Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thắng Cuộc Nhưng Chưa Bao Giờ Thắng Trận !

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #16
    Thôi, tất cả như trang sách đã lật qua, hãy viết tờ vở mới.

    Khi vào tới Làng Ho tôi cảm thấy như đã tới nhà. Mải miết trèo, lội, bò, lết. Cố vượt và không để bị bệnh.

    Quả thật, trời còn ngó lại, tôi không phải nằm lại một trạm nào. Với chức Đoàn Phó của một đoàn cán bộ từ thiếu úy trở lên, tôi chu toàn và đã làm gương tốt suốt bốn tháng hành quân.



    Click image for larger version  Name:	chien_dich_tay_bac-10_45_27_178.jpg Views:	2 Size:	34.6 KB ID:	93684



    Đi bương về nhà để gặp gia đình, để cưới vợ, trong thâm tâm thằng Nam Kỳ nào cũng nghĩ vậy, nhưng thằng nào cũng làm bộ trở về giải phóng Miền Nam.

    Trời run đất rủi làm sao khi về, đến khu 6 giáp ranh Nam Bộ thì gặp Sáu Phương, bạn cũ hồi chin năm, trưởng đường dây khu 6, cái gút giữa Nam Bộ và Khu 5.

    Trong số nữ giao liên có một cô gái tên Thu Hà, người Tân An, quê tôi. Thu Hà là y tá đường dây của Sáu Phương phụ trách. Chặng đường này là chặng đường bò lê, người chết như rạ. Bởi vì từ làng Ho (ho gió) vào tới đây là 38 trạm. Ho gió trở thành “ho ra máu” .

    Về đến ranh Bà Rịa rồi, còn một bước là đạp lên đất Nam Kỳ thế mà có nhiều người lại gục không ráng nổi.


    Anh bạn Trần Chánh Lý của tôi đã sốt rét mấy cữ liền, tôi nhân danh Đoàn Phó bắt anh ở lại dưỡng sức nhưng anh nôn nao không nằm lại được. Tôi đành phải chia đồ đạc súng ống của Lý cho anh em, mỗi người mang giúp anh một ít để anh đi tay không với chiếc gậy. (Bây giờ ngồi viết lại những giòng này tôi rởn óc đầy mình.)

    Mặt Lý xanh một cách quái gỡ nhưng vẫn ráng lết chỏi cây gậy đi theo. Lên dốc, anh em phải lôi, phải đủn. Anh vừa dướn lên vừa hổn hển nói:

    - “Có chết cũng về tới Bà Rịa rồi hãy chết”.

    Anh cố đi được một trạm. Hôm sau đi tiếp. Đi một lúc, tôi mới bảo cậu trong đoàn đến giúp đỡ cho Lý. Nhưng cách đó không xa, Lý ngồi dựa gốc cây mà chết.


    Lý chết ngon lành. Thế mà chết được. Còn mấy bước nữa là tới Bà Rịa mà nỡ chết, không cố nổi nữa. Cố sao được mà cố. Sốt rừng ba cơn là kiệt sức rồi. Huống chi Lý sốt đã cả tháng trời. Lý quê ở Hà Tiên, Pháo chống tăng 57 và 85 ly.

    Chúng tôi chôn Lý ngay bên vệ đường, làm dấu.



    Click image for larger version  Name:	8.jpg Views:	1 Size:	190.2 KB ID:	93685



    Về đến trạm Sáu Phương tôi mới thuật lại tình cảnh. Sáu Phương khóc ròng. Anh ta người to lớn, mặt mũi thô kệch nhưng lòng dạ thì tốt đẹp vô cùng. Anh cho giao liên của anh ra đến tận nơi làm rào dựng bia và bảo tôi ghi rõ địa chỉ, gia đình, chức vụ, ngày giờ hy sinh vào quyển sổ của đường dây của đoạn đường này. Anh bảo tôi:

    – Đồng chí nhìn đó. Trước đồng chí ấy có bao nhiêu đồng chí đã yên nghỉ nơi đoạn đường này. Đến đây là mọi người kiệt sức. Bởi thế cho nên ở trên cho trạm này ba y tá để tiếp sức anh em.

    Sau cái tang đau đớn, tôi được một mối tình. Thu Hà, cô y tá yêu tôi một cách đơn giản :

    Vì tôi là người Tân An. Thu Hà dong dỏng cao, có đôi môi rất xinh. Mặc dù bị sốt rét, môi Thu Hà cũng không tái nhợt.


    Chúng tôi ở lại trại này nghỉ ngơi chờ lãnh gạo rồi đi tiếp. Đây là lần lãnh gạo cuối cùng cho tới đất Nam Bộ. Nhờ có thì giờ, tôi nói chuyện với Thu Hà rất nhiều. Thu Hà làm cho tôi xúc động mãnh liệt, không phải với những lời văn hoa của tiểu thuyết mà với những tên chợ, tên làng, tên ấp xóm, tên bến xe, tên bến đò, nơi tôi và Thu Hà từng biết hoặc đến.

    Thu Hà trước đây làm y tá ở vùng Tam Biên nhưng đường dây Trường Sơn cần hơn. Càng ngày khách càng ốm và chết ở chặng này nhiều hơn bao giờ hết. Do đó, đường dây mới lập trạm cứu thương nho nhỏ để phát thuốc kí-ninh và băng vết trầy trên chân cho khách và Thu Hà được thuyên chuyển ra đây.

    Thu Hà muốn trở về vùng Tam Biên nhưng ở trên cứ khất lần hồi. Thu Hà không nói ra những ý định đó nhưng tôi biết nàng chán cảnh núi rừng. Tôi hứa khi tôi về tới trong này tôi tìm cách rút nàng về. Có lẽ nàng không nghĩ rằng tôi làm được việc đó, nàng chỉ tin rằng tôi yêu nàng, một thứ tình yêu điểm xuyết bằng những cái hôn trên giấy năm, bảy tháng một lần.

    Trước khi chúng tôi rời trạm để Nam tiến trạm cuối cùng, Sáu Phương đã chơi một cú tuyệt đẹp để đời. Tôi không bao giờ quên tấm lòng vàng của Sáu Phương. Phương gọi tất cà nhân viên trạm lại và nói như ra lệnh :

    – Các đồng chí chúng ta sắp về đến nơi, cần một số đồ ăn để đắp đầu gối. Các em có gì đưa hết ra tặng các đồng chí. Tôi không bắt buộc. Ai muốn làm thì làm.

    Giọng Sáu Phương ồm ồm như thùng thiếc bể. Nửa đùa, nửa thật. Phương nói mấy câu rồi nghẹn ngang nhưng nhân viên trong trại lầm lủi về lều trút hết các loại khô voi, khô khỉ, khô nai, khô mển .. đem ra chất đống trước mặt vị chỉ huy của họ.

    Tôi thay mặt đoàn đáp lại ngay, tôi nói :

    – Thay mặt đoàn trưởng đang ốm, tôi cũng xin cảm ơn các đồng chí, cảm ơn các đồng chí trạm không bằng lời nói suông mà bằng hành động cụ thể.

    Tôi vừa nói xong anh em đi moi ba-lô đem ra những gói những hộp chất đối diện đống lương khô của trạm. Đó là những hộp thuốc trụ sinh, kháng sinh, những hộp thuốc bổ, những gói kí-ninh, những bọc quần áo …

    Chúng tôi khóc với nhau. Thu Hà đã tìm đến tặng tôi một hộp ruốc nai. Nàng bảo :

    “Anh cố về đến quê nhé. “ Rồi khóc mùi. Tôi tặng lại Thu Hà tấm vải dù.


    – Vải này nhẹ, mỏng, nhưng đắp ấm lắm. Em giữ lấy như thấy anh hằng ngày !

    Rồi chúng tôi chia tay. Tôi ra đi cứ quay ngó lại. Ở gốc cây bàng lăng thân trắng và có đốm nâu đậm nhạt, một đôi mắt nhìn theo tôi, một đôi mắt ướt.

    Về đến R tôi tìm cách để móc Thu Hà về trong này, nhưng tôi không có quyền hạn gì. Hơn nữa tôi cứ đi hết địa điểm này đến địa điểm khác, công tác này xong lại có công tác mới. Một năm trời, tôi viết cả mấy chục bức thư, chẳng được một chữ trả lời. Tôi nhớ mấy câu trao đổi giữa tôi và Sáu Phương. Tôi nó i:

    – Tôi về trỏng, tôi xin gởi lại anh hai người : một sống một chết.

