.

        Anh ấy đi ngược chiều với tôi, anh bèn để thùng cơm xuống đế đến đở tôi đứng lên thì anh bị tên cán bộ đánh vào đầu, anh lại còn bị hắn ta đá vào bụng.

        Sau đó, tôi nghe tin anh bạn tù này đã bị chúng kiểm điểm và không cho anh làm công việc lao động những ngày sau đó.


        Click image for larger version

Name:	anh-nen-canh-hoa-hong_032629.jpg
Views:	48
Size:	111.1 KB
ID:	159653


        Thế nhưng, anh bạn tù này vẫn không ngán, anh không được chúng cho giao đi chia cơm thì anh đã nhờ bạn tù khác lén bỏ viên vitamin trong cơm cho tôi, khi thì vài hạt đậu phụng hay viên kẹo trong cơm.

        Gương mặt anh bị bầm sưng nhai cơm không được vì anh đã bị bọn cai tù đánh đập.

        Nhân lúc không có cán bộ trông chừng, anh bèn lén từ phòng bên dùng dây quăng sang phòng tôi miếng muối cùng tán đường mềm hay miếng chanh nho nhỏ để ngậm.

        Tuy các món này đầy bụi bặm nhưng có hề gì, lúc đó các món ấy như thuốc tiên mà tôi xem là phép lạ từ những người đã không ngại nguy hiểm giúp đỡ tôi qua cơn đau đớn.

        Thể xác tôi bị đau đớn sau những lần bị đi “làm việc” với cán bộ, nhưng không đáng kể gì nếu so đến sự mất mát lớn lao vì bị phản bội giữa những người gọi là đồng lý tưởng.

        Tôi tự bào chữa cho họ rằng vì họ không thể chịu đựng nỗi đói khát, nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy buồn thăm thẳm, tôi thật sự cô đơn vì không có bạn tù tri kỷ, vì có những người đã làm mất niềm tin trong tôi.

        Có những lúc tôi được ra ngoài sân tắm nắng, anh bạn tù lao động ấy đã nhận ra tôi, và anh đã hỏi thăm sức khoẻ, anh khuyên tôi đừng buồn.

        Tôi chỉ khẻ nói :

        - “ Nỗi buồn là hạnh phúc của đời tôi, vì đã vận vào rồi khó mà dứt.”



        Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcR9LzqJSqxHzj266hh6MXzr5T_9ktVwzvNq6WgL5fbfftx1cvf7dxAfDv_E8iUJCOM4wCA&usqp=CAU.jpg
Views:	47
Size:	10.1 KB
ID:	159654


        Vài hôm sau, tôi nhận được bức thư xếp nhỏ giấu dưới ca cơm. Tôi ngạc nhiên và xem thư với lời viết rất cảm động. Tôi không biết tại sao anh biết tôi vào tù và biết luôn cả nghề nghiệp bên ngoài của tôi. Trong thư anh đặt cho tôi tên là Phong Linh có nghĩa “tâm tư thả cho gió.”

        Rồi sau đó, tôi nhận được thư anh lia lịa khi thì nồng nàn mơ ước về cuộc đời mớI sau khi đưọc ra khỏi nhà tù, khi thì giận hờn vì anh ta không nhận được hồi âm.

        Làm sao tôi trả lời thư anh được, bởi vì tôi vẫn chưa biết gì về anh; vả lại, nội qui trong trại rất ngặt lại đầy ăng-ten…

        Đã có một lần người đó bị bọn cai tù trừng phạt vì anh đã giúp tôi, tôi muốn tránh sự liên lụy cho anh nên im lặng, và càng im lặng thì anh càng liều hơn khiến tôi sợ hết hồn.

        Có một đêm tôi đang ngồi cầu nguyện với Chúa thì nghe tiếng sột soạt, tôi ngỡ rằng đó là tiếng động của lũ dơi bay trở về như thường lệ từng đêm. Nhưng không !

        Tiếng động nầy nghe càng lúc càng gần… Tôi đang phân vân và muốn tìm ra đó là tiếng động gì.

        Thình lình, trong bóng đêm một khuôn mặt hiện ra bên khung cửa tò vò, có tiếng thở hổn hển và giọng nói đứt quảng :

        – “Anh đây Linh à, anh thương em lắm! Can đảm lên nha em. Anh tặng cưng hoa hồng anh mới hái đây !”


        Tay anh lấy từ trong lớp áo nơi ngực ra một hoa hồng tuyệt đẹp.

        Phản ứng tự nhiên, tôi cố rướn người để vói tới hoa hồng anh đưa, nhưng quên đi là đôi chân và đôi tay bị còng, vì thế nên tôi bị té sấp xuống nền nhà vô cùng đau điếng.

        Lúc đó, tôi mới hoàn hồn định thần là mình đang bị xiềng cùm trong nhà tù, nên la lên:

        – “ Anh xuống đi, xuống, xuống, kẻo chúng thấy là chết. Xuống, xuống đi.”

        Thế mà anh tỉnh bơ lại còn nói :

        – “Em đừng lo, các cán bộ còn đang nhậu thịt cầy. Hôm nay là ngày lễ nên họ nhậu nhẹt. Linh à, anh mơ ước sau nầy về, ra ngoài được em đàn cho nghe vì anh thích nghe tiếng đàn Piano lắm!”

        Nói xong anh tụt xuống và chạy nhanh trong bóng đêm mất hút. Tinh thần tôi bị chấn động, tôi tự hỏi với cách nào mà anh ấy leo lên tầng lầu ba để liều tặng tôi hoa hồng mà không sợ cán bộ ?

        Ở đâu mà anh ấy có hoa hồng tươi như thế ? Tôi lo sợ rằng đến sáng khi cán bộ mở cửa phòng để kiểm soát, và lòng phân vân không biết giải quyết thế nào đây, thôi thì tôi phải nhai và nuốt cả cành hoa hồng, kẻo họ phát giác ra chuyện thì rắc rối to…



        Click image for larger version

Name:	hat-giong-hoa-hong-xanh-11.jpg?v=20190410.jpg
Views:	73
Size:	36.3 KB
ID:	159655


        Đến trưa, lúc đi chia cơm, anh bạn tù lao động ấy cứ nhìn tôi cười hoài mà còn làm bộ gải đầu, dụi mắt. Ý nói có người nhắn tin .

        Tôi cứ làm như không biết mà trong lòng rối beng, không biết người ấy còn có hành động gì nữa đây ?

        Lòng thầm mong là anh ta phải ớn nội qui trong trại mà đừng làm gì nữa.

        Nhưng khi đêm về, anh ấy lại rút trong áo ra một hoa hồng nữa. Lần nầy tôi bình tĩnh hơn nên nói :

        - “ Anh đừng làm như vậy nữa, kẻo nó thấy là ăn đạn đó !”

        Anh nói :

        -“ Anh lấy hoa hồng trong vườn của Trưởng khu để tặng em. Em đừng lo, họ không thấy đâu, vì ống máng xối nầy rất chắc chắn. Mấy ngày trước anh đã tìm cách làm bể mấy cái đèn ở đây rồi ,” vừa nói anh còn ôm máng xối đu qua đu lại và còn cười cười làm tôi run.

        Tôi giục :

        - “ Anh hãy xuống đi !”

        Anh nói : “Ngày mai anh sẽ gởi giấy để em viết thư cho anh.

        Tôi nói : “Thôi, không được đâu !”

        Anh nói : “Tù như cùi rồi không sợ lỡ nữa !”

        Vừa nói anh vừa làm một nụ hôn gió nữa. Xong rồi anh theo máng xối để tụt xuống đất dông mất.

        Tôi vừa phập phòng lo sợ mà vừa buồn cười, trong lòng tôi lo lắng nếu các bạn tù bên phòng tập thể thấy rồi báo cáo thì chết.

        Đến gần sáng, tôi soạn lại bổn cũ là nhai nuốt thêm một hoa hồng nữa. Trưa hôm ấy, phòng biệt giam kế cận gõ và hỏi :

        - “ Đêm qua làm gì mà nghe sột soạt thế ?”

        Tôi đành nói dối :

        “Đêm qua nóng quá không ngủ được, lại mấy con dơi động ổ hay sao mà cứ bay suốt đêm làm nhức cả đầu.”

        Tiếng bên buồng bên trái có tiếng nói :

        - “Hãy cẫn thận, tai vách mạch rừng đó… tội nầy họ gán chưa xong lại chồng thêm tội khác thì khó về với các con.”


        Click image for larger version

Name:	A%2Bre-education%2Bclass%2Bfor%2Bofficers%2Bof%2Branks%2Blower%2Bthan%2Bgenerals._result.jpg
Views:	45
Size:	17.4 KB
ID:	159656



        Khi nghe các bạn tù nhắc đến các con, lòng tôi chợt nao nao xót xa, vì từ ngày bị bọn Cọng sản bắt đi đến nay đã hơn một năm rồi, nhưng tôi chưa được gặp mặt các con nhỏ, không biết các con tôi sống như thế nào ?

        Khi bọn Cọng sản đọc lệnh bắt tôi về tội “phản cách mạng,” họ đã lục soát và tịch thu sạch sành sanh các vật dụng trong nhà, đến sách vở tài liệu, các công trình về âm nhạc mà tôi đã dày công nghiên cứu và biên soạn.

        Trong nhà tù, họ đã dụ dỗ và khai thác tình cảm lòng mẫu tử, chúng nói rằng nếu tôi thành khẩn khai báo hay tố giác những ai trong tổ chức thì tôi sẽ được gặp mặt con và tôi sẽ được cứu xét để ra tù sớm. Tôi không tin những điều họ hứa, vì khi tôi bị bắt họ đã nói :

        - “ Yên tâm đi, chính quyền cách mạng rất sáng suốt, nếu chị không chống phá cách mạng thì sau ba ngày chị sẽ về với các con của chị.”

        Thế mà bây giờ đã hơn một năm rồi họ vẫn còn giam cầm tôi và kêu đi “làm việc.”

        Tôi đã bị họ tra khảo đủ điều thì làm sao tôi tin được lờI của bọn chúng. Khi Cọng sản tra hỏi tù nhân có làm việc đó hay không ? Nếu ta trả lời :

        - “Không, Không,” thì đối với bọn chúng đấy có nghĩa là đôi khi “Có” và những câu trả lời của ta sẽ bị họ vặn vẹo, suy diễn theo đầu óc đặc sệt của họ với các lý luận ngu đần …



        Click image for larger version

Name:	4dd3e081d4b5402986d1c78e7fa7a5bb.jpg
Views:	44
Size:	47.0 KB
ID:	159657



        Sau này khi trở về, ra ngoài với các con, tôi mới biết rằng các con tôi đã khổ đến bậc nào !

        Cậu con lớn phải tìm công việc nuôi các em bằng cách nhặt bao nylon, plastic ngoài đường

        Cậu em kế phải giúp lặt vặt công việc mua bán ngoài đường chỉ đủ tiền nuôi bốn miệng ăn một bửa trong ngày.

        Trong nhà thì rỗng không, chẳng còn gì để bán được nữa để mua thực phẩm.

        Các bạn bè tôi và người thân thì họ sợ bị liên lụy, thế nên, họ xa lánh và trở nên ghẻ lạnh, các con tôi bơ vơ đói khát bệnh hoạn và nhận ra được câu :

        - “ Khi vui thì vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai !”

        Ôi ! Những hình ảnh ấy cho đến giờ này vẫn còn hằn sâu đâm trong trí nhớ chúng, và chúng nó luôn nhắc cho nhau lấy đó làm kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.

        Trở lại câu chuyện, sau sự việc ấy đến mấy ngày sau, tôi không nhìn thấy anh ấy ra làm việc nữa; tôi gợi chuyện với anh tù lao động đưa cơm thì thấy gương mặt anh ta kín như bưng càng làm tôi lo lắng, nhưng tôi cũng đành, không biết làm cách nào dò hỏI thêm.

        Thường lệ, buổi chiều sau khi đưa cơm thì kẽng đánh báo hiệu để cán bộ đi điểm danh để xét phòng lần cuối trong ngày cũng là lúc cán bộ nghỉ làm việc thì đấy cũng là thời gian các tù nhân tha hồ nói chuyện, liên lạc với phòng bên hoặc làm gì tùy ý trong phòng.

        Tuy nhiên, lần nầy sau khi điểm danh, cán bộ kêu tôi đi ra ngoài, ra lệnh xét phòng và bảo đi theo họ.

        Qua khu G H đến văn phòng mà sau nầy tôi biết đó là phòng làm việc của tên Trưởng khu.

        Khi bước vào phòng thì hắn ta nhìn tôi chằm chặp và hỏi :

        - “Chị vào đây bao lâu ?”

        - “Gần một năm.”

        Tôi nói :

        - “Chị biết chị có tội gì không ?”

        Hắn ta hỏi.

        - “Cán bộ biết sự việc của tôi như lòng bàn tay thì tôi còn nói gì nữa.”

        Hắn ta gằn giọng :

        - “Chị là thành phần phản cách mạng, phản động. Nhà nước đưa chị vào là phải thành khẩn khai báo, cải tạo tốt, chấp hành nghiêm túc nội qui của trại chứ không phải vào đây làm loạn chị biết không. Lộn xộn là ông bẻ càng hết !”

        Tôi im lặng không trả lời hắn.

        Hắn lại hỏi :

        - “Chị làm nghề gì ? Sinh hoạt ra sao ?”

        Tôi cười khẩy và nói :

        “Cán bộ lại hỏi thừa nữa rồi, cán bộ đã có hồ sơ cầm trên tay, đã biết tôi làm nghề gì, sinh hoạt ra sao ngoài đời thì có ăn nhằm gì trong chốn ngục tù nầy.”

        Hắn ta nhìn tôi trừng trừng :

        - “Chị biết tôi có quyền giam án chị nếu chị chấp hành không tốt nội qui trong khu trại của tôi.”

        Tôi liền nói :

        - “Cán bộ có nói điều nầy thì tôi mới nói. Tôi chưa ra tòa, hồ sơ do Chấp pháp thụ lý. Sự việc của tôi đã lâu, tôi chắc là tôi có tội hay không thì do Sở Nội vụ nắm giữ, còn tôi thì tự xét thấy tôi đã không làm điều gì sai trái vi nội qui cả.”

        Hắn nói :

        - “Bây giờ, giấy viết đây, chị hãy thành khẩn khai báo thì tôi tạo điều kiện dễ dàng cho chị sớm về với con chị.”

        Tôi nói :

        - “Tôi không có điều gì để khai báo ở đây ! Lòng tôi nung nấu chỉ mong sớm được về với các con tôi mà thôi.”

        Hắn ta giận dữ nói :

        - “Chị láo khoét che giấu cho chị và cho đồng bọn của chị, chúng tôi đã biết rõ như bàn tay nhưng để xem chị có thành khẩn không, chị quá ngoan cố thì phải dùng biện pháp này.”

        Nói rồi hắn ta hất hàm, ra dấu cho tên Quản giáo bước vào, hắn ta còn nói thêm khi tên Quản giáo đưa tôi đi ra khỏi phòng :

        - “ Chị chống đối chúng tôi không được đâu, cha mẹ ông bà chị còn cãi lại, chứ chúng tôi sắt cũng phải mềm. Thử xem !”


        Click image for larger version

Name:	278054745_1020437328573216_8765523177192303737_n.jpg
Views:	44
Size:	113.7 KB
ID:	159658



        Tên Quản giáo này đưa tôi đi qua các khu ngoằn ngoèo, đi qua những phòng trống, bên ngoài trời đã tối đen. Tôi đi theo hắn một đoạn nữa, nhưng tôi vẫn không thể nhìn ra hướng là dãy nào, khu nào; đến khi hắn đưa tôi xuống thấp một tầng, thì tôi chợt hãi hùng khi nghe tiếng rên la…

        Đúng lúc ấy, tên cán bộ dừng lại trước một phòng nhỏ, hắn mở xích sắt và đẩy mạnh tôi vào trong.