    Sáu Phương nhạy lắm, trả lời ngay :

    – Mộ anh bạn pháo binh tao sẽ cho làm thêm, còn con Hà là con nuôi tao. Mày tìm cách vận động tao sẽ gởi nó về cho. Tao tội nghiệp tụi con gái yếu đuối quá nhưng ở trên bảo vậy tao không cải được.



    Click image for larger version  Name:	trien-lam-nghe-thuat-ve-nghe-sy-nguoi-linh-viet-nam-tai-singapore.jpg Views:	1 Size:	94.3 KB ID:	93686


    Bây giờ từ R tôi trôi xuống nằm ở rìa Củ Chi rồi đây. Ngày mai còn dạt tới đâu nữa. Dù tôi đi đến đâu thì cái hôn tạm biệt chúng tôi trao cho nhau vẫn còn ấm trên làn da phong trần của tôi và dư âm của hai tiếng “Thu Hà” vẫn còn rung động trong tim tôi như một chiếc lá con sau trận gió.

    Con đường đã qua chẳng đời nào trở lại, đó chính là con đường Trường Sơn. Ở đó không có gì ngoài cái chết. Cái chết hãy còn lởn vởn với tôi đến hôm nay ở quanh quẩn đâu đây bên bộ ván gõ. Bé Rớt nằm im thở đều đều trong giấc ngủũ vô tư.

    Bất giác tôi đứng dậy đi ra hàng ba nhìn về bốn phương trời xa. Những đốm quả châu nhấp nháy trên nền trời xa thẳm.

    Đó là Đồng Dù, kia là Củ Chi. Nọ là Đức Hòa còn đây là Bến Súc, Bến Cát. Xa nữa là Lai Khê. Củ Chi bị bao vây bốn phía. Mười lăm xã nằm gọn trong những dãy hàng rào đồn bót. Củ Chi về đêm như một mảnh khăn đen xé rách từng nơi với những tia lửa xanh đỏ vàng tím, ngắn dài.


    Tôi bất giác rùng mình và trở vào nằm nép mình bên bé Rớt như sợ hãi và mong nó che chở cho.

    Đêm sâu thăm thẳm và lạnh ngắt. Một cái lạnh bất thường, một sự im lặng trước giờ bùng nổ, một cái bẫy hòa bình. Không có một cơn gió lạnh, nhưng tự nhiên tôi rùng mình.

    Bé Rớt vẫn nằm yên, hơi thở đều đều. Lứa tuổi này đã bỏ trường ở nhà để cút bắt với bom đạn. Phải mình ở nhà bây giờ ít nhất cũng có vài đứa như bé Rớt. Tôi tự an ủi với một ý nghỉ vớ vẩn. Tôi cố nhắm mắt để dổ giấc ngủ. Nhưng đầu óc vẫn tỉnh khô.

    Trần Chánh Lý như đang ngồi đó lưng tựa vào gốc cây, đầu gục xuống. Hà Tiên của Lý là cái gốc cây đó. Thu Hà núp sau thân cây bàng lăng nhìn theo. Những lá thư không hồi âm. Đôi mắt ướt vẫn còn ướt.




    Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcTpL9iW_SQSPEILsWuYAfuyHH8GyMCEyJlFjqcDcKnoIMmXL_e-2eGyC1_WrI72jVra3zo&usqp=CAU.jpg Views:	1 Size:	8.4 KB ID:	93687


    Một năm rồi. Còn mấy năm nữa. Ngán ngẫm vô cùng. Một làn hương nhẹ từ ngoài hiên len qua khe cửa, lan khắp nhà. Mùi bông vú sữa! Bây giờ là tháng mấy mà vú sữa trổ bông? Không biết. Đó là đặc điểm của dân tập kết. Không biết mùa nào trồng cây nào, mùa nào có me, xoài, mùa nào có cam quít, lúa cấy vào tháng mấy, bông điệp trổ bông vào tháng nào?

    Trên mười năm ly hương hình ảnh quê hương nhạt dần như một khái niệm …




    Comment


    • Font Size
      #17

      CHƯƠNG 3

      Sáng hôm sau, má Hai đi móc gia đình cho tôi. Tôi muốn biết thêm một ít sinh hoạt vùng giải phóng 3/4 đất đai và 4/5 dân chúng của Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (thực tình hồi ở Hà Nội, tôi có hơi tin nhưng về đây tôi ngã ngữa ra) nên tôi đi theo Má đến Bến Dược, còn Là thì có công tác xã hội, nên cả ba cùng đi. Lụa ở nhà coi quán với bé Rớt




      Click image for larger version  Name:	T71HCMTrail.jpg Views:	1 Size:	76.4 KB ID:	94688


      Đi ngang một lạch nước, Là bảo :

      – Đây là Rạch Thai Thai, nhưng ở đầu rạch người ta gọi là suối Lộc Thuận. Nó phân chia hai quận Trảng Bàng và Củ Chi.

      Qua khỏi rạch này mình sẽ đi trên một con đường đất đỏ vừa đủ xe bò đi, phóng thẳng lên bờ sông Sàigòn đụng đường số 15, chỗ đó gọi là Ngã Ba Dược.

      Đường 15 chạy cặp sông Sàigòn xuống tận xã Tân Thạnh Đông. Bây giờ con đường đó đã bị B52 cắt ở khúc An Nhơn Tây. Thời ông Diệm xe hơi chạy vô tới đó.


      Tôi cười :

      – Lâu đi xe hơi quá ! Nếu có điều kiện bây giờ tôi làm thử một cuốc chơi .

      Là nghênh mặt :

      – Anh có gan không ?

      – Có dư .

      – Anh dám đi tàu không ?

      – Tàu đi đâu ?

      – Tàu từ Dầu Tiếng xuống, lát nữa nó sẽ ghé Bến Dược rước khách, anh xuống tàu nghe !

      – Tôi đâu có ngán chút nào !

      Tôi vừa đối đáp với Là vừa ngó quanh hai bên con đường đất đỏ. Còn khá nhiều vườn cây xanh tươi lúp xúp những nóc nhà ngói nhà lá. Những ngọn cau xanh thẳm in trên nền trời trắng trong. Vài làn khói lên trên mái tranh như hơi thở mỏi mòn của thôn xóm sau những năm chiến tranh dằng dặc.

      Hòa bình 54 xong, dân Miền Nam được xả hơi chưa được mười năm lại bày ra ba cái thứ giải phóng rởm – chẳng ai cần mày – khiến cho nhân dân tan nhà nát cửa lần nữa.

      Ở đây đã khởi sự chiến tranh 45 với bài thơ bất hủ của Xuân Miễn đến nay tôi còn nhớ như bài thơ hay nhất của Nam Bộ kháng chiến mà tôi đã chép trong quyển sổ nhỏ của tôi.


      An Phú Đông, đây An Phú Đông.

      Một làng nho nhỏ ở bên sông.

      Một năm chinh chiến, ôi chinh chiến.

      Sóng nước Sài Côn nhuộm máu hồng.

      Làng ấy như bao làng nước Việt.

      Cày sâu cuốc bẩm gái trai lành.

      Chiều chiều tiếng hát vương theo gió.

      Quyện tóc dừa cau vạn thuở xanh.




      Bỗng nghe tiếng gọi từ xa thẳm.

      Non nước tan tành ngủ mãi sao.

      ….
      (quên một câu)
      Trong lòng đã rộn bóng gươm đao

      Làng mạc tan tành thành chiến địa.

      Hàng dừa rủ tóc khóc bên mồ.

      U hoài gió vỡ trên sông rộng.

      Thây dạt vào đây sóng nhấp nhô.
      ……………………….
      An Phú Đông, đây An Phú Đông.

      Trả lời tiếng gọi của non sông.

      Trẻ già đều biết hi sinh hết.

      Biết rửa thù chung đổ máu hồng (*)


      Xuân Miễn (1945)

      (*) Xin độc giả nào còn nhớ bài thơ An Phú Đông xin vui lòng chép gởi về cho chúng tôi xin để bổ túc. Rất cám ơn (Dương Đình Lôi & Xuân Vũ)



      Click image for larger version  Name:	que-4-1.jpg Views:	1 Size:	103.7 KB ID:	94689


      Sông Sàigòn cách đây không xa. Đó một vùng tiếp cận Sàigòn. Đêm An Phú Đông vùng lên chiến đấu dân tự tiêu khổ kháng chiến. Quân Pháp đã đến đây tàn sát triệt để. Ngọn cau phất phơ trước mặt tôi gợi lại cả một trời tang tóc.