        Tôi kinh khiếp vì nghe chí choé dưới chân mới biết là lũ chuột, tai tôi nghe tiếng nước chảy cùng lúc mùi hôi thối xông lên.

        Tôi cố bước một bước để tránh lũ chuột thì bị trơn trợt vấp té đành ngồi luôn, mà tôi ngồi cũng không được, vì chân đã chạm nước lạnh.

        Tôi sợ hãi cố lấy bình tỉnh căng mắt trong bóng đêm để định hình là mình đang ở đâu ? Tôi tự nhủ hay là mình ở dưới đường cống ? Vì thường ở dưới cống là có chuột.

        Tôi định tâm rồi thì ngồi co mà nhắm mắt suy nghĩ để có sự bình tĩnh cho qua chứng nhức đầu. Thế nhưng, lũ chuột này không để cho tôi yên đâu, chúng không sợ người, chúng nó biết thân phận người tù không làm gì được nó, nên chúng bò lên người tôi, chúng cắn vào mấy ngón chân, có con thì chạy vào ống quần, có con thì leo lên tóc.

        Tôi bực quá vừa la hét vừa quần thảo với chúng. Thét rồi, biết là không xong với chúng, tôi cứ mặc kệ để ỳ ra sao thì ra. Đến sáng mới biết chân mình chảy máu vì bị chúng nó cắn, trong thân mình bị xây xát, có một con bị chết dẹp nằm kế bên.

        Tôi mới biết hồi đêm vì bản năng sinh tồn tôi đã vùng vẫy hết sức mình và đá vào chúng. Tôi khóc ngất và thầm cầu xin Chúa trên cao an ủi giúp sức cho tôi trong hoàn cảnh khốn đốn nầy.

        Giờ đây tôi suy nghĩ không biết có chuyện gì xảy đến cho anh bạn tù đó hay không mà mấy ngày qua tôi không thấy tăm hơi. Tôi nhớ lại thì giờ nầy là lúc đã điểm danh rồi, thì chắc là sẽ đến giờ “làm việc,” linh tính báo cho biết ngày hôm nay sẽ có chuyện.



        Click image for larger version

Name:	272959806_10162053559280620_1382416197776234287_n.jpg
Views:	43
Size:	104.1 KB
ID:	159659



        Khoảng gần trưa tôi được kêu ra đi “làm việc.”

        Khi vào phòng, tôi đã thấy hai tên Quản giáo và tên Trưởng khu. Tên Trưởng khu nói :

        - “ Đêm hôm chị đã suy nghĩ tự giác mà khai báo chưa ?”

        Tôi đanh giọng :

        - “Có gì mà suy nghĩ, mà khai báo …”

        Tên Quản giáo nạt nộ :

        - “Không thành khẩn ông cho mầy chết !”

        Hăn vừa nói xong thì cửa mở ra. Bước vào phòng là anh bạn tù ấy. Tôi thoáng ngạc nhiên, nhưng lòng vẫn giữ bình tĩnh. Hắn đứng lên và hỏi tôi :

        - “Chị biết anh nầy không ?”

        Tôi nhìn anh và trả lời cách dững dưng :

        - “Biết chứ, anh nầy là lao động đưa cơm mà.”

        - “Anh biết chị nầy chứ?” Hắn ta hỏi.

        Anh nhìn tôi trong lúc hai tên cán bộ kia theo dõi. Anh nói :

        - “Tôi biết chị này ở biệt giam trên tầng ba, thưa cán bộ.”

        Tên Trưởng khu nhìn anh và tôi xong hắn hỏi :

        “Chị và anh Tánh nầy có liên hệ gì, hãy tự giác khai ra . Chúng tôi đã biết tất cả chỉ cần chị nói thật thôi!”

        Tôi nói : “

        - Tôi không có liên hệ gì hết với anh nầy…”

        Vừa nói đến đó, tên Quản giáo đứng sau lưng đá vào thân tôi làm tôi ngã xuống; anh ấy chạy lại đở tôi lên thì bị tên Quản giáo dùng cây ma trắc đánh tới tấp lên đầu, trên lưng anh làm anh té xuống. Anh lấy hai tay ôm đầu và nói :

        - “Cán bộ, cán bộ, tôi không có “quan hệ” gì hết.”

        Tên Quản giáo nói :

        - “Có đứa khai báo mầy đã liên hệ các phòng, liên lạc giùm cho nó.

        Mày còn cung cấp giấy viết cho nó là mục đích gì ?

        Mày còn phạm tội ăn cắp tài sản của trại đem cho nó trong khu nầy ai cũng biết mà còn ngoan cố chối cãi hở ?”

        Tôi xen lời :

        - “ Cán bộ nói không có bằng cớ, tôi không hề nhờ anh này liên hệ với ai, mà cũng không nhờ anh cung cấp gì hết, mà anh cũng không đem gì hết cho tôi.”

        - “Thế sao có lần mày xin thuốc đỏ để làm gì ? Để viết truyền đơn hả ?”

        Hắn ta hỏi. Tôi nói :

        - “ Tôi bị vết thương làm độc sau lần đi “làm việc” về, anh là lao động thì chuyện y tế trong trại là đương nhiên huống hồ cán bộ Đủ đã xét.

        - ” Tên trưởng khu phóng tia mắt về anh bạn tù và hỏi :

        - “Ngoài cái tội ăn cắp hoa anh còn liên hệ đến việc gì khác ?

        Trước đây anh cải tạo tốt nên cho anh lao động, bây giờ anh đã phạm nội qui trầm trọng, phá hoại sự an ninh trong trại. Anh muốn cấu kết tuyên truyền phản động làm loạn trong trại nầy à.

        Chà,Thiếu tá Cảnh sát muốn cấu kết với nữ nhạc sĩ làm chuyện phản động à ?”


        Click image for larger version

Name:	278437038_1020438985239717_202635073691574962_n.jpg
Views:	43
Size:	128.8 KB
ID:	159660

        Giờ đây, tôi mới biết anh là Thiếu tá Cảnh sát thì sự lo ngại cho anh càng tăng lên. Tôi lo cho tôi thì ít mà cho anh thì nhiều, vì sau khi họ đưa những bằng cớ anh liên hệ với các tù nhân ở các khu khác. Nhưng anh chối một mực nói không có; vì thế, họ càng điên tiết. Họ lôi anh đi ra ngoài.

        Tên Quản giáo kia lôi từ ngăn kéo ra mãnh giấy mà tôi nhớ đã cho chị Tuyết lúc chị ta bị bắt về tội biển thủ công qũy Nhà nước vào tạm trong biệt giam chung với tôi vài ngày.

        Tôi viết bản nhạc trên bao giấy thăm nuôi đó và xếp lại giấu đi để định khi ra tù tôi sẽ viết lại.

        Có một đêm, chị Tuyết vì lạnh, chị ta xin tôi chút giấy để hút thuốc. Tôi cho chị ấy giấy để quấn thuốc, chị ta còn xin tôi cả bao để khi chuyển phòng chị sẽ có giấy mà quấn hút.

        Tôi thương chị vì mới vào tù không quen thiếu thốn, và san xẻ với chị.

        Đâu ngờ ngày hôm nay nó nằm trên bàn giấy của họ. Khi họ hỏi tôi, tôi trả lời trong lúc đi tắm nắng lượm được trong sân giấy viết chứ không ai cung cấp.

        Sau đó, họ buộc tội tôi có liên lạc các phòng khu bên cạnh với các tên Y, C, và B, và bắt tôi ký giấy thú tội. Tôi vẫn một mực không ký. Tên Trưởng khu im lặng ký tờ giấy đưa cho tên Quản giáo và ra lệnh đưa tôi ra ngoài.

        Hắn đưa tôi về phòng biệt giam rồi còng tay chân bảo tôi ngồi đó. Lúc ấy là vào giờ cơm chiều.

        Loa phóng thanh trong nhà tù thông báo tin tức :

        - “ Tên phản động Trần Thanh Tánh, Thiếu tá Ngụy đã không thành khẩn khai báo mà còn ngoan cố phạm nội qui của trại. Thi hành lệnh của Trưởng khu chiếu theo mười hai điều nội qui của nhà nước và mười bốn điều nội qui của trại, nay hình phạt cách ly ba mươi sáu ngày không được miễn chế.”

        - “Tên Lê Linh Phương đã cấu kết với tên phản động Trần Thanh Tánh liên hệ với các cải tạo viên phá hoại an ninh trong trại. Chiếu theo nội qui của nhà nước và của trại, nay thi hành lệnh phạt cách ly hai mươi hai ngày miễn chế. Lệnh nầy thi hành ngày hôm nay.”

        Tôi nghe tiếng xầm xì phòng bên cạnh. Có tiếng gõ vào tường tưng tưng hỏi của các thầy và họ trách sao tôi đã tin người để xảy ra cớ sự. Tôi mệt mỏi với tâm trạng buông trôi.

        Đã cùi rồi thì đâu còn sợ lỡ gì nữa! Đến đâu thì đến, tôi đã sẵn sàng; nên khi tên cán bộ đưa tôi vào phòng tối cách ly tôi xem thường mà thôi.

        Lần nầy tôi bị treo tay chân đứng theo lối khỉ để máu bị động, dưới đất mùi phân nước tiểu xông lên nồng nặc.

        Tôi bị đứng theo lối đó không biết bao lâu, lòng thầm cầu xin cho anh Tánh có can đảm và sức khoẻ qua các hình phạt.

        Riêng tôi thì biết sức mình đã yếu, vì qua những trận đòn vừa qua, lại thêm vết thương bị chuột cắn nay đã nhức nhối mà không được chữa trị nay lại càng thêm đau đớn vô cùng.

        Tai tôi ù, gương mặt đã thấy nặng, đầu óc thì căng thẳng, mắt thì mờ đi không thấy gì hết, cả thân hình đong đưa và tôi ngất đi lúc nào không biết…

        Khi tỉnh dậy, chân không đứng vững nên người cứ ngả tới trước, cổ họng tôi đắng và môi khô, tôi thật khát nước. Có tiếng mở cửa tò vò bên cạnh để đưa cơm, tôi biết có người kế bên cũng bị cách ly như tôi.

        Tên cán bộ mở cửa tháo dây treo tay chân, tôi té ngồi đờ đẩn một lúc. Hắn đưa ca cơm rồi đóng sầm cửa ra đi.

        Rồi sự im lặng bao trùm suốt đêm. Tôi thiền để lấy sức, cố quên cơn đau nhức đang hành hạ và cả người bị sốt, tôi thầm cầu nguyện xin Ơn Trên cho tôi qua khỏi cảnh ngộ đau thương này.

        Tôi nhận thức rằng trong hoàn cảnh tận cùng dướI đáy địa ngục có thật này trong ngục tối Cọng sàn thì chỉ có sức mạnh tâm linh mới đưa tôi vươn lên khỏi sự tuyệt vọng này.


        Click image for larger version

Name:	59480649_10158749592365620_6050253625953878016_n.jpg
Views:	42
Size:	38.1 KB
ID:	159661

        Comment


        • Font Size
          #34

          Sáng ngày hôm sau, cửa xà lim mở. Tên cán bộ đưa đôi kính mắt của tôi, xong hắn bảo tôi mang vào.

          Tôi ngạc nhiên, thông thường, họ rất ghét những người mang kính.

          Họ cho rằng :


          Người mang kính không phải vì yếu mắt mà là thuộc thành phần “ trí thức không đáng một cục phân” theo lối suy nghĩ ngu đần do tên Mao Chủ tịch tuyên bố như thế !

          Theo sau tên cán bộ này lại có hai tên lính kèm đi sau, hắn mở cửa xà-lim kêu các tù nhân nam ra ngoài, già có, trẻ có. Có người râu tóc dài ra, tất cả thất thểu tụ trước cửa xà lim tôi. Hắn nói :

          “Các người bị cách ly đã lâu ngày, cần tập thể dục cho khỏe, vậy thì hãy biểu diễn màn thể dục theo kiểu Ngụy xem nào!” Tôi thấy vài người quơ tay chân yếu xìu, đứng không vững, cứ chúi xuống trước.


          Click image for larger version

Name:	278287240_357511896418824_4818007641154594007_n.jpg
Views:	40
Size:	101.6 KB
ID:	159664


          Thình lình !
          Tôi thấy tên lính đến gần một tù nhân già nhất bắt ông tụt áo quần ra, và tên cán bộ ra lệnh cho những người còn lại phải bỏ áo quần và trần truồng đứng nhảy mà họ gọi là tập thể dục trước mặt tôi.

          Tôi quay mặt đi và khóc ngất cảm thương cho các anh ấy, chúng muốn làm nhục tôi cho tôi sờn lòng…

          Lòng tôi xót xa vì hình ảnh đau thương, sự cắn răng chịu đựng của các người đó làm tôi cảm phục và khi bọn chúng cất tiếng cười hô hố đầy tính thú vật thì chỉ càng làm tôi thêm căm hờn bọn chúng thêm hơn !

          Viết đến đây lòng tôi thầm mong cho những tù nhân ngày trước đã trải qua cảnh ngộ đó tại T.30, nếu có vị nào đọc những giòng nầy thì xin hiểu cho lòng tôi.

          Bởi vì tôi chỉ muốn nói lên cho mọi người biết đến cái dã man khốn nạn của Cọng sản, bọn chúng đã thành con thú mang mặt người.



          Click image for larger version

Name:	81TcDZ.jpg
Views:	41
Size:	48.2 KB
ID:	159665


          Riêng tôi vẫn không thể nào quên được buổi sáng đau thương đó, trong tôi vẫn còn nỗi uất hận bọn chúng.

          Bởi thế cho nên giờ đây dù đã ở trên xứ người đã lâu, có biết bao nhiêu thú vui cám dỗ để thụ hưởng nhan nhản chung quanh tôi, nhưng trong tôi đâu còn lòng dạ nào để vui chơi theo lối sống thác loạn trong xã hội mới này .



          Click image for larger version

Name:	12011369_154858891521928_7741734874491655352_n.jpg
Views:	41
Size:	83.2 KB
ID:	159663


          Sau thời gian cách ly, tôi được lệnh chuyển từ T.30 Chí Hòa về Sở Công an Thành phố để bị ăn “bánh hỏi thịt quay” vài lần, và từ đó tôi bặt tin về anh Tánh.

          Nay đã gần hai thập niên đi qua rồi.
          [b][size=4][color=black][i]
          Mỗi khi mùa Thu về thì lòng tôi vẫn nhớ về ký ức xưa cũ ở T.30, đỉnh cao chất ngất của đau thương, đọa đày, oan nghiệt mà giấy mực nào có thể tả hết.

          Anh Tánh ơi !
          Nếu anh có đọc được những giòng chữ này thì Phong Linh (cái tên của Linh Phương do anh đặt) luôn mong cho anh được phục hồi sức khỏe, anh tìm được hạnh phúc bên mái ấm gia đình để bù lại những ngày tháng đau thương trong chốn ngục tối.

          Vì tại bên thềm địa ngục Cọng sản có thật đó, anh đã xả thân giúp cho Phong Linh trong những ngày, giờ, phút khốn khổ…

          Mỗi một mùa thu trở về thì Phong Linh cũng thường tưởng nhớ đến phong cách giàu lòng nhân của anh.

          Anh mãi mãi là điểm sáng trong lòng Phong Linh, vì anh đã cho Phong Linh biết được hai chữ Tình Người như là những Giọt Hồng Sương Bên Thềm Địa Ngục tăm tối Cọng sản.

          Xin tạ ơn anh. Xin cảm tạ Thượng Đế Yêu Thương.

          Linh Phương

          https://hung-viet.org

          Comment


          • Font Size
            #35

            "OAN HỒN " 3 CÔ GÁI THUYỀN NHÂN XẤU SỐ



            https://www.youtube.com/watch?v=VC0kdnh4CZ4



            Trong cuộc hành trình tang tóc, đau khổ giữa biển khơi..

            Ban ngày chỉ thấy mặt trời, sóng biển, đói và khát...!

            Đêm tối mịt mù, chỉ thấy không gian đen quánh, chỉ nghe tiếng rì rào rồi gào thét của đại dương mênh mông...!

            Con người đang sống như “Chỉ mành treo chuông”, họ chỉ biết cầu nguyện Ơn Trên che chở mà thôi...!

            Những người đã may mắn đến được bờ...! Còn lại..., đã có rất nhiều người bỏ thân xá.c dưới lòng biển cả, và còn không biết bao nhiêu người bị thất lạc, đến nay vẫn chưa biết ở đâu, sống chết như thế nào...!


            Và tất cả những người ấy được gọi là “Thuyền nhân..!” một danh từ mới trong tự điển... đã ra đời...!

            Một Danh từ cũng có thể trong hoàn cảnh ngặt nghèo, cái từ Danh lại trở thành Động từ đầy nước mắt...!

            Comment


            • Font Size
              #36

              ĐƯỜNG LÊN NÚI RỪNG




              Click image for larger version

Name:	NH%E1%BB%AENG+TR%E1%BA%A0I+T%C3%99+H%E1%BB%8CC+T%E1%BA%ACP+C%E1%BA%A2I+T%E1%BA%A0O+%28Tr%E1%BA%A7n+Gia+Ph%E1%BB%A5ng%29-2.png
Views:	35
Size:	816.6 KB
ID:	160749


              Ngày nào cũng vậy. Sau tiếng kẻng báo giờ tập họp của các đội trước khuôn viên của hội trường trại tù Cây Cày B, thì tiếng những người tù, tiếng mấy anh công an canh gác tù la lối nạt nộ anh em tù mỗi buổi sáng làm cho khu vực trước mặt hội trường ồn ào như một cái chợ miền quê. Mặc dù, người tù nào cũng đã biết và tự đến tổ trực của đội mình để lấy dụng cụ đi lao động.

              Đội Cơ Động chúng tôi đang chờ anh đội (anh công an gác tù để lên đường. Bất ngờ có tiếng loa cầm tay của một viên cán bộ ra lệnh cho các đội tù cải tạo vào hội trường chờ lệnh, còn các đội khác tiếp tục ra nông trường.

              Viên cán bộ trực ra lệnh cho mọi người im lặng.

              Như một bản sao đã được học thuộc lòng nên cán bộ nào cũng nói giống nhau - viên cán bộ thuộc Ban Chỉ Huy trại tằng hắng mấy tiếng như bị ho khan, rồi nói về tính cách mạng và khoan hồng của đảng cũng như nhà nước.



              Click image for larger version

Name:	67363825_132026588008442_1143744679913717760_n.jpg
Views:	35
Size:	61.6 KB
ID:	160750


              Sau đó, ông thông báo lệnh trả tự do cho các can phạm nhân ngày quốc khánh và đọc tên những người được thả, trong đó có tôi.

              Viên cán bộ cũng nói trại mời anh em bữa cơm trưa với cá kho và sẽ có xe chở về bến xe thị xã. Cầm tờ giấy ra trại từ tay viên cán bộ, tôi chỉ liếc qua, thấy đúng tên mình, gấp lại rồi bỏ vào túi và đi vội về lán ngủ lấy cây guitar – cây đàn mà tôi đã bắt chước anh em đóng từ ngày còn ở trại tù Cây Cày A, đem về làm kỷ niệm.

              Các vật dụng cá nhân tôi để lại cho các anh em chưa được thả kỳ này.

              Ngay khi nghe anh em nói nhỏ với nhau “đi lẹ lên, ăn với uống làm gì, lỡ nó đổi ý thì đời tàn không trăng sao”.

              Tôi theo anh em rảo bước thật nhanh đi ra khỏi cổng trại để đón xe Honda ôm về thị xã Tây Ninh.

              Rời trại tù miền biên giới lúc 7 giờ sáng, sau nhiều lần đổi từ xe ôm sang xe Lam ba bánh và xe đò mà đôi lần các bác tài không lấy tiền xe. Tôi về đến ngã tư Bảy Hiền, Phú Nhuận lúc 8 giờ tối.

              Những lời thăm hỏi chúc mừng của bà con lối xóm khi thấy tôi được thả về khiến bầu không khí gia đình thầy mẹ tôi như nồng ấm hơn những ngày tôi vắng nhà.

              Niềm vui không trọn vẹn khi hai ngày sau, anh công an khu vực đến yêu cầu tôi phải trở lại trại tù xin điều chỉnh lại địa chỉ cư trú mà trại viết không đúng với địa chỉ của nhà thầy mẹ tôi. Anh công an khu vực nói :

              “Gia đình không sinh sống ở khu Bàu Cá, và đang sinh sống ở đây. Nhưng giấy ra trại của anh lại ghi địa chỉ ở Bàu Cá. Nên anh phải lên trại Tây Ninh xin đổi lại... anh có một tuần để làm cho xong... còn không anh phải lên Bàu Cá trình diện”.

              Anh công an khu vực cũng biết rõ là vào cuối thập niên bảy mươi, chính quyền đã yêu cầu cũng như o ép các gia đình có người đang tù cải tạo tham gia chương trình đi kinh tế mới để giúp thân nhân sớm được tha về.

              Vì lo ngại cho con cái, nên thầy mẹ tôi đã để tên tôi vào hộ khẩu ở Bàu Cá, cách thành phố Sài Gòn khoảng bốn mươi cây số.

              Nhưng chương trình đầy dân đi lập khu kinh tế mới đã đổ vỡ sau đó. Nên xảy ra tình trạng tên tôi ở Bàu Cá mà gia đình thày mẹ tôi lại đang sinh sống ở ngoại ô Sài Gòn, cách quận ly quận Gò Vấp bốn năm cây số.

              Vừa ra khỏi trại tù được vài ngày, cuối tuần tôi lại phải lên đường đi Tây ninh.

              Với kinh nghiệm những lần mẹ và em tôi đi thăm nuôi, tôi lên đường từ tối hôm trước để có mặt ở bến xe Thị xã Tây Ninh vào lúc sáng sớm ngày hôm sau cho kịp những chuyến xe đi Bàu Cỏ và Cây Cày B.

              Vì vậy, một cách bất thường, tôi là người tù vừa được thả về mới có mấy ngày, rồi lại có mặt ở bến xe thị xã để đến các trại tù cùng với những hành khách là thân nhân người tù đi thăm tù vào ngày cuối tuần.




              Click image for larger version

Name:	31450693_1714715568585065_2087508290079107498_n.jpg
Views:	34
Size:	33.5 KB
ID:	160751


              Tiếng gà gáy cộng với những tiếng chó sủa vu vơ từ xa vọng lại, bầu trời tranh tối tranh sáng, cách xa nhau khoảng năm bước chân chưa thấy rõ mặt người đối diện. Nhưng, cảnh vật như báo hiệu buổi sớm mai đã vừa thức giấc, bình minh đang ló dạng.

              Sinh hoạt tại bến xe thị xã Tây Ninh mới tờ mờ sáng ngày cuối tuần đã rộn rã tiếng người gọi nhau, tiếng những bước chân đi tới đi lui một cách vội vã của những hành khách lạ, còn lại là những người buôn hàng chuyến chuyên nghiệp, mỗi cuối tháng về tỉnh lỵ lấy hàng đem về các huyện, các xã miền biên giới Việt Miên, họ mua đi bán lại.

              Những người bạn hàng đã quen nhau từ lâu, vừa nhai vội miếng bánh, miếng khoai mì hay mấy hạt xôi bắp, vừa nói chuyện về các mặt hàng, hoặc than thở về giá cả lên xuống đến chóng mặt.

              Đa số họ là những người buôn hàng chuyến lên miền biên giới đã lâu năm, nên họ dễ nhận ra ai là những người địa phương và ai là những hành khách lạ đến từ các nơi khác đang chờ mua vé xe.

              Những người hành khách lạ này như đã hẹn với nhau, dù họ chẳng quen biết nhau trước đây – tất cả đang đến bến xe để đi thăm nuôi thân nhân ở các trại tù miền biên giới. Phần lớn những người hành khách lạ đến từ Sài Gòn và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Phần, nhưng qua giọng nói thì cũng có những hành khách đến từ các tỉnh miền Trung.

              Những người hành khách này đã đến tỉnh lỵ Tây Ninh từ chiều hôm trước, họ ngủ nhờ qua đêm tại các chùa, thánh thất và các nhà thờ, rồi thuê xe Honda ôm chở đến bến xe từ lúc nghe tiếng gà gáy báo thức, hy vọng mua được vé xe cho chuyến đi sớm nhất.

              Tất cả những người hành khách lạ này đều có chung một hoàn cảnh, một nỗi buồn, đau khổ và xót sa của những người sa cơ thất thế, nên họ dễ làm quen và nhắc nhở nhau mọi việc, giống như những người bạn buôn hàng chuyến quanh năm tại thị xã Tây Ninh quen nhau vậy.



              Click image for larger version

Name:	44-nam-danh-my-cut-ruoc-tau-don-my-800.jpg
Views:	35
Size:	45.5 KB
ID:	160752


              Cứ như một thông lệ đều đặn cuối tuần, tháng này qua tháng khác. Những người buôn hàng chuyến và làm công tại khu vực bến xe thị xã Tây Ninh đều bắt gặp những người hành khách lạ khác nhau. Họ kể chuyện với nhau về những người hành khách lạ :

              - “ Tháng này thì có những cụ bà đã già yếu đi bên cạnh những thiếu phụ, những cuối tuần khác thì có cụ ông, cụ bà đi bên cạnh những người đàn bà ở tuổi trung niên hoặc cô cháu gái hay cháu trai ở tuổi trên dưới hai mươi, nhưng trên khuôn mặt mỗi người đều hiện rõ những nét ưu tư, lo lắng....”.

              Hành trang của những người đi thăm nuôi tù bao gồm những nhu yếu phẩm hoặc đồ dùng cá nhân giống như người buôn hàng chuyến :

              - Có người dùng bao vải đựng bột mì cũ xưa kia chứa đồ thăm nuôi – tay xách giỏ vai vác bao, có người vai đeo cái ba lô bạc màu căng phồng đồ thăm nuôi, tay xách cái vỉ cói

              - Có người thiếu phụ một tay xách giỏ với chùm bánh Tét và vài ổ bánh mì, vài gói bột Bích Chi, lọ mắm ruốc, một tay dắt tay cụ bà chống gậy.

              Những người khác cũng vậy – tay xách nách mang, tùy theo tình cảnh tài chánh của mỗi gia đình.

              Khi đến bến xe, họ ngồi cạnh nhau như một đại gia đình đang chờ xe để đi thăm các con các cháu



              Click image for larger version

Name:	22007902_869646023204266_7871962037586475372_n.jpg
Views:	35
Size:	67.3 KB
ID:	160753

              Comment


              • Font Size
                #37

                Bầu trời đã sáng hẳn với những cụm mây trong xanh của một bình minh, báo hiệu một ngày nóng bức, mặt trời đỏ ửng đang lấp ló sau những tàn cây xa xa, Tây Ninh – miền đất nắng cháy da người.

                Những bạn hàng buôn chuyến, những cư dân địa phương đang bới chải mưu sinh trong khu bến xe nhìn những người khách lạ đang chờ xe như muốn chia sẻ những nỗi ưu tư đang hiện rõ nét trên mỗi khuôn mặt, trên những khoé mắt quầng thâm của mỗi người vì thiếu ngủ, hay vì khổ đau chất chồng theo năm tháng. Rồi họ lắc đầu, chép miệng và nói một cách bâng quơ :

                - Tội nghiệp qúa !

                Họ nói nhỏ như nói cho chính họ đủ nghe, không một ai tỏ bày hay chia sẻ sự cảm thông hoặc giúp đỡ những người khách lạ một cách cụ thể được, vì chính những người bạn hàng cũng luôn luôn sống trong tình trạng đối phó với những tệ nạn, và đe dọa thường xuyên trong cuộc sống bằng nghề buôn đi bán lại.

                Cũng như mọi người, những người sinh sống trong hay ngoài bến xe đang sống dưới một chế độ mới, một thể chế mà những người Cộng Sản Việt Nam đang thiết lập với một bộ máy cai trị bằng bàn tay sắt, bóng dáng những người công an sắc phục và an ninh chìm nổi có mặt khắp nơi, cũng như tại bến xe thị xã trong mỗi buổi sớm mai.



                Click image for larger version

Name:	30-tháng-4-ngaỳ-vào-vơ-vét-.jpg
Views:	34
Size:	38.1 KB
ID:	160757



                Ngày cuối tháng, từ bến xe Tây Ninh rẽ vào tỉnh lộ 785, những chuyến xe khách đi Bàu Cỏ và biên giới Việt Miên chật ních hành khách với hành lý.

                Những chiếc xe quẹo trái tỉnh lộ 795 rồi rẽ phải vào tỉnh lộ 793 - hai con đường miền biên giới khúc khuỷu này sẽ dẫn người đã đi nhiều lần hay lần đầu tiên đến trại tù Bàu Cỏ và Cây Cày.

                Trại tù Bàu Cỏ được đặt dưới hệ thống điều hành của trại tù Cây Cày, cả hai trại nằm trong địa hạt huyện Tân Biên, khu rừng già giáp ranh với biên giới nước Campuchia, trực thuộc công an tỉnh Tây Ninh.

                Trước thập niên tám mươi, tỉnh Tây Ninh có hai hệ thống trại tù :

                - Trại Cây Cày A thuộc Tỉnh đội , còn trại Cây Cày B và Bàu Cỏ thuộc Công an.

                Cuối năm 1980 trại tù Cây Cày A và B sát nhập lại và được đặt tên là trại tù Cây Cày, trực thuộc Công An tỉnh Tây Ninh.


                Một trại “học tập cải tạo” sau 1975 ở Tây Ninh; Tháng Sáu 1976 (ảnh: Sovfoto/Universal Images Group via Getty Images)



                Click image for larger version

Name:	GettyImages-498865821-1024x841.jpg
Views:	33
Size:	104.6 KB
ID:	160758


                Những tỉnh lộ chạy đến miền biên giới Việt Miên, nơi có những trại tù khổ sai là những con đường bụi đất bay lên cùng khói xe khi có những chuyến xe chở hàng hay hành khách chạy về mùa Hè, và lầy lội về những ngày mưa.

                Những người chạy xe máy như Honda, Suzuki hay xe đạp thường lấy khăn tay gấp chéo, buộc ngang mặt, che mũi và miệng để tránh ô nhiễm bụi và khí thải carbon hàng ngày.

                Dù hệ thống giao thông đầy hiểm nguy, nhưng vào những ngày thăm nuôi tù, những chiếc xe hơi cũ chạy ì ạch, máy nổ lớn và khói xe tỏa ra như khói xe lửa chạy bằng than dưới thời Pháp thuộc vẫn không đủ đễ chuyên chở kẻ đi người về.

                Những chiếc xe chở hàng cũ kỹ được tu sửa lại với hai hàng ghế gỗ dài dọc theo thân xe, già trẻ, nam nữ ngồi san sát bên nhau như nêm cối, ghế và xe đã được sơn lại nhiều lần với những lớp sơn cũ mới bong tróc loang lổ.

                Trong xe chật ních người, không còn chỗ, nên hai ba người phải đứng vịn tay vào cửa bên trái và bên phải tài xế - bên ngoài hai cánh cửa xe. Phía cuối xe, vài người đứng trên bậc cửa lên xuống, tay nắm chặt những thanh sắt đã được hàn làm thành hai cái thang ở hai bên, dùng để trèo lên xuống mui xe.