      Là trỏ tay qua phía bên kia sông Sàigòn và nói:

      – Bến Súc ở chỗ đó, má nói hồi mấy ảnh đánh thì đổn còn nhỏ lắm. Sau tụi lính Lê Dương mặt gạch tới đóng nhiều hơn. Còn lính đạo qua đóng đồn gần nhà thờ Rạch Kiến. Nay bên đó cũng như bên mình không còn đồn bót nào nhưng vùng giải phóng mà dân đâu dám qua lại tự do. Lơ mơ thì trực thăng Mỹ đổ trên đầu.

      Chập sau đến bìa rừng cao su, Là bảo :

      -Chỗ này là ấp Lò Than. Hậu Cần U60 có nhiều kho tàng trong khu rừng này.

      Tôi giật mình.

      – Sao biết rõ vậy, cô xã đội ?

      – Mấy ổng làm lộ mặt quá hà ! Ai cũng biết chứ đâu phải riêng em. Mấy ông hậu cần đâu có giữ bí mật chút nào.

      Mấy ổng mua gạo và các thứ thực phẩm khác từ Bến Tranh chở bằng xe bò xuống tới Bến Súc bằng đường số 14, dùng ghe máy chở qua sông Sàigòn cất giấu ở đây, rồi từ đây kéo về Bời Lời bằng đường số 6.

      Xe đò đi cả bầy suốt đêm, không lõi đêm nào. Người nào mà không biết. Để vài bữa nữa anh lên ở trên này mà nghe nhạc đờn cò và em chỉ cho anh xem những con “đường dứa” nhẩm dấu xe bò.


      Là nói một hơi dài như trả bài thuộc lòng rồi dừng lại cười hắc-hắc …. Tôi hỏi :

      – Nhạc đờn cò gì lúc này ?

      – Nhạc phát ra từ bánh xe bò ấy mà ! Cò ke cót két như là đờn cò đám ma. Con buôn vùng này mập lắm anh ạ! Bất cứ thứ gì chúng nó cũng bán được. Còn các ổng thì thứ gì cũng quơ mua hết sạch .





      Anh có biết ông Bảy Hốt không?

      – Bảy Hốt nào ?

      – Cũng ở U60 đó mà ! Ổng là thổ địa ở vùng này. Tên thiệt của ổng là gì không ai rõ nhưng trước kia dân Xóm Dược gọi ổng là ông Bảy Hốt, còn bây giờ không gọi Bảy Hốt mà Bảy Hít ! Anh biết tại sao không ?

      – Không. Bí danh của ổng biết sao được !

      – Hốt là vì tôi nói đó. Đụng thứ gì ổng cũng mua ! Tàu về là ổng đã có sẳn người chuyển hàng vô thẳng địa điểm cho ổng. Các món hàng thường dùng lắm khi cũng ón ngang vì ông Bảy Hốt. Do đó người dân rất sợ ông Bảy Hốt, hễ con nít thấy mặt ổng là con nít chạy dong về nhà lấy chai đi mua nước mắm dầu lửa. Còn Bảy Hít….

      – …. là ổng hay thổi tu hít?

      – Không có tu hít đâu mà thổi mà bởi vì ổng “hít” dữ lắm!

      – Hít cái gì ?

      – Hít cái gì thì anh biết! Anh coi chừng người ta cũng kêu anh là ông “Hai Hít” thì khốn.

      – Bậy nào !

      – Ừ, để rồi coi !

      Đi ra gần tới mé sông, Là bảo :

      – Anh đứng đây nghe. Chốc nữa em trở vào !

      – Em đi đâu bỏ anh một mình ở giữa chỗ lạ hoắc này ? Rủi có “đổ chụp” anh chạy đâu?

      – Em đưa má xuống bến rồi trở lên. Gì mà mặt mũi dớn dác vậy ? Đứng lại đây em vẽ cái vòng phép, anh đừng có bước ra ngoài nghe.

      Vừa nói Là vạch một cái vòng tròn chung quanh tôi .

      – Đi mau mau đi ! Anh đứng đây chờ.

      Tôi ngó theo Má Hai và Là đi thẳng ra Bến Dược. Chỉ chờ một lúc thôi, nhưng không có người quen bên cạnh tôi đã thấy lạnh xương sống rồi. Là và má vừa đi thì tôi chạy theo. Là xô tôi lại :

      – Anh không ra bến tàu được ! Ngoài đó có nhiều tên lem nhem lắm.

      – Che mặt lại.

      Là khoát tay, trỏ vào một ngôi nhà đứng sau khóm cau, và nói :

      – Anh ở đây chờ … Nhớ đừng có mua gì hết nghe !

      – Sao vậy ?

      – Ông Bảy Hốt đã mảo hết rồi !

      Nói vậy rồi Là vội chạy theo má. Còn tôi thì đi men theo con đường mòn vào ngôi nhà Là vừa chỉ.


      Click image for larger version

Name:	image_25688.jpg
Views:	96
Size:	82.5 KB
ID:	94690


      Ngôi nhà lá, ba căn, cửa ván, nền nhà cao cẩn bằng những tảng đá ong. Cửa trước mở toang, mấy người đàn ông mặc áo bà ba đen hoặc quân phục giải phóng, sơ mi có con đỉa, vạt áo bỏ ngoài, ngồi uống trà và nói chuyện rầm ran. Thấy cái cảnh đó tôi ngỡ mình đang ở giữa rừng giải phóng muôn năm, không biết quân địch là gì.

      Ngó thẳng qua hai phía thì thấy hàng hóa chất đầy trên ván, Tôi nghĩ rằng đây là trạm của ông Bảy Hốt. Tôi bước vào. Tôi lóa mắt trước những đống hàng hóa vun lên … như núi. Bánh kẹo, trà thuốc, đường tán, lọ hũ v.v. … Ở trong góc nhà là những thùng dầu lửa chưa khui.


      Một người đàn bà có da thịt, không đẹp cũng không xấu, mặc áo tê-tô-rông màu hột gà, quần lãnh đen đang xách cái ấm nước từ dưới bếp đi lên, thấy tôi bước vào bà ta dừng lại chào rồi hỏi:

      – Anh đến chờ móc gia đình hả ?

      – Dạ !

      Tôi đáp một cách tự nhiên và không chút gì ân hận đã thú nhận một việc quan trọng như vậy cho một người không quen biết.

      – Phải anh lên sớm sớm thì tôi cho anh “ké” để đỡ tốn tiền xe.

      – Cám ơn chị .

      – Mà anh tìm người được chưa ?

      – Dạ được rồi !

      – Dạ gì mà dạ ! Trả dạ lại anh đó, anh đáng tuổi anh của tôi.

      Người đàn bà bước lại bộ ván đưa chiếc ấm nước cho đám bợm trà rồi quay lại mời tôi :

      – Anh uống miếng nước đi. Anh chờ tàu Dầu Tiếng xuống hay Bình Dương lên?

      – Dạ chờ tàu Dầu Tiếng.

      – Vậy móc mới đi bữa nay. Gần thì mốt về tới. Xa thì bốn năm ngày.

      – Dạ chắc đâu đó.

      Mấy ông uống trà ngồi vẹt ra chừa chỗ cho tôi chớ không thốt tiếng nào. Đó là điệu mời của nhà binh. Tôi xề xuống ngồi vào. Một người rót một chén lớn :

      – Úp một gàu đi rồi hảy tính gì thì tính !

      Tôi cầm chén trà uống ngay rồi mốc gói Capstan còn đầy để ra giữa ván gọi là lễ “nhập tiệc” . Một người hỏi.

      – Coi có “dèm” nào so với Hoa Nhài Chính Xuân Hà Nội không?

      – Cũng gần gần vậy thôi !

      – Đồng chí ở “U” nào?

      Tôi mới đến chưa quen với ám hiệu ký danh vùng này nên ngớ ngẩn không đáp được. Một người sồn sồn, răng hô có vài chiếc bịt vàng nói ồm ồm:

      – U nào cũng nặng cả chẳng có u nào nhẹ. Đứa nào lấy trà Thiết Quan Âm Kỳ Chưởng ra làm một bình coi. Uống ba cái “Con Khỉ Hộc Máu” này gắt cổ quá, ho hoài.

      Tuy là trà quý nhưng vẫn bỏ trong bình toong Mỹ vặn nắp rồi nắm cổ rót ra chứ không có bình tích, bình gan gà Thái Đức Mạnh Thần gì cả ? Ngoài ra “đồng ca trà” còn được “đệm đàn” bằng “nhạc cụ” đường tán.


      Click image for larger version  Name:	faa327ec35f091c67bf88700f9d57817.jpg Views:	1 Size:	84.1 KB ID:	94691
      Xem những cử chỉ và lời nói của người bịt răng vàng tôi đoán là Bảy Hốt.

      Đang uống và nói chuyện ngon lành thì bỗng Bảy Hốt (đúng Bảy Hốt) bảo:

      – Tư Thêu ra ngó máy bay chút !

      Một người bận áo bà ba quần tiều vừa nói vừa thọc chân xuống đất .

      – Đầm già Dầu Tiếng bữa nay xuống sớm ! Để tôi ra coi chừng cho. Bà con mình cứ việc “nhậu” đi !

      Tôi hơi ngán ngồi trong nhà nên bước ra ngoài đi theo Tư Thêu và hỏi:

      – Sao anh biết nó ở Dầu Tiếng xuống?

      – Cái mững của mình quá rành! Ông “về nước” bao lâu rồi?

      Tôi suýt bật cười, cố nín. Hồi ở Trường Sơn, tôi cũng từng nghe nhà lính mĩa danh từ “về nước” này.

      – Còn cha về nước bao lâu rồi?

      Tư Thêu xòe tay:

      – Tôi đã trải ba Xuân, hai Xuân ở R, một Xuân ở đây. Vùng này ác liệt lắm nhưng bom pháo qua rồi thì khỏe re. Còn ở R mệt cầm canh. Nhất là cái mục kia, thấy khỉ cũng đẹp ! Bộ móc hả ?

      – Ừ, móc !

      – Móc chuyên nghiệp hay móc tài tử. Móc chuyên nghiệp mới chắc ăn, còn móc tài tử hay quác lắm.

      – Tôi nhờ Má Hai ở Xã.

      – Tôi biết rồi. Bà Má của nữ xã đội Là.

      Cùng là Thu Vàng nên dể làm thân, hai bên kéo nhau đến ngồi ở gốc cau. Trời đã trưa nhưng chưa nóng nực. Anh bạn tự giới thiệu :

      – Tôi ở trạm này với ông Bảy Hốt. Cái ông … đại úy răng vàng…

      – Tôi biết rồi. Nội đó ổng gìa nhất chớ ai.

      – Gia đình đó tốt lắm. Con trai chết trận hồi 46. Con gái út làm Xã đội phó. Nó gan lỳ. Tụi con Nê, con Mô, con Gừng có ăn thua chi, nhưng nó không chịu chụp hình quay phim.

      – Tại sao vậy?

      – Chuyện của người ta nên tôi không điều nghiên làm gì ! nhưng tôi nghe đồn tụi kia được đề cao rồi lên chưn lên cẳng nên nó không thích. Nó bảo ai “dũng sĩ” ai “dũng khỉ” thì nhân dân sẽ biết, không cần khoe.



      Click image for larger version  Name:	trung%20doi%20nu%20du%20kich%20cu%20chi%201.jpg Views:	1 Size:	19.2 KB ID:	94692


      Chiếc L19 bay rà trên dòng sông. Tôi quay lại và ngó theo rồi nói với Tư Thêu:

      – Coi bộ nó liếc vùng mình quá cha nội.

      – Nó sắp đánh đến nơi rồi, chớ còn liếc gì nữa !

      – Sao cha nói chắc vậy ?

      – Đồng Dù vừa nơ vô cả chục cà-nông. Nó sẽ bắn không còn một cục đất nguyên mà. Con đầm già này chỉ làm lính canh cho tàu chạy thôi chứ không ăn thua gì đâu.

      – Tàu đò chạy sao lính phải canh ?

      – Nó canh có hai tác dụng :

      - Một là nó xem tàu có liên lạc bốc hàng cho mình không

      - Hai là là nó xem có bộ đội mình dùng tàu hành quân trên sông không ?


      – Làm gì có cái vụ tàu hành quân trên sông ?

      Tư Thêu cười:

      – Có một lần rồi cha non ơ i!

      Tư Thêu móc thuốc rê và mỗi đứa quấn một điếu to như con cúi ung trâu, vừa bập vừa tri kỷ nói tiếp.

      – Ông nội biết không ? Trong hành khách có mật thám lẩn lộn. Mình có răng nó cũng có cựa chớ bộ nó chân suông sao ?

      Thằng L19 bay bọc dọc theo sông liếc cái nào cái nấy bén ngót thấy chưa ? Hôm qua nó làm một chầu bom gần nhà mũ (mũ cao su). Mấy lúc gần đây không ngày nào vùng này ngơi xơi bom.

      Phải chi ông về mấy năm trước thì còn ăn hút được. Hồi đó khúc sông này đồn bót rút hết, giải phóng từ Phú Hòa Đông lên tới Bến Củi. Mấy ông nhà mình không chịu lội bộ mõi chân nên đi tàu từ Bến Đình lên Bùng Binh, Thanh An. Đi ẩu vậy cũng đã làm cho chủ đò teo ruột lắm rồi, mấy ổng còn để nguyên quân phục, mang trường bá đỏ, “oảnh tằm sào” xuống đò luôn.


      Tôi hỏi:

      – Oảnh tằm sào là súng gì ?

      – Ông không nhớ loại mút Lơ Ben để phóng lựu của thời Pê-tanh làm trùm à?

      – Ờ ! ờ !.. nhớ rồi ! Nhưng ở đâu mà bây giờ còn những thứ đó ?

      – Còn chớ!.. khi đồng khởi thì đào mồ cuốc mả lấy bửu bối lên để xài. Nhờ ba cái thứ đó, nếu không có, súng bập lá đánh ai ?

      Để tôi nói tiếp cho nghe mà thương thằng cha chủ đò. Thằng chả như con nhái bị kẹp giữa gọng kềm. Ở trên trời thì thằng Quận trưởng quận Dầu Tiếng ngồi trên máy bay ngó xuống, còn trên sông thì mấy ông giải phóng nhà mình hầm hè. Nhích phía bên nào cũng đụng hết cả. Chỉ còn có một cách là lạy mấy ông giải phóng lui vô mui cho kín !


      – Tư Thêu tiếp :

      – Sau lần đó chủ đò không chịu chở hàng cho mình nữa. Bảy Hốt hỏng giò cả tháng, chạy tới chạy lui như đạp lửa. Khu phải ra lịnh cấm lính nhà ta làm cái kiểu đó. Bây giờ chỉ còn gánh tụi nầy được lai vãng ở Bến Dược thôi. Ông có muốn xem tàu không?


      – Thôi thì cũng tàu bè chớ có gì mà coi.

      – Úy, đừng nói vậy, con gái cạo mũ đẹp như tiên đó nghe. Ra một chuyến mà coi. Có thua gái Hà Nội tôi chết liền!

      – Ông đóng đô ở đây lâu chưa ?

      – Không lâu mà cũng không mau ! Tôi ở bên Thanh An thuộc tỉnh Bình Dương tức là Thủ Dầu Một. Đáng lẽ tôi làm thổ địa bên đó hay hơn nhưng vì U60 cần nên bắt tôi ở bên này mua lương thực cho R, nên tôi phải ở Củ Chi này.

      Ở đâu thì cũng thế thôi. Nhưng năm ngoái thì còn dễ thở, từ ngày Mỹ nhảy vô tối ngày ngồi ở miệng hầm, chiều tối xong công chuyện thì đã mệt nhừ rồi, tiên có gọi cũng lắc đầu.


      Vừa đến đó thì nghe tiếng tàu chạy xình xịch. Thêu nhích ra khỏi mé vườn che tay nhìn về phía sông. Thêu nhổ bãi nước miếng rồi nói.

      – Tàu tới rồi kìa ! Ông coi đó, khu giải phóng con cầy gì, nó chạy giữa ruột mình mà đành đứng trơ mắt ếch ngó !