                Trên mui xe, hai ba người trung niên tay nắm chặt hàng khung sắt hàn bao quanh mui xe, ngồi cạnh các hành lý đã được phủ tấm lưới để giữ cho hành lý không bị rơi xuống dọc đường.

                Tất cả hành khách,
                dù ngồi trên mui xe, vịn tay đứng hai bên cửa xe hay đứng ở cuối xe đều phải trả tiền vé.



                Click image for larger version

Name:	wHbwMzX.jpg
Views:	36
Size:	52.8 KB
ID:	160759


                Những chiếc xe đò qúa tải, chạy trên những con đường đá trải nhựa đã bị sói mòn, sụp lở theo thời gian và mưa nắng, không được sửa chữa. Có những đoạn đường sống trâu, có những khúc đường dài cả cây số với nhiều ổ gà, tưởng như xe có thể lật hoặc nổ bánh, hất tung người và hành lý xuống hai bên đường bất cứ lúc nào.


                Nhưng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay,
                người dân sống trong chế độ Cộng Sản Việt Nam chịu mọi khổ cực oan trái đã nhiều, làm cho họ trở lên gan dạ hơn, liều lĩnh hơn để vượt lên những khó khăn trong đời sống, người dân như đi tìm sự sống trong những cái chết cận kề mỗi ngày, không một ai tỏ vẻ e ngại khi di chuyển qua những khúc đường đầy hiểm nguy cùng với những chiếc xe khách qúa tải như vậy.

                Những cái lắc mạnh khi xe chạy trên những đoạn đường sống trâu và tránh những ổ gà làm các cụ ông, cụ bà phải bám tay chặt vào người bên cạnh, làm xô lệch những người ngồi trên các hàng ghế.


                https://www.youtube.com/watch?v=kp5VC_hEzGc



                Nhưng không ai than khổ, than mệt, mà còn nói với nhau là đã may mắn đi kịp chuyến xe, kịp giờ cho thăm nuôi.

                - Tạ ơn Chúa, đi kịp chuyến này, gặp được mẹ và con, chắc nó mừng lắm. Đã sáu bảy tháng nay... hắt xì, hắt xì...

                Giọng nói nhỏ của cụ bà đang nói bị đứt quãng với những tiếng hắt xì và ho khan, mắt ngấn lệ muốn khóc.

                Sau những cái hắt xì và những tiếng ho khan, cụ ngưng không nói tiếp vì xúc động hay sợ lỡ lời làm liên lụy đến bản thân và các người khác. Cụ cúi đầu xuống, tay phải để lên ngực như để chặn lại những cơn ho.

                Cụ bà gầy yếu, đôi mắt quầng thâm, ngồi cuối ghế vừa nói với người thiếu nữ mặc cái áo len dầy và cũ, có gương mặt trái soan xanh xao, lộ vẻ lo âu, khắc khổ, chị đang đứng, vịn tay trên bậc thang bên cạnh cái thành cửa cuối xe, bên cạnh bà cụ.

                - Mẹ, mẹ có sao không ? mẹ có mệt lắm không ? Chị hơi cúi đầu xuống, ân cần hỏi cụ bà. - có lẽ chị là con gái hay con dâu cụ.

                - Không, mẹ không sao, con nắm tay cho chắc nhé kẻo té nghe con, mẹ không sao đâu con – cụ bà trả lời với giọng yếu mệt.

                - Cháu có dầu gió đây, cụ xức lên cho khoẻ lại

                – Người thiếu nữ buôn hàng chuyến ngồi đối diện với tay đưa chai dầu gió cho cụ.

                Những người ngồi trên hai hàng ghế nhìn cụ với con mắt thương cảm.

                - Cám ơn cô nhiều, xin Chúa chúc lành cho cô.

                - Dạ không có chi, con thấy cụ mệt, cụ nhắm mắt nghỉ một chút đi cụ – người thiếu nữ nói.

                - Mẹ con em cám ơn chị nhiều – người con dâu hay con gái cụ đứng ở cuối xe nói vọng vào hướng người thiếu nữ vừa đưa cho mượn chai dầu gió.

                - Không có gì đâu em, mình chị em bạn gái mà – người thiếu nữ đáp lại.


                Click image for larger version

Name:	GettyImages-113992301.jpg
Views:	34
Size:	85.3 KB
ID:	160760


                Chiếc xe khách vẫn chạy với vận tốc thật nhanh như để cho kịp giờ bỏ khách xuống, và lấy khách thăm nuôi chạy ngược lại về bến xe thị xã sau giờ thăm nuôi tại các trại tù.

                Bên cạnh những hành khách ngồi ngủ gà ngủ gật, những phụ nữ khác tay lần chuỗi tràng hạt và những câu kinh âm thầm trên môi, một hai người vân vê chuỗi bồ đề trên tay, kẻ nói cho nhau nghe về những lo âu và những hy vọng trong chuyến đi này sẽ gặp được chồng hay anh em, họ nói với nhau về những đối đãi tốt lành, nhân hậu của nhà thờ, thánh thất, nhà chùa đã dành cho họ những lần ngủ qua đêm, khiến cho họ thấy vững lòng tin trong cuộc sống.

                Như đã qúa quen thuộc với cảnh các hành khách đi thăm nuôi tù tại hai trại tù Bàu Cỏ và Cây Cày thuộc huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh hàng tháng – bác tài vừa lái xe vừa nói vọng xuống :

                - Gần tới Bàu Cỏ rồi, bà con cô bác nào xuống Bàu Cỏ thì chút nữa xe ngừng thì xuống nghen. Còn ai đi Cây Cày thì ngồi lại, xe sẽ chạy tiếp nghe bà con.

                Chiếc xe ngừng lại sau khi bác tài thông báo chừng mười phút.

                Người lơ xe lanh lẹ bốc dỡ hành lý từ trên mui xe xuống cho các hành khách đi thăm nuôi :

                Những túi xách chứa các hủ mắm ruốc kho sả, những hộp đường cục, những túi bột gạo, thuốc men... và những bao bột mì 50 ký trước đây nay được dùng để chứa khoai lang khô, hoặc các đồ ăn thăm nuôi đã được sấy khô để dùng được lâu ngày.

                Đoàn người đi thăm nuôi tù kẻ đi trước, người đi sau, vai đeo ba lô, tay xách vỉ cói, người vác, người gánh trên vai như người gánh hàng ra chợ bán kiếm tiền về nuôi gia đình.

                Tất cả bước đi một cách vội vã như sợ hết giờ thăm nuôi.


                Click image for larger version

Name:	279182823_5980194602007237_3729840895918852269_n.jpg
Views:	36
Size:	118.7 KB
ID:	160761


                Những chuyến xe kế tiếp nhau đổ những thân nhân người tù đến trại tù Bàu Cỏ, và rồi tiếp tục chạy tới trại tù Cây Cày và biên giới.

                Bầu trời mùa Hè miền biên giới Tây Ninh - Campuchia nóng như lửa, những anh em tù có thân nhân đến thăm được gọi tên, lần lượt đi ra khu thăm nuôi nằm sát bên những căn nhà cán bộ và Ban Chỉ Huy trại tù.

                Người ra người vào khu thăm nuôi tấp nập, tiếng nói lao xao với những nét mặt lo âu của thân nhân người tù, giống như một một buổi tập họp học tập của khu phố trong những ngày mới đổi đời.

                Tôi thầm tạ ơn trên khi anh công an dẫn vào gặp viên thủ phó trại.

                Là thủ phó, nên nhiệm vụ của ông cũng là trách nhiệm của một viên giám thị trại giam. Nhưng ông không hách dịch và lớn lối đe nẹt anh em như viên thủ trưởng.

                Chúng tôi thường nói với nhau :

                Ông ta gốc nông dân miền Nam tập kết ra Bắc, ít học, có bản tính xề xòa, đã lớn tuổi và có lẽ cũng đã thấm đòn trong tim gan khi được về lại miền Nam, nên biết người biết ta.

                Sau khi nghe tôi trình bày, giải thích, ông cười hề hề, rồi nói :


                - “ Giờ nầy mà còn kinh tế mới gì nữa, để qua làm tờ khác cho em”.


                Tôi cầm tờ giấy ra trại mới đổi và nói vài lời cám ơn ông, rồi ra đường đón xe Honda ôm về lại bến xe thị xã.


                Click image for larger version

Name:	anh-dai-dien-hoa-dep-28-15-16-06.jpg
Views:	33
Size:	17.0 KB
ID:	160762

                Comment


                • Font Size
                  #38

                  Khi tôi ngồi chờ ở bến xe thị xã, sau một đêm ngủ nhờ dọc đường để lên được chiếc xe hàng cũ chạy cọc cạch trên những đoạn đường lồi lõm ổ gà, tôi cảm thấy xót xa cho thân phận sa cơ thất thế của những người sống và chết cho hai chữ Tự do, cũng như cảm nghiệm được hai chữ Tình yêu thật cao quý khi con người vượt lên mọi gian khổ và hiểm nguy để sống cho nhau !

                  Ngồi trong xe trên đường trở về Sài Gòn, tôi nghĩ đến những sự việc tôi thấy ở bến xe thị xã cũng như tình người trên chuyến xe khách chạy đến các trại tù, làm tôi nhớ đến câu nói trong cuốn Tân Ước :

                  -“ Yêu là hy sinh mạng sống cho người mình yêu ”.


                  Cũng qua chuyến đi trở lại trại tù để sửa đổi giấy ra trại, và trong đêm ngủ nhờ dọc đường cùng với gia đình những người tù đến từ các địa phương xa cách tỉnh Tây Ninh, tôi mới nghe và biết được đời sống của nhiều gia đình có người đi tù gặp qúa nhiều tai ương, nhất là những gia đình đang sinh sống ở những thành phố hay quận huyện xa xôi hẻo lánh.

                  Đời sống của nhiều gia đình có chồng con bị đi tù sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 gặp nhiều chuân chuyên, đau khổ và tủi nhục.


                  Nhiều địa phương đã đuổi việc những người vợ, con hay anh em của những người cựu sĩ quan đang bị tù đày, nếu họ đang làm cho các công sở của nhà nước.

                  Còn chính quyền địa phương thì khuyến dụ, đe dọa, bắt ép đi vùng kinh tế mới để tạo cơ hội thu mua lại căn nhà.

                  Nhiều gia đình phải tìm cách luồn lỏi, buôn bán lặt vặt nơi đầu đường cuối chợ, hoặc chạy đi chạy về quê ngoại quê nội tìm sinh kế sống qua ngày.

                  Hầu hết những gia đình có người đi tù đã phải chi tiêu dè sẻn, chắt chiu từng đồng, hoặc bán dần những gì có giá trị trong nhà để có tiền mua vé xe, mua đồ ăn, thuốc men đem đi thăm nuôi người thân đang sống trong các trại tù nằm rải rác trong các khu rừng miền biên giới.



                  Click image for larger version

Name:	37858920_231933387441087_2810092910161166336_n.png
Views:	31
Size:	616.2 KB
ID:	160764


                  Vì tình yêu, và tình thương dành cho người chồng, người con, người anh, người em là những cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đang bị cầm tù sau ngày Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng và cưỡng chiếm miền Nam, những người đi thăm nuôi không đắn đo hay lo sợ trước những gian nguy sinh tử cho bản thân.

                  Những người mẹ già, những người vợ hiền, những người anh, người em vượt hàng trăm cây số đường rừng núi chông chênh hiểm nghèo , chắt chiu từng đồng, cố quên những lời nói sỗ sàng và những con mắt soi mói của các cai tù để gặp được người con, người chồng, người anh, người em đang gánh chịu những ngày tháng khổ sai trong đời sống ngục tù.

                  Gặp được người thân yêu, những người đi thăm nuôi như trút bỏ được những phiền muộn lo lắng về người thân trong tâm tư, những giọt nước mắt mừng mừng tủi tủi của mẹ già, của người vợ hiền, của anh, của em khiến những người tù cảm động, xót xa, cố dằn những hạt nước mắt đoanh tròng trong khoé mắt đang muốn rơi xuống trước mặt những người thân yêu.


                  https://www.youtube.com/watch?v=lrntNtm0iaw



                  Dù bị phân biệt đối xử
                  tại địa phương, dù gặp muôn vàn cay đắng trong cuộc sống, cô đơn khi phải đối diện với những nghịch cảnh bên những đứa con thơ đang cần sự hiện diện và dạy bảo của người cha.

                  Dù trải qua những đêm dài thao thức, mất ngủ, nhìn con thơ, mắt đẫm lệ thương nhớ người chồng đang bị đày ải, lao khổ nơi núi rừng đầy sương lam chướng khí.

                  Nhưng
                  những người vợ hiền vẫn can đảm vượt qua những gian nan và cạm bẫy đang bủa vây của cuộc sống, người cha hiền ngồi trầm tư như pho tượng đá, người mẹ lưng còng tóc bạc, chiều chiều vẫn ngồi bên hàng hiên, u uẩn nhìn về phương trời xa xăm mong ngóng người con yêu trở về, rồi dặn dò con gái, con dâu mua bán những thứ cần thiết để dành cho thăm nuôi.

                  Vượt qua cả trăm cây số, với đường rừng đầy hiểm nguy để thăm nuôi người tù, những người đi thăm nuôi cất giấu tất cả đắng cay tủi nhục vào tâm can, khi gặp người thân trong dãy nhà thăm nuôi vẫn thản nhiên nói “nhà mình vẫn bình thường”.

                  Dù lâu nay vẫn chắt mót từng đồng để mua thực phẩm đi thăm con, thăm chồng, thăm anh, nhưng khi gặp mặt người chồng, gặp được người con, người anh, người em thân yêu, họ giấu đi những khó khăn chất chồng, những nghèo khổ chua cay trong cuộc sống kể từ ngày người thân đi tù.

                  Những người đi thăm nuôi cố tạo cho người thân đang ở tù yên tâm về gia đình, họ mang đến cho người tù không những tình yêu thương mà còn tất cả những gì gia đình có được, gói ghém trong các đồ thăm nuôi, dù mai ngày - sau kỳ thăm nuôi, cả gia đình hay người vợ hiền lại bơi chải từng đồng để sống qua ngày.

                  Cũng vậy, trong đời sống lao tù, dù vất vả đoạn trường, trong thâm tâm người tù lúc nào cũng thương cha nhớ mẹ, xót xa khi nghĩ đến vợ con, anh chị em, họ thầm trách thân phận hẩm hiu của đời mình nên đã làm khổ vợ con, cha mẹ, và gia đình.

                  Khi ra khu thăm nuôi gặp vợ con, gặp cha mẹ, anh chị em, họ không nói đến những đói khổ của đời người tù, những ngày ăn măng lót lòng với chút cơm gạo mốc sạn, họ quên đi những ngày lao động khổ sai, những ngày đau yếu với mớ thuốc Nam, hay những viên thuốc cảm cúm xin được của người bạn tù nên đã khỏi bịnh.

                  Năm tháng và ngày về không ai biết,
                  nhưng những người tù vẫn cố làm cho gia đình an tâm khi gặp người nhà lên thăm, vẫn nở nụ cười với các tin tức thật mơ hồ để an ủi lẫn nhau trong những năm tháng tù đày :

                  - “ Với áp lực về nhân quyền, chắc cũng sắp có đợt thả tù” và trấn an gia đình:

                  - “ Thày mẹ, em... đừng lo lắng qúa. Con, Anh... vẫn khoẻ... không sao đâu...”.

                  Trái đất vẫn xoay vần. Trên giải đất hình chữ S, công lý vẫn còn là một ước mơ.