      Kìa ông nhìn thử chiếc L19 dưới bụng vẽ cờ ba que, còn mũi tàu thì cũng cờ ba que. Đó, nó chạy qua mấy khúc trống, cây cờ đó thấy rõ ràng chưa ?


      Tôi gật đầu.

      – Thấy rồi!

      – Mình làm gì nó?

      – Không đánh được à ?

      – Đánh tàu đò như đàn ông đánh đàn bà còn danh dự gì mấy ông giải phóng, cha nội ? Nhưng đánh nó là mình tự vận.

      Hồi chin năm mình đánh đoàn công voa dân sự ở La Ngà cũng oai… chớ.

      – Ờ, hồi đó dân thành nghe trận đó sợ té đái !

      – Mấy cô nữ sinh mần thơ hay ra phết, “Em tủi nhục trong vòng bị chiếm, biết bao giờ nguôi hận chiến khu xanh “.

      – Bây giờ mình đánh chim chiếc tàu này thì hận chiến khu càng sâu hơn nữa đó.





      Khói đen bay lên đầu ngọn cây ở bờ sông rồi tiếng tu hít từ lòng sông vang lên văng vẳng.

      – Tàu đậu vô Bến Dược rồi đó ông !

      – Khách đông không ?

      – Đông chứ.

      – Đồng bào mình tiếng là sống trong khu giải phóng nhưng sự thực là như con heo bú vú nhờ. Nó ngưng một chuyến thì ở trong này mình ngáp, ngưng hai chuyến thì mếu, ngưng một tuần thì mình ngất ngư, ngưng một tháng thì mình thành khỉ hết ráo. – Thêu ném cái tàn thuốc, phẹc nước miếng và tiếp

      – Kìa người ở dưới tàu lên đó. Người của mình.


      – Vậy nữa sao ?

      – Có chứ, ra vô như đi chợ mà ! Chủ tàu ớn mình lắm. Sau cái cú “quá giang” của mấy ông [/i][/color][/size][/b] “oảnh tầm sào”, mấy ông mình lại làm một phát nữa.

      – Sao cấm rồi còn làm “phát” gì nữa ?

      – Phát này do cấp trên chỉ huy ! Ông Tám Quang, biết không ?

      – Nghe nói nhưng chưa gặp.

      – Sẵn dịp có thằng cha “Buột Sét Buốt Sệt” ( Wilfred Burchett ) gì đó xuống đây. Ổng định cho treo cờ đỏ sao vàng ở mũi chiếc đò chạy trên sông.

      – Sao mấy ổng biết ?

      – Kế hoạch của mấy ổng là do tụi tôi thực hiện mà.

      – Chừng nào ?

      – Chắc cũng gần. Ông có rảnh giúp ý kiến chút, chứ ông đại úy của tôi coi bộ hơi lúng túng.

      – Tôi có biết tình hình ở đây đâu mà giúp.

      – Để bữa nào thi hành tôi sẽ đề nghị ông Bảy Hốt bàn với ông. Ông là cán bộ tham mưu tôi biết mà.

      – Giởn hoài cha !

      Ông Wilfred Burchett được chào đón như một người bạn lớn của Việt Nam.


      Click image for larger version  Name:	16-wb-with-l-and-b-1276x1738.jpg Views:	1 Size:	102.7 KB ID:	94693


      https://special.nhandan.vn/wilfredbu...inh/index.html


      – Một Sơn nói với tôi chớ ai. Phải ông ở ngoài trạm cô Lụa không?

      – Phải!

      – “Chỗ” đó tốt lắm.

      – Người ta có chồng có con rồi! Làm bậy mất đạo đức hết.

      – Sợ người ta gọi là “thầy hít” hả?

      – “Thầy hít” là thầy gì?

      – Là thầy hít chớ còn thầy hít gì nữa. Cái vó của cha còn tốt lắm! Mùa Thu mà như ông là ăn trùm phé thôi!

      – Con nhà pháo không xông xáo bằng bộ binh.

      – Chắc không phải thiếu úy chăn bò như tôi. Nè, cô chị đã một lửa rồi. Còn cô em khớ lắm. Ngặt nó hay gác máy bay. Hồi tôi mới về tôi cũng cà rà mấy ngày, sau hỏi ra mới biết cô Lụa đã có chồng. Tôi bèn cưới vợ cấp tốc bên Thanh An. Còn cô Là xã đội phó phải thế lắm, nhung các ông nhà mình toàn là chưn xanh mắt ếch không rớ được. Ông vô đi.

      – Để thong thả !……… Chưa lấy “độ” mà bắn “cấp tập” thì sợ uổng đạn.

      – Ông “rùa” thì người ta quơ mất.

      Tôi quay lại vấn đề cờ quạt.

      – Vụ treo cờ ra sao?

      Bỗng có tiếng gọi từ trong nhà, Thêu bảo:

      – Ông thầy… gọi đấy. Ổng là Thầy Hít số một vùng này

      Comment


      • Font Size
        #18
        Tôi và Thêu vào nhà thì thấy người đàn bà đem treo một sào “chiến lợi phẩm” Mỹ ở trước cửa. Bình toong nhôm chen với dây dù, dây nịt, thi sắc đẹp cùng vải dù toàn made in USA, thứ hàng chiến lược mà ở chiến khu, cán bộ gặp thì giá mấy cũng mua.

        Tư Thêu vô nhà còn tôi đứng lại ngoài thềm ba lựa chọn để mua vài món. Trước nhất là bình toong và dây nịt mà tôi mới vừa cho Tuyết Trinh, và một miếng vải dù. Miếng vải của tôi đã tặng cho Thu Hà làm kỷ niệm hồi đi ngang qua Phước Long.

        Người đàn bà thấy tôi đang ngắm nghía các món hàng thì bước ra đon đả :

        – Anh lấy món gì thì lấy liền đi, để chốc nữa đội nữ du kích đi R sẽ hốt hết đó !

        – Bao nhiêu một sợi dây nịt ?

        – Đồng giá, món nào cũng một ngàn, dây dù cũng vậy, hai lọn một ngàn. mỗi lọn hai chục thước. Hai lọn trở thành hai bộ đủ giăng hai cái võng.

        Thêu ở trong nhà nói vọng ra :

        – Nhận nó làm em nuôi đi chị Sáu ! Bán rẻ rẻ để đức lại cho con cháu nhờ, bán mắc quá mai mốt không có bắt được em nuôi nữa đó !

        Thêu lại rủ tôi trở ra bờ cau ngồi dồm tàu chơi, nên chuyện mua bán hoản lại. Thấy hắn vui chuyện tôi mua gói Ruby Queen đi ra, khui mời điếu đầu tiên. Thêu vừa phà khói vừa phàn nàn.

        – Tôi không tránh khỏi cái kiếp chăn bò !

        – Về đây bò đâu mà chăn ?

        – Để mặt trời sụp rồi bò vàng bò đen ra chật đường cho mà coi !

        – Ông ở ngoải ở Nông Trường Lam Sơn hay Xuân Mai ?

        – Tập kết mười mùa Xuân chăn bò mất sáu ! Suýt nữa lấy vợ Mường rồi !

        – Đi đâu trên núi à ?

        – Không ! Có thằng bạn ở Ngọc Lặc Thanh Hóa lấy con vợ Mường. Nó còn con em vợ mười sáu tuổi. Nó muốn gả cho tôi nhưng may quá tôi bị “kêu” đi . Nếu không, ở ngoải giờ này đã cạo đầu làm ma Mường rồi. Thoát cái cảnh đó, bây giờ về đây lại chăn bò.

        Ông thấy tui uống trà một ván đó không ? Toàn là chăn bò cách mạng ! Ban ngày thì ăn hút tối lại mới ra nghề.

        Xe bò hoạt động cũng có chiến lược lắm. Nếu lơ mơ bị nó nhai đầu. Dân chuyên nghiệp ở đây tản cư vô ấp chiến lược hết rồi. Họ không dám ở đây nữa. Chánh quyền và mặt trận, xì, chỉ còn có ông Tư Thiên đó thôi chớ chẳng có ai khác, bắt họ phải bán bò lại cho xã, không cho họ đem đi để sinh sống.


        – Sao kỳ cục vậy?

        – Kỳ gì mà kỳ. Nhà cửa của người ta, nhảy vô ăn cướp rồi hô chủ nhà là gián điệp, địa chủ v.v… có gì mà kỳ. Không thấy ở ngoài Bắc đó sao ? Ăn cướp có pa-tăng !

        – Rồi họ có bán không ?

        – Dám cải lệnh ông “Trời” à ?

        – Nhiều Trời quá ! Đi đâu cũng gặp, nhất đội nhì trời, nhất trạm nhì trời. Vô đây lại gặp ông Tư Thiên. Ai cũng muốn làm trời cả.

        – Trời nhớn trời bé ! Tư Thiên cũng là trời ở đâu đó.

        Dân xe bò ngày trước mần ăn được lắm. Chuyên chở hàng hóa từ đây lên Sóc Lào Bà Nhả mỗi ngày được một ngàn, tệ lắm cũng tám trăm. Mình tới cái là sung công chở đêm. Ban ngày bò nằm ì, chớ có sức đâu mà lôi kéo nữa. Vã lại tình hình này có mình đồng xương sắt cũng không dám cho bò ra đường vào ban ngày.

        Tụi này bây giờ “quản lý” năm con bò vừa mới mua. Một cổ xe, hai con bò giá cả trăm ngàn, nhưng [/i][/color][/size][/b] họ phải gạt nước mắt để giá ủng hộ giải phóng năm chục.

        Chán lắm ông bạn ơi, dân bây giờ họ hổng có mê giải phóng như Vệ Quốc Đoàn thời kháng chiến đâu. Ông ở đây ít bữa rồi cũng biết.

        Cái bà Sáu Tiệm chủ nhà này sở dĩ niềm nở với bọn tôi là vì bả là cơ sở của ông Thầy Hít. Ổng hít thì bả cũng hít. Ổng càng bỏ tiền ra xây dựng cơ sở thì bả càng cho hít mạnh.

        Bình toong Mỹ giá năm, sáu trăm thôi, bả hô một ngàn, các ông nhà mình cũng ngữa cổ cho chém ! Cỡ Thầy Bảy thì bả xưng “em” , cỡ ông thì bả xưng “chị” , dù em hay chị bả cũng hốt hồn như thường.



        Click image for larger version  Name:	Kinh-nghiem-di-dia-dao-Cu-Chi-09.jpg Views:	1 Size:	142.0 KB ID:	96302


        – Còn cỡ như ông bả gọi là gì ?

        – Cỡ như tôi bả nói trỏng ! – Thêu hỏi tiếp – Ở đây chờ gia đình vô chớ?

        – Chưa biết !

        – Phải có kế hoạch, dù chỉ đi hay ở đâu một buổi. Nó đổ nó chụp bất ngờ lắm. Không có chạy kịp đâu. Ở đây rừng chồi và hẹp chớ không như trên R. Một cuộc hội nghị gì đó ở bên Bến Cát bị nhảy chụp nguyên con đó nghe cha non.

        Con nhỏ xã đội phó có hầm. Đeo nó cho chắc mới sống. Thằng Một Sơn phải xin hầm của nó để giấu khách đấy ! Đường dây đâu có hầm hố gì. Ông Thầy Hít nhà tôi hỏi xin hầm của nó không cho. Lần vừa rồi, Mỹ nhảy, thầy trò chạy như vịt.


        – Sao nó không giúp mấy cha ?

        – Nó ghét Mùa Thu. Hì hì, hổng biết tại sao nó bảo Má Hai đi móc gia đình cho ông ?

        – Hổng chừng tôi lại bị ghét.

        – Ma bắt coi mặt người ta ! Con nhỏ này ba gai lắm. Nhưng chắc nó coi chưn coi cẳng ông được rồi đó ! Mà nè, tôi hỏi thiệt ông, ông thích nó chưa ? Thích mê rồi chứ gì ? Mình don don, bụng eo eo, đít nún trái quít, gò má no nê, còn đòi voi đòi tiên gì nữa ? Chả bằng mấy chị hĩm à ? Có quịt nợ ai ngoài đó không ?

        – Không . Còn nguyên chất !

        – Băm mấy rồi ?

        – Băm ba.

        – Còn trai nheo nhẻo lại thứ thiệt thì có lo gì ! Cứng cạy như tui mà cũng chưa phải “hốt ổ” của người ta, ông coi còn khớ khũm mà. Con nhỏ mới mười tám thôi. Tôi biết con chị nó chừng hăm ba. Chịp, nếu tôi về sớm chút nữa thì tôi quơ con chị, thì bây giờ tôi gả cô em cho ông liền da.

        – Thêu vui miệng nói liên miên :

        – Nè, ông đừng nghĩ rằng Mùa Thu tụi mình là ưu thế nghe! Con gái không mê Mùa Thu một chút nào!


        Tôi cười:

        – Vậy hồi ở ngoải tôi nghe Ban Thống Nhất nói là con con gái trong mình trừ cho “anh đội tập kết mười tuổi”. Như tôi vầy thì chỉ còn có hai mươi ba tuổi thôi, tôi mừng quá nên bương riết về…

        Thêu cười:

        – Họ gạt mình đó cha! Chẳng có con gái nào nói vậy hết. Cũng như hồi ở ngoải tôi nghe đài Giải phóng nói, đã giải phóng 3/4, 4/5 gì đó, bộ đội giải phóng toàn là đi đò máy, tôi nôn ruột, đi về riết để trong này người ta “nơ” nguyên mâm mình không có phần ăn !

        – Chịp. Thì cũng như hai năm tập kết vậy cha nội ơi.

        – Ra ngoài đó, đứa nào đứa nấy “ôm ống” kêu trời. Mười năm con chim không biết gáy. Hì hì…

        – Tư Thêu trở lại vụ cô xã đội – Tôi làm thổ địa ở đây, tôi biết rõ. Dư luận ở đây chỉ phục có cái gia đình Má Hai. Biết sao không? Con Lụa được một ông Kẹ hỏi ý kiến. Má không gả mà lại gả cho một thằng đánh xe bò. Vợ chồng nó vẫn đầm ấm.

        Nè, chỗ anh em tôi thương tôi bảo trước. Nó đối xử với ai cũng thân mật hết, do đó có nhiều ông Mùa Thu tưởng bở, bị phỏng tay đó !

        – Tư Thêu tiếp luôn

        – Các cha mình chán lắm. Không có ai còn uy tín ở vùng này. Nếu ông về sớm sớm ông sẽ thấy mấy con sâu Mùa Thu làm sầu nồi canh giải phóng như thế nào. Mấy ông nội mình mới về đây phùng sè dữ lắm ông ơi !

        Có ông xin dừa của người ta không cần móc trèo gì hết, cứ dưới đất móc K54 bắn.


        – Bể hết lấy gì uống?

        – Bể không có gì cho ông ta uống đã đành, lại còn bể luôn đạo đức, bể luôn công tác dân vận nữa chớ. Bà con người ta bảo chẳng khác gì bọn pạc-ti-dăng thời Pháp. Nói câu đó còn nặng hơn vác tạ gạo.

        – Lính mình bị dồn ép lâu quá rồi nổi khùng vậy thôi. Bắn bậy ít phát thì hết khùng chớ gì mà lo!

        – Không phải chỉ bắn dừa thôi ông ơi ! Phải có ông bữa đó coi !

        Tôi thật tình muốn độn thổ, mà dọn đi đâu cho được ? Con nít, người lớn nghe súng nổ chạy trốn. Chập sau không thấy lính, lóp ngóp đến. Mấy đứa con nít cười :

        - “ Bắn dở hơn Mỹ ”.

        Còn người lớn thì nhìn nước dừa chảy ròng ròng mà cười :

        - “Mấy ông bắn cũng hay đấy chớ ! Dừa non nhỏ vậy mà bắn cũng trúng. Nhưng uổng mấy viên đạn, không biết nước nào viện trợ ?”

        Nghe câu đó thấm hơn bài học hả?


        Tôi làm thinh. Một hồi mới đỡ gạt:

        – Mấy ổng ngứa tay thử súng vậy thôi !

        Tư Thêu nói như tố khổ.

        – Nhưng chưa hết. Còn nhiều vụ lắm.

        Ông Ba Kính lùn, nhỏ con nhưng cà xấc lắm, quân hàm thiếu tá. Không biết dẫm vô cái ô nào mà bị hạ từng công tác rồi bị trả về I2 đi ngang qua sông Vàm Cỏ bị tàu bắn chìm ghe.