                  Xa gần, con người vẫn phải đối diện với những gian lao và thống khổ trong vòng kim cô của giai cấp thống trị chủ trương “lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

                  Và những người đang âm thầm đi lên núi rừng vẫn lấy sự khốn khó làm vui mừng khi gặp được người thân, người yêu trong những lần thăm nuôi – để hy vọng vẫn còn có nhau, cho dù ngăn sông cách núi với nhiều đau thương và khốn cùng !



                  Click image for larger version

Name:	17862536_1140700626038572_2119117784283257811_n.jpg
Views:	34
Size:	72.3 KB
ID:	160765

                  Click image for larger version

Name:	x1QGp5.jpg
Views:	33
Size:	24.4 KB
ID:	160766

                  Chu Kim Long

                  https://hoiquanphidung.com

                  Comment


                  • Font Size
                    #39

                    TRUNG ÚY BÁ , TÙ NHÂN TÂM THẦN TRONG TRẠI TÙ AN DƯỠNG !




                    Click image for larger version  Name:	278667069_1020439665239649_6648536168509267954_n.jpg Views:	1 Size:	90.3 KB ID:	163506


                    Tù nhân Bá là một Trung Úy CSQG/VNCH, tuổi trẻ, đẹp trai, đầy phong độ,vang bóng một thời trước năm 1975, tùng sự trong toán tuần cảnh hỗn hợp xe lưu động nha CSQG Đô Thành Saigon phối hơp với Quân cảnh Mỹ tuần tiễu khắp đô Saigon nhằm mục đích kiểm soát và chấn chỉnh những Cảnh sát, và quân nhân Mỹ nào ăn mặc bê bối không đúng quân phong quân kỷ

                    Sau khi Saigon bị CS cưỡng chiếm 30-4 1975, Anh Bá cũng như bao anh em chiến hữu khác đều phải khăn gói lên đường tập trung học tập cải tạo trong các lao tù CS theo chánh sách khoan hồng của nhà nước CS,

                    Qua giai đoạn đầu hơn 1 tháng giam giữ ở trại tù Suối Máu Tân Hiệp Biên Hòa, sau đó CS cho di chuyển mọi tù nhân đến Trại Tù An Dưỡng ở tù tiếp.

                    Với khoảng 4,500 tù nhân cấp Sĩ Quan Cảnh Sát, cao nhất là cấp Đại Úy, được chia thành 3 khu :

                    - Khu A, khu B (cấp Đại Úy) và khu C, mỗi khu khoảng 1,500 tù nhân, tù nhân Bá thuộc nhân số ở khu A

                    Được biết giai đoạn đầu tiên khoảng năm 1977, tại Trại tù An Dưỡng còn do quân đội coi tù thuôc Ủy Ban Quân quản đảm trách, nên không khí sinh hoạt và kiểm soát tương đối dễ dãi hơn không gtống như thời gian bọn Công An CS đảm trách trại tù thì sự kiểm soát quá nghiêm ngặt khắt khe vì khi màn đêm buông xuống tất cả cửa lán tù đều bị Công an CS khóa trái cửa lai, về vệ sinh cá nhân thì ,ỉa đái tại lán tù, cuộc sống thật vô cùng khốn khổ và tủi nhục biết chừng nào.



                    Click image for larger version  Name:	12011369_154858891521928_7741734874491655352_n.jpg Views:	1 Size:	83.2 KB ID:	163505


                    Một vài chuyện tiếu lâm đã xẩy ra trong lao tù An Dưỡng, nhất là lần đầu tiên, khi các anh em tù nhân được CS cho phép viết thư về thăm hỏi gia đình.

                    Khỏi nói ai nấy đều mừng mừng tủi tủi biết chừng nào, có biết bao nhiêu điều cần viết để nói lên hết cảm súc tâm tư của mình nhưng cũng phải làm sao hết sức cẩn trọng tránh viết những điều không tốt ảnh hưởng liên quan đến chính quyền CS vì tất cả thư từ của tù nhân anh em đều bị bọn CS kiểm soát gắt gao trước khi được chuyển về tận tay thân nhân của các anh em bạn tù

                    Rồi không biết vô tình hay cố ý, bạn tù Báu lại viết thư từ cho gia đnh toàn bằng anh ngữ mới thật hách, ngầu và liều mạng chứ !

                    Anh có biết đâu bọn cán bộ CS trại tù kiểm sóat thư từ biết được, chúng bèn tập họp anh em tù nhân tại hôi trường để lên lớp, sỉ vả và mắng mỏ anh em tù nhân đủ điều .

                    Nào là các anh là người Việt phải viết thư bằng tiếng Việt, không như anh Báu đây, tay sai của Đế quốc Mỹ, ăn bơ sữa Mỹ quen rồi, ngay cả tiếng Mỹ cũng còn bị ảnh hưởng quá nặng nề đến nỗi nói viết cái gì cũng Mỹ, Mỷ hết, thật hết thuốc chữa các anh rồi.


                    Click image for larger version  Name:	Saigon1975_Hanoi2017.jpg Views:	1 Size:	29.3 KB ID:	163507


                    Bây giờ đất nước ta đã được CM giải phóng khỏi đế quốc Mỹ rồi ,các anh là người VN đã thật sự làm chủ đất nước mình thì phải viết thư bằng tiếng Việt, nói tiếng Việt, nhất là các anh lại may mắn được chính phủ CM khoan hồng tập trung các anh lại cho học tập cải tạo thì các anh phải cố gắng tu thân sửa chữa, gạt bỏ mọi sai lầm của quá khứ để học tập tốt, lao động tốt hầu sớm trở lên người hữu ích cho xã hội và sớm được chính phủ CM xét tha cho về đoàn tụ xum họp với gia đình.

                    Các anh phải nhớ nhé. Các anh chớ được tái phạm nữa nhé. Và anh Báu đây cũng phải cố gắng sửa sai lỗi lầm của mình cho tốt nhé !



                    Click image for larger version  Name:	278029862_5243324609051277_9039326306060164572_n.jpg Views:	1 Size:	63.7 KB ID:	163508


                    Tương tự có anh bạn tù tuy viết thư bằng tiếng Việt nhưng lại có những lời lẽ tỏ tình âu yếm và ca tụng vợ con mình một cách quá nhiệt tình để lấy điểm cũng bị bọn CS lên lớp thầy đời nữa .

                    Anh ta viết :

                    Em yêu quý, anh nhớ Em quá chừng chừng, em là người mà anh thương yêu quý mến nhất trên đời , Trời cao đất rộng cũng không thể nào chia cắt tình nghĩa vợ chồng chúng ta được.

                    Em hãy cố gắng chăm sóc con nhỏ khôn lớn lên người tử tế, và thường xuyên nhớ thăm nuôi anh đều đặn, ngoài ra anh cũng cố gắng học tâp tốt, lao động tốt để chính phủ CM sớm cứu xét tha anh về đoàn tụ với gia đình trong một ngày gần đây, cho anh hôn nhẹ thằng cu Tèo bé bỏng của anh.

                    Tái bút , Em yêu ! Người chồng lý tưởng của em.

                    Một bức thư đầy tình cảm đầm ấm tình nghĩa vợ chồng phải không quý vị ?

                    Vậy mà tên cán ngố CS thật vô cảm chẳng những đã không cảm thông với nỗi nhớ nhung thống khổ của những người tù không bản án,mà chúng lại còn nhẫn tâm chà đạp ngay lên tình cảm chân tình thắm thiết của đôi vợ chồng son trẻ một con.



                    Click image for larger version  Name:	22154595_1963041923722545_8089985765027444114_n.jpg Views:	1 Size:	26.7 KB ID:	163509



                    - " Các anh quá lắm, CM không thể nào có thể cải tạo các anh tiến bộ bộ hơn được nữa

                    - Các anh đang được hưởng lượng khoan hồng của chính phủ CM, nên tập trung các anh lại hầu cải tạo các anh sớm trở nên người tốt phục vụ xã hội mà các anh vẫn còn có những tư tưởng tình ái linh tinh lang tang, ủy mị yếu lòng như anh này này

                    Rồi hắn chỉ tay vào ngay anh bạn tù hắn đang phê phán :

                    - Như anh này, anh dám viết thơ về cho vợ con mà có thể phát ngôn được những câu dao to búa lớn như vầy :

                    - Nhất vợ, nhì trời, thứ ba mới đến chính phủ CM.

                    Thật quá lắm rồi. Tất cả anh em bạn tù hiện diện đều cười ồ cả lên một cách nhẹ nhõm và thoải mái.

                    Thì ra là thế đấy ! Làm ai cũng tưởng rằng anh bạn tù này đã dám viết ra những điều gì vi phạm ghê gớm đến nội quy quan trọng của trại, ảnh hưởng không tốt đến chính quyền CM chứ !



                    Click image for larger version  Name:	278329538_1020440355239580_601578067096456253_n.jpg Views:	1 Size:	67.3 KB ID:	163510

                    Thật vậy trong giai đoạn đầu tù tội, giai đoạn bị CS hành xác, cho ăn uống thiếu thốn kham khổ lại còn bị kiểm soát chặt chẽ, đè nén cả về tinh thẫn lẫn thể xác vô cùng tận, cùng dư âm còn vô vọng ngay cả ngày về nữa.

                    Nên đa số anh em tù nhân nào mà vẫn kiên trì nhẫn nhục và chịu đựng được mọi nỗi gian lao khổ cực trong lao động khổ sai mà không bị ảnh hưởng đến tâm thần cũng là điều may mắn lắm rồi.

                    Comment


                    • Font Size
                      #40

                      Nhưng thật bất hạnh thay !
                      anh sĩ quan Trung Úy tù tội trai trẻ tuần cảnh hỗn hợp xe lưu động nha CSQG Đô Thành này, có lẽ vì ảnh hưởng lao tâm lao lực thái quá, nên anh đã bị suy nhược cả tinh thần lẫn thể xác, trông anh tiều tụy thê thảm thấy rõ, anh lại đi lung tung lang thang trong các trại tù chẳng kiêng nể ai, chẳng ngán kẻ nào, vô tình anh đã vi phạm nghiêm trọng vào nội quy nghiêm cấm của trại mà anh không hề hay biết, và anh em bạn tù đều suy đoán có lẽ anh đang mắc phải chứng bệnh trầm cảm thiệt rồi.

                      Điển hình có một lần,
                      một anh bạn tù ăn dưa hấu do gia đình thăm nuôi gởi vào, sau khi ăn xong, anh đó liền liệng vứt bỏ vỏ dưa hấu xuống đất, anh bạn tù Báu liền nhanh chân chạy đến lượm ngay vỏ dưa hấu rồi đưa ngay lên miệng ngai ngấu nghiến một cách ngon lành trước sự chúng kiến đau lòng của các bạn tù hiện điện.


                      Click image for larger version

Name:	344277502_541222444863104_9171779532044900863_n.jpg
Views:	30
Size:	112.5 KB
ID:	163521


                      Anh tù nhân nhà trưởng lán tù quản lý anh Báu
                      nhận thấy thường xuyên vắng mặt anh Báu mỗi khi điểm danh buổi chiều để tù nhân vô lán tù nghỉ ngơi sau khi tắm rửa, ăn cơm chiều hầu có sức khỏe để ngày mai còn phải lao động khổ sai tiếp như thường lệ, rồi mọi người cũng phải khổ công tìm kiếm mãi mới phát hiện được tù nhân Báu để dẫn về lán tù cho đủ nhân số thì ra tù nhân Báu đã ngao du sơn thủy qua các khu tù khác mà bất cứ anh em tù nhân nào các vàng cũng không dám vi pham.

                      Anh nhà trưởng bất đắc dĩ nẩy ra ý định phải trình gấp cán bộ CS trại hầu có phương cách gì có thể giúp đỡ anh Báu được không và hắn cũng đỡ phải gánh trách nhiệm nặng nề nếu một khi anh Báu vô tình biến mất.

                      Anh ta liền tìm gặp ngay cán bộ trại để diễn trình mọi sự thật về tình trạng sức khỏe cá nhân của tù nhân Báu hiện nay và khẩn cầu gần như là năn nỉ :


                      Thưa cán bộ, anh Báu này có lẽ đã điên thật rồi cán bộ ạ, bây giờ anh em hỏi gì anh Báu cũng không trả lời, nói gì anh Báu cũng không hiểu, hơn nữa anh Báu còn đi lung tung qua các trại khác nữa thật khó mà kiểm anh ta được, mong cán bộ có phương cách gì giúp đỡ anh Báu được không.

                      Mong cán bộ thông cảm với hoàn cảnh không may quá tội nghiêp của anh Báu.




                      Click image for larger version

Name:	277811618_1020438801906402_4779453920577840396_n.jpg
Views:	28
Size:	64.1 KB
ID:	163523


                      Tên cán ngố nghe xong,
                      không những đã không cảm thông và chẳng giúp đỡ được gì cho hoàn cảnh bệnh hoạn của anh Báu mà còn phát ngôn ra những câu nói thật nhẫn tâm , độc ác, vô nhân tính hết thuốc chữa.

                      - Anh nói cái gì, điên à.

                      - Điên cái gì ? anh Báu giả điên đấy, CM không bao giờ điên.

                      Than ôi ! cái lý của kẻ mạnh sao nó quá tàn nhẫn và thấm thía đến thế !

                      Thế rồi tên CS đem ngay tù nhân Báu nhốt vào trong Conex
                      (CS gọi là Cò hét), đặt ở phạm vi sân banh bên ngoài trại để nghiêm trị năng cũng giống trường hợp những anh em tù nhân bình thường khác một khi bị vi phạm nghiêm trọng nội quy của trại sẽ bị trững tri nặng nề mà biện pháp cuối cùng là bị nhốt trong Conex thì từ chết tới bị thương.

                      Conex là thùng bằng sắt dày, hình vuông,rất nặng nề dùng để chứa vật dụng chiến cụ của Mỹ trước đây, nay CS xử dụng nó để trừng trị những tù nhân nào không may vi phạm nặng nội quy trại, bị kỷ luật nghiêm trọng mới đem nhốt trong Conex với mục đích trừng phạt răn đe .

                      Conex :
                      Thùng chứa đồ tầu biển của VNCH.

                      Sau 1975
                      bọn Bắc Cộng dùng Conex nhốt người tù bị chúng bắt tù khổ sai không có án.


                      Click image for larger version

Name:	tu.jpg
Views:	30
Size:	10.7 KB
ID:	163522


                      https://hoanghaithuy.wordpress.com/2...-thang-5-1975/

                      Quý vi thử nghĩ coi, với sức nóng gay gắt của tiết mùa hè vùng nhiệt đới, ban ngày Conex được hâm nóng như lò lửa, lại đóng kín mít, thiếu cả dưỡng khí thì người tù bị nhốt trong đó làm sao mà kham chịu nổi ác cảnh này.

                      Tù nhân nào không may bị nhốt trong Conex không những mồ hôi chảy ra như tắm hơi, áo quần ướt đẵm,vắt ra nước đầm dề, có khi chịu sức nóng không nổi, tù nhân phải cởi bỏ cả áo quần cũng chẳng thấm thía vào đâu.

                      Hơn nữa ban đêm người tù lại phải cam chịu không khí giá lạnh trong Conex hơn bên ngoài rất nhiều, không thể tưởng tượng nổi .

                      Ngoài ra người tù bị nhốt kỷ luật chỉ được cung cấp cơm nước tượng trưng bị hạn chế rất nhiều, được tù nhân anh em đem đến cung cấp theo chỉ thị của cán bộ CS trại.

                      Khủng khiếp nhất khi màn đêm buông xuống,
                      những bầy chuột cống to bằng bắp vế lang thang đi kiếm ăn và chúng không ngần ngại chiu ngay vào Conex rất thuẫn lợi cho chúng, đôi khi kẹt quá các chú chuột cống vô tình gặm nhấm ngay cả ngón chân người tù một cách ngon lành nếu người tù đang say mê ngủ, thành thử tù nhân nào bị nhốt trong Conex phải thức sáng đêm đuổi chuột khiến mất ăn mất ngủ,thân thể ngày càng suy nhược theo thời gian.