        Nhưng cũng không danh tiếng bằng Bảy Huyền.

        Ông ta đúng là Thầy Hít có hạng ở vùng này. Ông ta có vợ có con ngoài thành. Cứ lâu lâu bà ta vô thăm ở chơi cả tuần lễ. Vậy mà hể vắng vợ là ổng quơ bạc mạng cô hồn.

        Ổng ngủ toàn lựa nhà có đàn bà con gái. Đêm nào cũng mò người ta ! Không ai dám báo cáo vì sợ ổng mất uy tín.

        Đúng ra người ta ngán ổng vì cây súng với chiếc xe Bờ-Rô mới toanh của vợ mua cho. Nhờ chiếc xe đó ổng ông quơ được bà Hai Mẫn, chủ quán dưới chợ An Nhơn Tây.

        Bà này thuộc loại đệ nhất hạm đội, hơn bà Sáu Tiệm này xa. Tiếng tăm đồn quá xá, ở trên phải thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi đảng, hạ hai cấp. Ông ta bất mãn hẹn hò với bà kia, hai người dông ra thành. Thế !




        Click image for larger version  Name:	maxresdefault.jpg Views:	1 Size:	85.9 KB ID:	96304


        Tôi giật mình:

        – Có chuyện động trời đó nữa sao?

        – Thượng vàng hạ cám, chuyện gì mà không có? Dũng sỉ cũng dông như thường. Nhưng để đó, hạ hồi phân giải. Bây giờ để nói vài trường hợp dẫm vô cái ô thứ hai cho ông bạn nghe mát lổ tai chơi. Mới vừa đây có ông Năm Tiều làm một cú cũng nổi đình nổi đám lắm.

        Ông ta có vợ có con hồi chin năm Thằng con trai mười ba tuổi. Cơ quan đóng ở nhà bà má có đứa con gái. Ông ta bắt chuỗi rể sao đó mà cô ta mang bầu. Ông ta chịu thiệt. Cơ quan phải tuyên bố. Ở vùng này có câu ca dao :


        Tháng này ở dưới Gót Chàng.

        Tháng sau thì đến với nàng Hòa Đông.


        Cũng chưa hết. Xong vụ Năm Tiền tới vụ Hai Giả.

        Ông này cũng có vợ con đùm đề ở trên Hóc Môn. Vợ vô thăm mua đài, xe đạp đủ các thứ, toàn thượng hảo hạng, ai trông thấy cũng lé mắt, cứ vài tháng bà vượt Cầu Bông lên đây “dưng dưa” cho bệ hạ vài ngày, nhưng ăn quen nhịn không quen, hễ bả về thì ông ở trên này xả cảng hoạt động.

        Ổng có tật “súc miệng” bằng Ba Xị Đế.

        Cho nên ông ta quơ bà Chín Kiểu nấu rượu ở Bến Mương. Nhờ đó ông ta tha hồ “súc miệng”.

        Rồi bà cũng có thai và phá thai. Hiện ổng đang bị đình chỉ công tác chờ kỹ luật. Nói lằng nhằng mãi cũng không có hết đâu. Nhưng đó chỉ là chuyện mấy ông nhỏ. Còn mấy ông lớn cũng chẳng có thua gì, nhưng phải giữ gìn uy tín cho mấy ổng.


        Người vợ thứ hai và các con của Lê Duẩn . Bà Nguyễn Thụy Nga cùng con gái Vũ Anh, con trai Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung chụp ảnh kỷ niệm trước khi bà chia tay các con vào Nam năm 1964


        Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcQrL3ua_phk6OXAQ70_EVyRw4E0MKfJnNmr1A&usqp=CAU.jpg Views:	3 Size:	7.3 KB ID:	96310

        https://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin/to...an-369990.html

        Comment


        • Font Size
          #19
          Đến đó thì có hai người đàn bà rẽ vào mối đường. Tư Thêu nói nhỏ :

          – Người của mình ở dưới tàu lên ! Để tôi tiếp chuyện.

          Tôi trở vào nhà đứng trước thềm ba săm soi mấy món chiến lợi phẩm của chị Sáu Tiệm . Chị vồn vả :

          – Cậu mua đi, tôi để vốn cho. Ở vùng này cần các thứ đó lắm. Nhất là cái bi-đông. Rủi gặp lúc tụi nó “khui”, ở dưới âm phủ hai ba ngày lấy gì uống ?

          Quả thật, đồ tốt quá. Thứ nào cũng“ô-rin” cả. Lương thực vũ khí của nó mình mua dùng đánh lại nó khoẻ re . Đánh bao lâu mà không được ?

          – Cậu nhờ người móc gia đình hả ?

          – Dạ .

          – Ở đâu ?

          – Dạ ở Sàigòn .

          – Vậy thì dễ lắm . Ngày đi ngày về . Rước mợ hả ?

          – Dạ tôi đâu có mợ miết gì.

          – Ở ngoài Bắc cả chục năm mà ở vậy được à ? Nge mấy ông nhà mình nói con gái Bắc đẹp lắm !

          – Đẹp thì cũng có đẹp nhưng ta về ta tắm ao ta vẫn hơn.

          – Ao ta có người tắm hết rồi.

          – Chị làm mai được không ?

          – Tôi đâu có biết ai mà mai mối. Ở đây chỉ có một chỗ thôi. Nhưng con nhỏ này gác máy bay dữ lắm. Cỡ cậu chắc…

          Vừa đến đó thì y như kịch diển trên sân khấu, nhân vật bước ra.

          – Anh Hai ơi ! Đi về !

          Nghe tiếng quen tôi ngó lại. Thì ra Là. Tôi hỏi :

          – Má xuống tàu rồi hả em ?

          – Xuống rồi. Thôi đi về. Em còn nhiều công chuyện lắm.

          – Em coi dùm mấy món này chút để anh mua .

          – Tiền đâu mà mua ! Ai biểu đang đeo trong mình thấy mấy cô đi R xin là cho ngay.

          – Ừ ! thì người ta cần mà em !

          – Cho người ta nên bây giờ phải mua với giá siết họng !

          Thấy Là có vẻ phật ý tôi chỉ mua hai lọn dây dù với lý do là đem về giăng võng cho bé Rớt ngủ. Bị Là phản đối tôi không dám mó món gì khác. Tôi là một người khách vô kỷ luật mất rồi. Từ R xuống trạm, đáng lẽ phải ở tại trạm chờ chuyến đi về cơ quan, đàng này lại bỏ trạm cà nhỏng ra “vùng meo” thế này rủi có chuyện gì ắt bị kỷ luật.

          Bây giờ sinh mạng tôi nằm trong tay của cô xã đội phó này. Cho nên tôi không dám cãi lời cô. Cô bảo đi là đi, cô bảo chạy là chạy, cô bảo chui là chui mà. Ngoài cái quyền xã đội kia, cô còn có cái quyền em nuôi nữa . Mà là em gái.


          Nhưng bà chủ tiệm cứ xơn xớt cái miệng, kéo níu :

          – Anh Hai, ủa cậu Hai có chê thì tôi tìm thứ “cước cạnh” hơn cho.

          Cái bình toong này có móp một chỗ. Móp thì móp, có sao đâu mà ! Đựng nước không chảy thì thôi phải không cô xã đội. Thiếu gì cái tốt mã, tròn trịa không móp méo mà đựng nước chảy re . Cậu Hai muốn thứ nào ?



          Click image for larger version  Name:	rotationofdsc02345-1394816465980.jpg Views:	1 Size:	55.7 KB ID:	99378


          Là cười khảy, nói trỏng trơ :

          – Ở nhà có rồi còn mang chi thứ đó nữa ! Thôi đi về anh Hai !

          Sáu Tiệm cười thơn thớt.

          – Coi chừng cái ở nhà lâu quá không xài nó thủng rồi mà không hay ! Ủa, cô xã đội quen với cậu hồi nào vậy cậu ?

          – Ảnh là con của má tôi, là anh của tôi.

          – À, vậy hả ? Cơ khổ, vậy mà tôi đâu có biết ! Bị má có nhiều con quá mà ! Con mùa Thu, con mùa Đông, con đại tá, con đại úy, còn cô cũng có nhiều anh quá… nên tôi không biết hết. Xin lỗi nghen.

          – Con đâu mà nhiều. Má tôi chỉ nhận ảnh là con thay cho anh Hai tôi hi sinh năm 1946 ở trận Bến Súc.