                      Nếu không may có tù nhân nào vi pham kỷ luật mà bị nhốt 1 lần trong thùng Conex thì coi như đã phải trải qua một cơn ác mông, khủng khiếp nhất trên đời không sao quên được và cũng không bao giờ dám tái phạm nữa .



                      Click image for larger version

Name:	10857260_10153475060140620_6322004542092116176_o.jpg?_nc_cat=106&ccb=1-7&_nc_sid=9267fe&_nc_ohc=yxguU3vuscsAX9L1Br9&_nc_ht=scontent-ord5-1.xx&oh=00_AfBV5ULXY901-pDWwn5Cl0QvkHwdNfCYYoqo2w9RnJf8yA&oe=64953AAD.jpg
Views:	29
Size:	113.3 KB
ID:	163524



                      Vậy mà tù nhân Báu
                      bị CS hành xác trong Conex đến 1, 2 lần, mỗi lần 1, 2 tuần lễ và lần sau cùng thứ 3 lâu nhất, khoảng 3 tháng mới thật là quá ác tâm và khiếp đảm nhất trên đời.

                      Sau 3 tháng bị nhốt kỷ luật, ,
                      tù nhân Báu mới được CS thả ra khỏi Conex, vì lâu ngày không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên anh đã trở thành một ngươi mù lòa thực sự, thân thể anh gày gò tiều tụy thấy rõ,chỉ còn da bọc xương.

                      Hàng ngày tù nhân Báu ngồi thơ thơ thẩn thẩn một mình, bình thản hơn cả người vô tâm, chẳng cần quan tâm đến ai cả và CS cũng miễn vĩnh viễn lao động cho anh luôn.

                      Anh bây giờ đã trở thành một người tàn phế suốt đời thực sự, nếu CS có xét tha cho anh về đoàn tụ với gia đình thì anh cũng chỉ là một con người vô cảm, mất hết lương tri giống như là một cái xác không hồn, không hơn không kém.

                      Gia đình anh lại phải chứng kiến một thảm cảnh đoàn tụ quá đau lòng và bi thương nhất trong cuộc đời.

                      Đây chỉ là
                      một trong những thảm cảnh đầy rẫy đã xẩy ra sau ngày 30-4, những ai chưa bị thiệt thòi mất mát đau thương và khổ nhục của ngày 30-4 thì chưa thấu hiểu hết ý nghĩa sâu sa của ngày này, ngày ly tán, đau thương, bi thảm và mất mát của toàn dân tôc VN.

                      Tóm lại bây giờ lịch sử đã sang trang,
                      mặc dầu một vết thương lòng rỉ máu trong cơ thể tuy đã lành lặn hẳn qua bao năm tháng,nhưng nó vẫn còn lưu lai nhiểu tỉ vết hằn sâu trên cơ thể khó xóa nhòa theo thời gian cũng như trong ký ức của bao ngưởi tù không bản án hiện nay đôi khi trong giấc ngủ vẫn còn mộng mị những cơn ác mộng về thảm cảnh đọa đầy trong lao tù CS không khác gì đã trải qua cảnh đọa đầy nơi địa ngục trần gian.



                      Click image for larger version

Name:	30-tháng-4-ngaỳ-vào-vơ-vét-.jpg
Views:	30
Size:	38.1 KB
ID:	163525

                      Bùi Phú

                      Nguồn Việt Báo

                      https://hung-viet.org

                      Comment


                      • Font Size
                        #41

                        NỤ CƯỜI NGƯỜI TỬ TỘI


                        Click image for larger version  Name:	350938383_224939910309314_6194738889404977039_n.jpg?_nc_cat=110&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=8v-GFQsKJzcAX8PjvPH&_nc_ht=scontent-ord5-2.xx&oh=00_AfA2MAlNaIA91oKrYfa9RZybdTNqR5dY5QsScIMzDJlfwQ&oe=647EA473.jpg Views:	1 Size:	31.2 KB ID:	164442


                        Đó là một buổi chiều ảm đạm vào khoảng tháng 06/1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hoà. Vậy mà đã mười năm.

                        Mười năm xuôi ngược bên trời ...

                        Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.

                        Mười năm hoa lá ưu sầu

                        Vàng tan, ngọc nát nhìn nhau ngậm ngùi

                        Mười năm vật đổi, sao dời

                        Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi lòng ta.

                        Mười năm cánh vạc bay qua

                        Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường

                        Mười năm lệ xối xả tuôn

                        Có bao thiếu phụ thành hòn vọng phu ?

                        Mười năm một mảnh trăng lu

                        Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.

                        Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng

                        Lòng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.

                        Mười năm ai hát biệt ly

                        Để cho núi cắt, biển chia lối về.



                        Tôi biết dù 10 năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm ngay trong ngục tù cộng sản đã nói lên những sự thực và mỉm cười bước vào cõi hư vô.

                        Vào khoảng tuần lễ cuối tháng 03/1977, Trung đoàn 775 tổ chức đợt học tập chính trị cho toàn thể trại viên Suối Máu.

                        Giảng viên là tên Trung tá Chính uỷ với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào. Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo luận, thu hoạch làm cho những tù binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng.

                        Những luận điệu một chiều cũ rích :

                        - « Ta nhất định thắng, địch nhất định thua.

                        - Lao động là vinh quang.

                        - Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm » lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu mình định nói cái gì.


                        Click image for larger version  Name:	maxresdefault.jpg Views:	1 Size:	95.4 KB ID:	164443


                        Nhưng mà có cần gì, bởi lẽ tên Trung tá Chính uỷ cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng sản sắt máu.

                        Ngày cuối tuần là ngày giải đáp thắc mắc về bài học vùng kinh tế mới.

                        Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc tình tên chính uỷ múa may hò hét, khoa tay khoa chân.

                        Với điệu bộ lấc cấc, gương mặt đầy vẻ tự mãn, tên chính uỷ nhìn xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the thé :

                        - Thế này nhé :

                        Trong thời gian gần 20 tháng qua các anh đã được Đảng và Nhà nước khoan hồng tạo điều kiện cho các anh học tập, lao động cải tạo, các anh cũng đã được gia đình thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem « ti-di » , sách báo.

                        Nói tóm lại các anh đã được tiếp xúc và đã biết được phần nào về Chủ nghĩa Xã hội tốt đẹp.

                        Là nguỵ quân, các anh đã lớn lên và sống trong chế độ Tư bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đã được sáng mắt, sáng lòng. Nếu anh nào còn có điều gì thắc mắc nêu lên tôi sẽ giải đáp.

                        Toàn thể hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ thụp xuống chiếc bục.

                        Mọi người nghe rõ tiếng sòng sọc của chiếc nõ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính uỷ đứng lên cho lệnh giải lao. Một sợi khói thuốc lào còn sót bay qua kẽ răng lúc y nói.



                        Click image for larger version  Name:	a216e657820c68eec5d5ee6d3df4a194.jpg Views:	1 Size:	14.1 KB ID:	164444


                        Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội trường có tiếng xầm xì. Tên chính uỷ đứng trên bục giảng, gương mặt rạng rỡ như cô gái giang hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm tình, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự đắc :

                        - Anh nào có gì thắc mắc thì cứ tự do phát biểu. Thế mới dân chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc mắc về mọi vấn đề ngoài bài học.

                        Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi :

                        - Anh gì đấy, có gì thắc mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có gì mà phải rụt rè thế. Nào, thắc mắc gì thì cho biết ?

                        Người tù vừa được nói tới lúng túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn nhó rất là khó coi :

                        - Thưa cán bộ tôi không có gì thắc mắc. Nhưng ...

                        Tên chính uỷ khuyến khích :

                        - Cứ mạnh dạn phát biểu, chả ai bắt tội anh đâu.

                        Người tù đưa tay gãi gãi đầu, khịt khịt mũi, nói :

                        - Thưa cán bộ thiệt tình là tôi không có điều gì thắc mắc. Nhưng tôi có điều muốn trình bày nếu cán bộ cho phép.

                        Tên chính uỷ cười hể hả :

                        - Cứ nói đi, có gì mà phải phép tắc.

                        Người tù lại gãi gãi đầu :

                        - Thưa cán bộ, tôi nghĩ là cán bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát biểu ý kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi vì không biết có anh nào chột bụng hay sao đã đánh rắm thối quá, chịu không nổi.

                        Cả hội trường cười một cái rần. Tên chính uỷ tẽn tò nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm bầm :

                        - « Thật chẳng ra làm sao cả ». Đợi hội trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ :

                        - Thế nào ? các anh chẳng có gì thắc mắc cả sao ? Sĩ quan cả, có ăn học cả, chắc chắn các anh phải biết phân biệt tốt xấu giữa hai chế độ. Đảng ta là đảng chủ trương dân chủ bàn bạc.

                        Các anh cứ nêu những ý kiến, thắc mắc. Giải đáp được tôi sẽ giải đáp. Không giải đáp được tôi sẽ trình lên trên.

                        Cần thiết tôi sẽ gặp đồng chí Lê Duẫn xin ý kiến để giải đáp cho các anh. Với danh dự của một người cộng sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.



                        Click image for larger version  Name:	95361033_3669988269694560_4858884321437548544_n.jpg?_nc_cat=102&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=TGSXdm2lcMIAX9bvNQW&_nc_ht=scontent-ord5-2.xx&oh=00_AfAMmsdI35fphqRc9ashrtY-ZrZzv3Ng6W67sDgv8MeCMg&oe=64A178FE.jpg Views:	1 Size:	85.8 KB ID:	164445




                        Mặc y lải nhải, cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên :

                        - Tôi xin có ý kiến.

                        Mọi người đều quay lại nhìn người vừa lên tiếng. Tên chính uỷ thở phào như người vừa trút xong gánh nặng :

                        - Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát biểu.

                        Người tù chậm rải tiến lên bục hội trường với vẻ mặt tự tin. Anh ta nhìn tên chính uỷ, nhìn khắp hội trường, rồi quay sang nhìn tên chính uỷ :

                        - Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Ngọc Trụ, Tiến sĩ Công Pháp Quốc Tế, cấp bậc :

                        - Trung Uý, chức vụ :

                        - Giảng viên trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một vợ, hai con, thân sinh tôi là một Trung Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hiện đang bị tù cải tạo tại miền Bắc.

                        Anh ta ngừng nói. Cả hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ nhìn anh ta gật gù :

                        - Anh có ý kiến gì cứ nêu lên.

                        Với danh dự của một người cộng sản tôi xin hứa là :

                        - Sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ý kiến, thắc mắc của anh.



                        Click image for larger version  Name:	H3.jpg Views:	1 Size:	68.8 KB ID:	164446


                        Nói xong, y quay về đám đông :

                        - Thế mới dân chủ chứ, phải không nào ?

                        Cả hội trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc.

                        Nguyễn Ngọc Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rõ ràng, mạch lạc :

                        - Như cán bộ đã trình bày, cá nhân tôi đã sống và lớn lên trong sự cưu mang của chế độ Tư bản miền Nam. Tôi cũng đồng ý với cán bộ là xã hội miền Nam đầy dẫy những xấu xa, bất công, thối nát, những kẻ lãnh đạo bất tài tham quyền cố vị ...

                        Nguyễn Ngọc Trụ ngừng nói. Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ gật gù với ý nghĩ trong đầu :

                        - « Có thế chứ ! ».

                        Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên :

                        - Cũng như cán bộ đã trình bày, qua gần 20 tháng, tôi đã tiếp xúc với Xã hội Chủ nghĩa miền Bắc. Tôi đã được gia đình thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực tế bên ngoài.

                        Tôi cũng đã được đọc sách báo, được xem vô tuyền truyền hình. Thậm chí, tôi còn được sống gần gũi với những con người của Chủ nghĩa Xã hội miền Bắc là các cán bộ ...

                        Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rõ tiếng nín thở của người bên cạnh.

                        Tên chính uỷ bắt đầu đi qua, đi lại.

                        Giọng nói rõ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy :

                        Qua tiếp xúc giữa 2 chế độ , tôi thấy :

                        - Chế độ Xã hội chủ nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp gì hơn chế độ Tư bản miền Nam ...

                        https://www.youtube.com/watch?v=GhAnukKIZn0

                        Comment


                        • Font Size
                          #42


                          Tên chính uỷ há hốc mồm. Cả hội trường im phăng phắc, sững sờ.

                          Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên :

                          - Tôi không tin tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội với những cái gọi là cách mạng giáo dục đi dôi với cách mạng khoa học kỹ thuật.

                          Anh ta nhìn thẳng vào mặt tên chính uỷ :

                          - Tôi xin tạm mượn một hình ảnh để thí dụ :

                          Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đã tước đoạt mất tự do của con ngựa.

                          Ông ta đã đóng móng vào chân ngựa, đã bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa.

                          Đó là ý kiến của tôi về hai chế độ. Xin hết.


                          Click image for larger version  Name:	xe-ngua-sai-gon-xua6.jpg Views:	2 Size:	42.0 KB ID:	164453


                          Tên chính uỷ xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên vì tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều gì đó không phát ra thành tiếng.

                          Cả hội trường có tiếng xì xào, rì rầm.

                          Nguyễn Ngọc Trụ bình tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta :

                          - Anh nói làm chi những điều như vậy.

                          Nguyễn Ngọc Trụ mỉm cười trả lời :

                          - Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mình.

                          Tên chính uỷ ra lệnh giải tán lớp học mặc dù còn phải 2 giờ nữa mới hết giờ. Y hấp tấp quảy cái sắc-cốt lên vai, đi như chạy ra khỏi hội trường với cái dáng đi hai hàng của y.


                          Click image for larger version  Name:	fetch?id=164409&d=1684744655.jpg Views:	1 Size:	65.0 KB ID:	164454


                          Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Ngọc Trụ được hai tên vệ binh có võ trang vào gọi anh lên trình diện Bộ Chỉ huy Trung Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt giam vào conex.

                          Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên :

                          - Thằng Trụ ra kìa.

                          Tin tức lan nhanh. Mọi cắp mắt đều đổ xô về chiếc conex.

                          Nguyễn Ngọc Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ còn da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex.

                          Tên chính uỷ quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn Ngọc Trụ những điều gì đó rất lâu.

                          Kế bên là hai tên vộ binh cầm súng trong tư thế nhả đạn.

                          Có lúc Trụ ngã xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính uỷ hỏi một điều gì đó Trụ lại lắc đầu.

                          Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.


                          Click image for larger version  Name:	fetch?id=164422&d=1685718369.jpg Views:	2 Size:	56.2 KB ID:	164455

                          Tên chính uỷ có vẻ hằn học, quay lại ra lệnh gì đó với hai tên vệ binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex.

                          Một tên vệ binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.


                          * * * * *


                          Sáng hôm sau kẻng báo động, còi tập hợp vang lên. Ban chỉ huy trại ra lệnh tập hợp tất cả tù nhân ở hội trường.

                          Người chủ tọa không phải là tên Trung tá Chính uỷ mà là tên Thiếu tá Chính trị viên Tiểu đoàn.


                          Y nhe răng cười một cách rất vô duyên rồi đi thẳng vào vấn đề :

                          - Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn Ngọc Trụ. Thực hết biết anh này.

                          Trung tá Chính uỷ đã nhiều lần thuyết phục, yêu cầu anh ta nhận những điều phát biểu trong buổi học là sai .

                          Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận.


                          Click image for larger version  Name:	fetch?id=164434&d=1685719312.jpg Views:	1 Size:	102.3 KB ID:	164456

                          Anh ta nhất định giữ vững ý kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là mình sai lầm. Cái chết là anh ta đã nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên truyền.

                          Phải chi anh ta chỉ trình bày những ý kiến đó với chúng tôi thì cũng còn được đi.

                          Tất cả mọi tù nhân ở hội trường đều sững sờ trước sự gian trá, lật lọng của tên Thiếu tá Chính trị viên nhưng không một ai dám lên tiếng.

                          Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính trị viên tiểu đoàn tuyên bố :

                          - Vì anh Nguyễn Ngọc Trụ tiếp tục ngoan cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự Lệnh Quân Khu quyết định xử tử hình anh ấy.

                          Lệnh sẽ được thi hành chiều nay.


                          * * * * *


                          Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm đạm. Nguyễn Ngọc Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét trái chanh, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ binh kéo thốc anh ra pháp trường.

                          Anh ngã quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng.

                          Viên sĩ quan Việt Cộng phụ trách việc hành quyết hỏi anh có điều gì yêu cầu không, anh chỉ nói :

                          - Tôi đã nói lên những Sự Thực và không còn có điều gì yêu cầu.

                          Anh quay lại mỉm cười với các tù nhân bên trong hàng rào kẽm gai :

                          - Vĩnh biệt anh em !

                          Và bình tĩnh chờ dợi.

                          Mười hai tên vệ binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm - người đã dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục tù cộng sản và mỉm cười bước vào cõi hư vô.



                          Click image for larger version  Name:	fetch?id=164435&d=1650097968.gif Views:	1 Size:	250.1 KB ID:	164457

                          Nguyễn Thiếu Nhẫn

                          Share Lại Hoài Niệm T.TT

                          Comment


                          • Font Size
                            #43

                            CHẾT TẬP THỂ TRONG TÙ CẢI TẠO


                            Click image for larger version

Name:	caitao1978.jpg?w=581.jpg
Views:	16
Size:	46.3 KB
ID:	176592


                            Lời nói đầu :

                            Khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) non trẻ của Miền Nam Việt Nam bị sụp đổ bởi sự phản bội của nước bạn đồng minh.

                            Quân cộng miền Bắc tiến chiếm Miền Nam, trên thế giới đã có một nhận định cho rằng :

                            - Sẽ có cuộc tắm máu xảy ra .


                            Nhưng không, rút kinh nghiệm của các nước cộng sản anh em và của chính Cộng Sản Việt Nam (CSVN) qua những lần tắm máu, sau khi cướp được chính quyền, bị thế giới lên án nặng nề.

                            Lần này, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975,
                            CSVN không áp dụng thủ đoạn tắm máu mà thi hành chính sách KHÔ MÁU ! Đối với Quân Dân Cán Chính VNCH .


                            Bài viết sau đây, tôi kể lại một chuyện thật, không hư cấu, một trong trăm ngàn sự thật về chính sách đối xử tàn độc của chế độ CSVN với nhân dân Miền Nam Việt Nam !

                            Đề tài khô khan, mong người đọc thông cảm.



                            Phản Kháng Của Tù Cải Tạo Trong Đêm Noel 1978


                            Sau ba năm lao động khổ sai trên vùng rừng núi cao nguyên Lambiang (Lâm Viên) cuối dãy Trường Sơn.

                            Những sĩ quan QLVNCH, người tù chính trị không án, được ngụy trang dưới mỹ từ “cải tạo” , do các đơn vị bộ đội quản lý từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.

                            Nay vì nhu cầu cuộc chiến xâm chiếm nước láng giềng Cambodia vào cuối năm 1978, bộ đội đã chuyễn chúng tôi trở về trại Suối Máu, Biên Hòa, giao qua ngành công an quản lý.

                            Tùy tình thân giữa bạn tù với nhau, trong các ngày lễ lớn của bất cứ tôn giáo nào, hay những ngày lễ Quốc Gia, ngày tết Dương Lịch, tết Nguyên Đán, chúng tôi từng nhóm tụ năm tụ bảy hàn huyên tâm sự.

                            Chiều hôm 24 tháng 12 năm 1978,
                            từng nhóm bạn gom góp mỗi người một ít đường, gạo nếp, đốt lửa đó đây dọc theo hè nhà, nấu chè lạc để có bửa ăn chung đón mừng ngày Chúa Giáng Sinh.

                            Trên vọng gác, công an trông thấy dấu hiệu lạ trong các khu giam tù từ K1, đên các khu K2, K3. Khoảng 7 giờ tối, từng toán công an võ trang vào bên trong tuần tra, hỏi chúng tôi chuyện gì mà tụ tập, chúng tôi giải thích .

                            Toán tuần tra rão quanh một vòng rồi trở ra ngoài.

                            Đến 8 giờ tối, hầu hết các K vang lên tiếng cười cùng tiếng vỗ tay.


                            Khu K1 nơi giam tù sĩ quan cấp Thiếu và Trung úy, tuổi chừng 20 đến 30 rất trẻ, còn tràn đầy sinh khí, ồn ào náo động nhất, họ hát Thánh ca, tình ca với những chiếc đàn guitar tự chế.

                            Các toán công an võ trang trở vào, ra lệnh “cải tạo viên “ giải tán vào bên trong láng (nhà).

                            Chưa đến 10 giờ đêm,
                            giờ ngủ theo quy định của trại, họ cưỡng lệnh không chịu vào. Có tiếng súng nổ, công an võ trang bắt đi ba người tù đem ra ngoài khu giam.

                            Lập tức, toàn thể tù nhân khu K1 gọi nhau tập trung ở sân trước đối diện với cửa ra vào Ban giám thị trại.

                            Họ dùng tay làm loa che miệng, đồng thanh kêu gọi Giám thị trại thả người trở vào, cũng hướng về các khu K2 giam tù cấp Tá, khu K3 cấp Đại úy để thông báo tình hình và xin tiếp tay yểm trợ, bằng cách tất cả tù nhân ra khỏi láng, làm theo những gì bạn tù K1 yêu cầu với Giám thị trại.



                            Click image for larger version

Name:	1975.jpg
Views:	14
Size:	52.5 KB
ID:	176593


                            Bên ngoài, Giám thị trại vẫn im lìm, bên trong âm thanh hò reo của tù nhân vang dội toàn khu trại tù Suối Máu.

                            Ngay lúc này,
                            tại K2 các bạn tù cấp Tá, nhanh chóng thành lập Ủy Ban Hành Động (UBHĐ).

                            Thiếu tá Không Quân Lê Thanh Hồng Vân vóc người to cao, làm Trưởng UBHĐ (hiện nay anh đang định cư tại Florida).

                            Thiếu tá Pháo binh Lê Văn Sanh làm Phó Trưởng Ban (nay anh định cư tại Texas) và nhiều thành viên cho từng bộ phận, như bộ phận Hành Động, bộ phận An Ninh, bộ phận Kế Hoạch.

                            Một số thành viên trong UBHĐ chui hàng rào kẻm gai, sang K1 hổ trợ và bàn kế hoạch.

                            Hàng rào kẽm gai ngăn giữa các K trước đấy rất kiên cố, nhưng sau ba năm do bộ đội quản lý, cán binh bộ đội nhổ bớt cọc sắt ấp chiến lược và tháo lấy kẽm gai để làm việc riêng tư, nên nay hàng rào thưa trống, người chui qua lại rất dễ dàng.

                            Đã giữa khuya, Giám thị trại vẫn không động tỉnh.

                            Bước đầu UBHĐ kêu gọi nhau hát các bản Thánh ca, trong đó bản HANG BELEM :


                            Ðêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa.Trong hang bê-lem ánh sáng tỏa lan tưng bừng . . .là bản

                            nhạc dễ hát nhất, hầu như ai cũng hát được, không phân biệt tôn giáo, các bạn tù Ki Tô Hữu hát lớn mọi người cùng hát theo, lặp đi lặp lại liên hồi, chen lẫn với tiếng vổ tay, tiếng kêu gọi thả tù.

                            Trời về khuya tỉnh mịch, âm thanh vang dội đến tận vùng dân cư nhà thờ Hố Nai, Biên Hòa.


                            https://www.youtube.com/watch?v=klk_tqRlFfw



                            Có tiếng động cộc cạch từ những loa phóng thanh đặt sẳn trong các K giam tù, để Giám thị trại thông báo chỉ thị, mở đài (radio) phát thanh Hà Nội, đài Saigòn giải phóng cho tù nhân nghe tin tức vào mỗi sáng sớm và chiều tối. Giám thị trại lên tiếng :

                            - “Yêu cầu tất cả “trại viên cải tạo” trong các K giải tán trở vào láng để ngủ, sau đó Ban giám thị sẽ cho ba trại viên trở vào.”

                            Không ai bảo ai mọi người đồng loạt trả lời :

                            -“ Phải thả người vào trước đã”.

                            Hai bên, lời qua tiếng lại giằng co mãi, lồng trong tiếng hát Thánh ca mỗi lúc một vang dội hơn, mặc dù đêm đông giá lạnh nhưng mọi người vẫn kiên trì ngồi dưới sương khuya.

                            Từ xa vọng lại tiếng động cơ nổ rầm rì, rồi dần dần nghe rõ tiếng xích sắt của xe tăng nghiền trên mặt đường nhựa, từ hướng nhà thờ Hố Nai tiến về trại tù Suối Máu.

                            Bọn cai tù lượng định tình thế, kéo dài thời gian xin chỉ thị cấp trên, điều động xe tăng đến mặt trước của trại tù để thị oai.

                            Không nao núng, UBHĐ đưa ra quyết định, gọi lớn ra bên ngoài :


                            - ” Nếu ban giám thị trại không thả người vào, đêm nay tất cả trại viên cải tạo sẽ không vào ngủ”.

                            Tiếng gầm gừ của máy nổ, tiếng xích sắt của tăng nghiền trên mặt đường mỗi lúc nghe ác liệt hơn, rồi từng loạt đại liên trên tăng thay nhau nổ dòn, đạn hú xé không gian, xẹt ánh lửa vèo vèo ngang qua các nóc nhà trại giam.

                            Trước tình huống đã cởi lưng cọp không thể lùi, UBHĐ họp bàn quyết định, thông báo cho Giám thị trại :

                            - ”Ngày mai toàn thể trại viên cải tạo sẽ TUYỆT THỰC nếu trại không thả người vào”.



                            Click image for larger version

Name:	25.jpg
Views:	13
Size:	47.8 KB
ID:	176594


                            Đồng thời loan báo đến các K:

                            - “ Yêu cầu tất cả các toán anh nuôi, sáng ngày mai KHÔNG ĐƯỢC RA BỘ CHỈ HUY LÃNH GẠO VÀ THỰC PHẨM, cho đến khi Ban giám thị trại thả người vào .”

                            Tiếng hát Thánh ca tiếng vỗ tay, tiếng gọi thả tù vẫn tiếp tục vang vang trong đêm khuya.

                            UBHĐ kêu gọi các bạn tù lớn tuổi vào láng để nghĩ trước, nhưng không một ai chịu rời chỗ.

                            Biện pháp TUYỆT THỰC của tù nhân là sự việc bất ngờ đối với Giám thị trại. Phần chủ động của quyết định này thuộc về phía tù nhân. Không một toán anh nuôi nào có thể cưỡng lại, không chấp hành, nếu họ muốn sống còn.

                            Thấy tình thế không thuyết phục được đám tù nhân nếu không thả tù.

                            Giám thị trại Bằng lên tiếng yêu cầu toàn thể trại viên cải tạo giải tán vào ngủ. Ba trại viên sẽ trở vào khi làm xong kiểm điểm trong một thời gian ngắn.

                            Cùng lúc ấy tiếng máy nổ của xe tăng xa dần khu trại tù Suối Máu.

                            Khuya lắm rồi, tù nhân vẫn ngồi hát Thánh ca.

                            Bổng có tiếng dây xích sắt lỏn còn va chạm vào trụ cổng K1, cửa mở ba bạn tù bước vào bên trong. Tiêng hoan hô, reo hò gọi tên ba bạn tù. UBHĐ thông báo đến mọi người trở vào láng và bỏ lệnh tuyệt thực, để ngày mai các toán anh nuôi tiếp tục làm nhiệm vụ cơm nước.



                            Click image for larger version

Name:	Doan-ket-700.jpg
Views:	10
Size:	30.2 KB
ID:	176595

                            Comment


                            • Font Size
                              #44

                              ĐƯỜNG VÀO ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN


                              Noel, 24 tháng 12 năm 1978, đã là ngày 25 tháng 11 năm Mậu Ngọ, chỉ còn đúng một tháng đến tết Kỷ Mùi 1979.

                              Thời gian này, nước lớn đàn anh Trung Cộng dạy cho bọn đàn em CSVN một bài học ở địa đầu giới tuyến. Không khí trong trại tù sôi sục về thời sự nghe được qua loa phóng thanh của trại.

                              Sau đêm tù cải tạo phản kháng, chúng tôi nghĩ sẽ có sự trừng phạt đến với một số người.

                              Nhưng không, Giám thị trại, những con cáo già không biểu lộ một thái độ hằn học nào. Ngược lại cục trại giam đưa cán bộ tuyên huấn đến trại nói chuyện về tình hình biên giới Việt Trung, tuyên truyền, đề cao bộ đội cộng sản ở tuyến đầu chống trả quân bành trướng Trung Quốc v.v…

                              Giám thị trưởng trại tỏ ra thân thiện vui vẽ, liên tiếp vào trại tập họp “ trại viên cải tạo ” nói chuyện về chánh sách cải tạo khoan hồng của đảng, nhà nước và nhân dân . . . Ngoài ra, giám thị trại bàn đến ngày tết truyền thống, tết Kỷ Mùi, đề ra kế hoạch thi đua, mừng đón Xuân.

                              Mục đích đánh lạc hướng kế hoạch đòn thù mà chúng sẽ áp dụng.



                              Click image for larger version  Name:	maxresdefault.jpg Views:	1 Size:	95.4 KB ID:	176691



                              Sau những ngày tết Kỷ Mùi, đầu tháng 2-1979, bửa cơm chiều vừa xong, tù nhân cấp Tá ở K2 chúng tôi, có lệnh tập trung lên hội trường làm việc.

                              Lệnh tập họp bất thường vào chiều tối, mọi người đã đoán có điều bất thường sẽ đến. Quanh hội trường công an võ trang canh gác. Trên bục, giám thị trưởng đọc “lệnh chuyễn trại”.

                              Trong đời người tù cải tạo, chuyễn trại là cả một cực hình, một nỗi kinh hoàng không kể xiết.

                              Danh sách đen, hơn 350 tù cấp Thiếu, Trung và Đại tá chúng tôi, lần lược được gọi tên, tách riêng, ra sân xếp thành từng đội 30 người. Lệnh cho chúng tôi trở về láng thu xếp tù trang rồi đi ngủ.

                              Khi có lệnh tất cả tập họp lên sân trại. Chúng tôi được phát một khúc bánh mì bột bo bo kẹp chút thịt heo mỡ.

                              Đúng 4 giờ sáng tiếng ì ầm của đoàn xe Molotova tiến vào trước cổng trại.

                              Đoàn xe tù lên đường còn trong đếm tối, mãi đến lúc bình minh ló dạng, chúng tôi mới biết đoàn xe đang chạy trên Quốc lộ I, đi về hướng Bắc. Mỗi xe tù có một công an võ trang đi theo, nhưng họ ngôi cùng tài xế ở trước xe, do vậy ở phía sau chúng tôi bàn tán với nhau, đoán già đoán non đủ thứ.



                              Click image for larger version  Name:	297565729_1779801819035661_8799724745719155632_n.jpg Views:	1 Size:	150.4 KB ID:	176693


                              Đến trưa đoàn xe tù vào thành phố Phan Rang, đoàn xe ngừng lại ở đầu thành phố. Tài xế vào phố ăn trưa, mỗi chúng tôi cầm khúc bánh mì bo bo ngao ngán.

                              Người bán hàng rong trong phố, thấy có đoàn xe vừa dừng ở bên ngoài, họ kéo nhau chạy ra, phụ nữ già trẻ có, các cháu nam nữ tuổi rất nhỏ, quần áo bạc màu, rạn rách. Trên tay mỗi người một cái mẹt, một chiếc rổ rá đựng ít củ khoai lang, củ mì (sắn) luộc, mớ trái cây, các loại bánh gói lá chuối.

                              Ra đến nơi, ban đầu họ không biết xe chở khách gì, họ chạy ùa đến rao bán mớ hàng trên tay. Có sự đồng ý của công an võ trang, một số anh em tù chúng tôi đứng lên trong xe, chìa tiền mua thức ăn.
                              Bất chợt một phụ nữ lớn tuổi trong nhóm, nhìn thấy chữ CẢI TẠO thật to, dấu đóng trên lưng áo, trên quần tù nhân. Bà ta la lớn lên gần như gào thét :

                              “Các chú CẢI TẠO tụi bay ơi, các chú cải tạo tụi bay ơi, đưa lên cho các chú đi đừng lấy tiền của các chú, đưa lẹ lên ”.

                              Cả nhóm nghe theo lời bà. Chúng tôi cầm tiền, cúi gập người xuống năn nĩ các cháu nhỏ lấy tiền, nhưng chúng lắt đầu lia lịa, chúng chia nhau chạy khắp đoàn xe tù, ném đồ ăn lên xe.

                              Một vài cháu lớn tuổi khỏe hơn, chạy thật nhanh vào trong phố gọi thêm các bạn mang hàng ra cho, ra đến nơi đoàn xe tù đã nổ máy chuyễn đi, họ ném theo lên xe tù những gì họ có trên rổ rá và đứng nhìn theo cho đến khi đoàn xe khuất xa .

                              – Mắt tôi cay cay nhỏ lệ, không phải chỉ lúc đó mà chính lúc này, tôi đang kể lại ký ức khó quên trong đời tù cải tạo, sau 30 tháng Tư-1975

                              – Xin nói rõ, trong giai đoạn đầu vào trại tù, bộ đội quản lý, không thu giữ tiền bạc và đồng hồ, nhẩn vàng.



                              Click image for larger version  Name:	95571674_3670356259657761_8405891867522105344_n.jpg Views:	1 Size:	176.1 KB ID:	176692


                              Đoàn xe tù tiếp tục lăn bánh về hướng bắc Quốc lộ I, chúng tôi không đoán được sẽ đi về đâu.

                              Khoảng 4 giờ chiều đoàn xe qua cầu đập Đồng Cam, rồi qua khỏi thị xã Tuy Hòa, Phú Yên đến quận Tuy An, đoàn xe rẽ trái, băng qua thiết lộ hỏa xa, dẫn vào quận Đồng Xuân.

                              Lúc này tôi nhận ra địa danh vì tôi đã từng hành quân trên Khu 22 Chiến Thuật này gồm ba tỉnh :

                              - Bình Định

                              - Phú Yên và Phú Bổn.

                              Trồi lên hụp xuống trên một độc đạo tung bụi đỏ mịt mù, đoàn xe mang chúng tôi vào một thung lũng rọ heo xa hun hút, dưới khí trời vàng vàng mờ ảo trong ánh nắng chiều.

                              Đoàn xe dừng lại trước cổng một trại giam, tứ bề vòng rào lưới B40 và kẽm gai kiên cố.

                              Trại cải tạo XUÂN PHƯỚC quận Đồng Xuân tỉnh Phú Yên, trại tù mang bí số A20.

                              Những trại tù có mang bí số, trực thuộc Cục Quản Lý Trại Giam Trung Ương điều hành, là những trại tù nổi tiếng khắc nghiệt đối với tù nhân



                              Click image for larger version  Name:	81TcDZ.jpg Views:	1 Size:	48.2 KB ID:	176694

                              Comment


                              • Font Size
                                #45

                                CẢNH ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN



                                Trước khi vào đến trại giam A20, đoàn xe vượt qua một đoạn đường, bên phải là sườn đồi đất đỏ sỏi đá, bên trái là một cánh đông đất sét với những thửa rộng lúa cháy vàng bởi nắng hạn.

                                Một cảnh tượng hải hùng, thoạt đầu chúng tôi không ai hiểu nổi là hình ảnh gì , mặc dù chúng tôi cũng trong thân phận người tù !

                                Trên những thửa ruộng khô, đất đai nứt nẻ, lố nhố những toán người không áo không mũ nón, vỏn vẹn chỉ chiếc quần cụt, để lộ đôi ống xương chân khẳng khiu, thân hình da bọc xương với chiếc đầu lâu sậm màu !



                                Click image for larger version  Name:	987861-277331004.jpg?itok=MC3aA4gO.jpg Views:	1 Size:	175.4 KB ID:	176778



                                Thành phần tù gì ? Họ là ai ? Họ là tù hình sự.

                                Phần lớn là con cháu của quân nhân, công chức VNCH.

                                Tuổi chừng 15 đến 30, vào tù cải tạo vì không chịu thi hành nghĩa vụ quân sự, không muốn đem thân bỏ mạng nơi chiến trường Cambodia.

                                Không thi hành nghĩa vụ lao động, theo chính sách cưỡng bức lao động cá nhân, hay buộc phải đi lao động thay thế cho thân nhân già yếu trong gia đình.

                                Công tác lao động thường là công trình thủy lợi, đào kênh dẫn nước, vào núi chẻ đá, khuân vác đất đá, đốn gỗ, xây đập ngăn nước.

                                Một thành phần nữa, là con cháu các gia đình “ngụy quân, ngụy quyền và ngụy dân” bị chính quyền địa phương đẩy đi vùng “kinh tế mới”, cuộc sống thiếu thốn quá khổ, bỏ trốn về các thành phố, mua lén bán chui, kiếm sống , giúp đỡ mẹ, anh em, trong khi ông, cha đang trong tù cải tạo !

                                Chỉ có dưới chế độ cộng sản, mới có chuyện ba thế hệ gặp nhau trong nhà TÙ !

                                Chúng tôi tù chính trị, được nhốt chung với tù hình sự trong trại giam Xuân Phước, nhưng ở riêng một khu, cách nhau một sân rộng và nhà hội trường.

                                Trại cấm chúng tôi “liên hệ” với tù hình sự, nhưng rồi đó đây chúng tôi cũng tiếp xúc được.



                                Click image for larger version  Name:	ovsu4lGF_io19Ai_zlwLRcKRbuIIVaWNXoK_Zl80BVy4RkTtFyIb_sNUVMQHLHYEuJMYqWPtg2rdFc4vrSUjSKh52O4Ai9VXRdgpLgVKnMlKjp0rk1E6YnI2Cq25PLi5EStAgKQrVAwy5AughA.jpg Views:	1 Size:	62.2 KB ID:	176777


                                Dãy nhà tôi ở mang số 8, gọi là láng 8, dài chừng 50 met, nơi tôi ở, sát cạnh một “trạm xá”, ngôi nhà nhỏ diện tích độ 10 x 5 mét, mái tranh vách đất, chỉ một cửa nhỏ ra vào .

                                Nói là trạm xá nhưng nhiều ngày, chẳng thấy y tá hay y sĩ vãng lai, cũng không thấy khám bệnh.

                                Thì ra nơi đó, các cháu bị bệnh lao phổi đến thời kỳ quá nặng, cán bộ trại đưa vào cách ly, nằm chờ chết. Tiếng ho sùng sục bên trong liên hồi vọng ra.

                                Những cháu còn chút sức, lê thân ra ngoài hóng nắng, mở nút áo để lộ thân hình da bọc xương, đầu trọc không còn chút tóc, người co quắp, thở hỗn hễn, đứt đoạn từng hơi !

                                Dãy nhà 8 nằm cuối cùng, sát hàng rào trại, nên họ ngăn một đoạn ngay đầu nhà, chừng 5 m làm thành một phòng nhỏ, phòng xác !

                                Do vậy, bọn tù ở láng 8 chúng tôi, nhìn qua khe cửa, mỗi ngày chứng kiến ít nhất có từ 2 đến 3 xác chết, quấn bằng manh chiếu hay mền.

                                Trên đầu chiếc giường tre, ngọn đèn dầu leo lắc, một chén cơm có cắm đôi đủa .

                                Họ đưa xác vào đó ban đêm sau 7 giờ tối, khi chúng tôi đã vào bên trong láng ngủ và cửa khóa chặt .

                                Ngày hôm sau, lúc chúng tôi xuất trại đi lao động bên ngoài, cán bộ trại cho đội tù hình sự, có tên Đội Tự Giác, dùng xe cải tiến, loại xe thùng có 2 bánh sắt, chở xác chết ra chôn ở một ven rừng đất đỏ, nghĩa địa của trại .

                                Những lần đi lao động ngang qua đây, chúng tôi đã thấy nhiều nấm mộ lắm rồi .


                                https://www.youtube.com/watch?v=IQRyR--iSVg




                                Tù cải tạo thuộc diện tù chính trị như chúng tôi, thời kỳ do bộ đội quản lý, mặc dù lao động khổ sai trong vùng rừng núi Trường Sơn, nhưng khi làm lao động có thể đi lại đó đây, tìm kiếm rau lá, bẩy chuột, bắt rắn cóc nhái . . . cải thiện bửa ăn, phụ thêm mớ thực phẫm, do vợ con thân nhân, cực khổ gồng gánh, vượt vạn dặm thăm nuôi.

                                Thân xác chúng tôi cũng đã kiệt quệ, nhưng chưa đến nổi nào.

                                Đến lúc vào tay ngành công an quản lý, tại trại tù A20 này, quy chế đời sống chúng tôi không khác gì so với các cháu tù hình sự.

                                Phần ăn mỗi bửa đều giống nhau. Nấu bếp làm cơm do tù hình sự phụ trách.

                                Bửa ăn sáng trước giờ đi đồng lao động, mỗi phần ăn độ 4, 5 lát “sâm” . gọi là sâm cho vui, cũng để đánh lừa cái miệng, thực ra nó là những lát mì (củ sắn).

                                Mì do tù nhân trồng trọt, đến mùa thu hoach (bới lấy củ), cán bộ trại bắt tù nhân ngồi giữa đồi trọc, mỗi người một khúc gỗ, một con dao lớn, chặt củ sắn thành nhiều lát, có bề dày bằng nữa đầu lóng tay, những lát mì tung ra phơi nắng ngay tại chỗ, trên nền đất cát đỏ, qua nhiều ngày đêm, bất kể nắng mưa sương gió, cát bụi bám đầy.

                                Đến lúc lát mì khô đã đổi sang màu sậm, được đưa vào các kho chứa, bao bọc bởi những mành tre thưa mỏng, không đủ sức che mưa gió. Những lát mì đóng lại thành cục, lên men trắng, men vàng rồi men đỏ, lát mì không còn lên men được nữa, trở thành những lát Sâm Cao Ly màu đen lánh !



                                Click image for larger version  Name:	179245173_4104302299613291_4048746160721481375_n.jpg?_nc_cat=106&ccb=1-7&_nc_sid=730e14&_nc_ohc=e7Drej36sSQAX88LlJC&_nc_ht=scontent-ord5-1.xx&oh=00_AfCD_9lb17xCDMeGtbKYOaP3hZaex_3E4bn9WOw5qUFVsQ&oe=653B080C.jpg Views:	1 Size:	114.6 KB ID:	176779


                                Phần cơm trưa và cơm chiều giống nhau.

                                Chén cơm chỉ là một chén sâm, cỏng lưa thưa một vài hạt cơm !

                                Thức ăn là tô canh rau xanh, rau do tù trồng, được bón loại phân XANH, tức phân người trộn với lá cây xanh, phân lấy từ cầu tiêu nổi có thùng chứa.

                                Những lúc trời nắng hạn, không sản xuất đủ rau xanh, thay canh bằng lưng nửa chén mắm thối !.

                                Cai tù thầu mua tất cả các loại cá do ngư dân đánh bắt, không đủ phương tiện ướp lạnh, không đủ muối ướp mặn, đã ươn sình, thối rữa. Lâu lâu, xe tải chở cá vào trại, đã nghe mùi hôi tanh.

                                Chúng đổ cá vào hồ làm mắm, hồ xây bằng xi măng rất lớn, tường cao 2 mét, chia thành bốn ngăn khoản 3×2 mét, mặt trên bịt kín, chừa một nắp đậy vuông.

                                Cá không ăn muối cá ươn, ở đây cá đã ươn sình, đưa vào hồ làm mắn, đổ thêm nước lã, lại không bỏ đủ muối, cá lên men mục nát rất nhanh, trở thành nước mắn. Màu nước mắm đen ngồm, tựa nước ống cống chợ cầu ông Lãnh, Saigon !

                                Những khi toán anh nuôi mở nắp hầm lấy mắm, mùi thối xông lên nồng nặc, tỏa đi khắp khu trại giam, đến nín thở. Cầm chén mắm, không cách nào tôi đưa chén mắm lên miệng được, cho dù dùng mấy ngón tay cố bóp kín lỗ mũi.

                                Tôi không ăn được mắm thối, nhưng cũng không đổ bỏ đi .

                                Đại tá bác sĩ Nguyễn Văn Khái cựu Chỉ huy trưởng Tổng Y Viện Cộng Hòa Saigon, khuyên tôi :

                                - “Anh không ăn được anh cho người khác, tuy mắm thối nhưng nó có chất đạm, rất cần cho cơ thể hiện nay”.

                                Tôi đã đưa mắm cho người bạn, Đại tá Nguyễn Văn Luật, cùng đội lao động với tôi.



                                Click image for larger version  Name:	gettyimages-515354602-612x612.jpg Views:	1 Size:	37.3 KB ID:	176780


                                Người tù chính trị trong ngục tù cải tạo, có được sự sống còn, phải nhắc đến công lao vô bờ bến của những người vợ. Mãi mãi tôi ghi nhớ công ơn vợ tôi.

                                Nhờ vợ, hơn một năm tôi thoát khỏi cảnh ăn mắm thối.

                                Trước tết Kỹ Mùi-1979, từ Đà Nẵng vợ tôi lặn lội vào trại tù Suối Máu, Biên Hòa thăm nuôi. Khi ngang qua vùng Nha Trang, vợ tôi mua được 12 con mực khô lớn, loại xuất khẩu, họ đem bán chui.

                                Ngày đầu mới chuyễn đến trại tù A20 này, công an cán bộ khám xét tù trang, tất cả thức ăn do gia đình tiếp tế đều bị tịch thu, tiền bạc đồng hồ, nhẫn vàng bị thu giữ.

                                May mắn cho tôi, tên công an cán bộ lo xốc xáo quần áo, chăm chú lục tìm những thứ mà chúng có thể bỏ túi luôn được.

                                Chiếc bao cát tôi đựng mấy con mực và gói muối bột, rơi ra một bên nằm cạnh chân tôi. Lẹ chân tôi hất nhẹ vào đống đồ đã khám xong, nhờ vậy tôi giữ được bao thức ăn vợ tôi vừa tiếp tế.

                                Hàng tuần, trại cho tù xuống bếp hâm đồ ăn một lần vào buổi trưa. Tôi cắt một đoạn mực, chừng một lóng tay, xé thật nhỏ cho vào lon ghi-gô thêm chút muối bột, đun sôi làm thành nước mắm, ăn tằn tiện thoát nổi khổ húp mắn thối mỗi bửa !



                                Click image for larger version  Name:	277668158_712640976443973_3002696244188077698_n.jpg Views:	1 Size:	36.1 KB ID:	176781

                                Comment

                                Working...
                                X