          – Vậy nữa, tôi đâu có biết !

          – Hồi đó chị chưa ra đời, biết sao được.

          – Tôi không biết mà cô xã đội biết, thiệt là tài ! Cho nên gọi bằng anh, sợ còn hơn ru…ột đó!

          Tôi thấy cuộc đối thoại có mầm bùng nổ to hơn nên can gián, cố ý bênh vực cho cô em gái của mình :

          – Tôi được má nhận làm con nuôi đó chị Sáu.

          Chị Sáu nhìn chằm chặp vào Là:

          – Vậy tốt lắm ! Chuột sa hủ nếp rồi đó! Hì hì… thôi đi về đi để cô em hờn mét má đánh đòn ! Mai mốt có đi ngang đây thì ghé uống trà. Tôi có rượu nếp than nữa ! Cô xã đội bữa nay ăn mặc đẹp quá. Quần áo này chui xuống hầm hỏng hết !

          – Nè, cậu hai muốn bình toong không chảy, tôi kiếm dùm cho. Mai mốt ghé lại thì có.

          Là đi vun vút như gió bỏ tôi một khoảng xa, tôi kêu hai ba lần mới đứng lại. Thấy nét mặt Là vẩn hầm hầm, tôi kiếm chuyện dã lã :

          – Tàu chở đông người không em ?

          – Đông lắm !

          – Bao nhiêu một cái “vé” (Tôi phát âm theo tiếng Bắc)

          – “ Dé ” gì ?

          – Vé đi tàu !

          – Giấy mà nói “óe óe”.

          – Ừ thì “dé”, ủa “giấy”.

          – Ai có đi tàu mà biết.


          Thấy cô em giận dỗi, tôi suýt bật cười. Nếu tôi không vào cái quán này thì mọi sự êm rơ. Đàn bà con gái có những cái giận như vậy đó. Đàn ông phải hiểu. Tôi bèn đánh trống lãng :


          – Bữa nào em cho anh xem hầm được không ?

          – Cũng vậy thôi, có gì mà xem !

          – Anh đâu đã xuống lần nào mà “cũng vậy”.

          – Để hôm nào tiện.

          – Em có bao nhiêu thước hầm ?

          – Chục rưỡi gì đó !

          – Trời đất ! Sao anh nghe đài nói là du kích mỗi xã có vài cây số hầm.

          – Đài nào ?

          – Đài nào em biết mà !

          – Mấy ông đó biết cái hầm ra sao mà cứ nói. Đào một thước hầm đã gãy tay rồi nữa là mấy cây số !


          Đào địa đạo Củ Chi trước 1975


          Click image for larger version  Name:	691FIjQD.jpg Views:	1 Size:	20.0 KB ID:	99379


          Đang đi bỗng Là đứng lại nhìn tôi với cặp mắt rực lửa. Tôi khựng lại, nghe như một loạt “ tiểu liên ” ria ngay vào ngực một cách êm ái :

          – Bả mời anh mai mốt tới uống trà, uống rượu nếp than, hút thuốc thơm.

          – Người ta mời xã giao mà … em !

          – Anh có định tới không, sao không trả lời để bả chờ ?

          – Chậc ! Anh gặp thằng bạn quen về hồi 62 mà. Nó thấy anh đứng xớ rớ ngoài đường nó lôi vô nhà đó chớ, đâu phải tự nhiên mà anh dám bước ra khỏi vòng phép của em.

          – Anh quen ông nào ?

          – Tư Thêu.

          Tôi thấy nét mặt Là hơi giản ra nên lại tiếp tục đi tới.

          – Ai chớ ông đó thì được. Ổng có vợ con đàng hoàng. Từ đầu Đồng Khởi tới giờ không mang tiếng.

          – Ảnh giới thiệu cho anh một người.

          – Người gì ?

          – Người con gái .

          – Xí !

          Là đang đi bỗng quay lại “xi” một tiếng rồi ngoe ngoải bỏ đi, vượt tới trước! Tôi cười và đi nhanh theo, trêu tiếp:

          – Em biết người con gái đó không?

          – Hết con gái tới đàn bà, hết đàn bà tới con gái. Các ông thì vậy thôi. Văng râu rớt mão cũng vì ba cái đó.

          – Mía sâu có đốt nhà dột có nơi nghe cưng !

          – Thì em có quơ đủa cả nắm đâu. Em chỉ nói mấy ông đó thôi.

          Là dịu dàng trở lại. Tôi cũng tìm cách bao che cho mấy đồng chí nhà mình và vớt vát cho cái mặt mình bị đen lây.

          Tôi nói :

          – Em phải thông cảm cho họ. Bốn mươi ngoài cả, xa vợ chin mười năm rồi.

          – Xa thì về gặp rồi. Gặp rồi mà còn vậy. Xa thì bậc nào ?

          Tôi đành lặng im.
          Trời mưa nắng gắt. Nắng chớp sao trên cánh đồng còn lởm chởm những mô rạ cùn. Đất cát pha đất đỏ nâu nhạt, khô cứng. Không giống như đất đầy phân lá nâu đen miền Tây hoặc đất màu mở Tây Đô ở những nơi mà tôi đã đi qua.

          Đất Củ Chi hơi giống đất Bắc Giang Bắc Ninh. Tôi đi theo chân cô du kích mà lòng miên man nghĩ ngợi nôn nao, nhớ nhung, nhưng không biết nghĩ ngợi nhớ nhung ông bà ông vải gỉ mà thấy mình lâng lâng như mây gió bay đi bốn phương vô định.


          Nhìn cánh đồng rộng trải ra trước mắt tôi lại thấy tôi trôi ngược về Xuân Mai, Ba Vì, Lam Sơn là những vùng rừng núi chập chùng. Ở đó những người lính Nam Bộ thay vì ở cơ binh quân ngũ, lại đi đón gỗ, chăn bò, nuôi heo, trồng cao su, trồng mía còn hơn tù khổ sai hơn hồi chín năm !


          Click image for larger version  Name:	ruong-lua-bavi.jpg Views:	1 Size:	21.2 KB ID:	99380

          Bây giờ ở trên đang cần ngực Nam Kỳ đở đạn, xương Nam Kỳ bắc cầu, da Nam Kỳ bọc ghế để bọn chúa đất Bắc Kỳ ngồi thì dân Nam Kỳ mới được vinh quang rời chuồng bò cũi lợn, rời rừng hoang, vượt núi về quê để đưa ngực ra…

          Tư Thêu, tên thiếu úy chăn bò chỉ là một trong cái đội quân Nam Kỳ lốc nhốc đó. Gần bốn mươi tuổi mới được cưới vợ và lại chăn bò. Nhưng chăn bò ở đây dù sao cũng khỏe hơn.

          Tôi đã từng thấy những chú bò xe đứng trong bóng mát thầm lặng nhơi cỏ. Những con bò béo tốt và khỏe mạnh với “cục cổ” có thể kéo cả quả núi Ba Vì.

          Comment


          • Font Size
            #20
            Khi leo thang ra miền Bắc bằng Không Lực, Tổng Thống Mỹ đã tuyên bố :

            - Sẽ cho Hà Nội trở lại thời kỳ gổ đá. Thì rõ thật !

            Ở đây “Ngụy” đi máy bay tàu thủy xe hơi còn mình thì đi xe bò.

            Nhưng rồi đây xe bò cũng không được tự do thênh thang. Chúng nó đi guốc trong bụng mình. Chúng nó đâu có để bò tải gạo cho giải phóng ăn no rồi đánh lại chúng . Một đồng một cốt như nhau. Mỹ cũng theo chánh sách của Pháp.


            Hồi kháng chiến trước, Pháp nó bảo :

            - " Bắn chết một con trâu bằng cắt đầu mười tên Vệ Quốc Đoàn. "

            Hồi 1948, tôi ở vùng Rừng Sát xã Lý Nhơn, chúng nhảy dù xuống bao vây Trung Đoàn 300 của Dương Văn Dương, và Tiểu Đoàn 305 của tỉnh Gò Công thuộc chiến khu 8.

            Hai đơn vị này phải mở đường máu rút chạy, Tây gom tất cả trâu vùng này có đến trên hai trăm con rồi xã súng bắn chết sạch hết. Xác trâu nằm đầy ruộng. Dân chúng lẫn lính Vệ Quốc Đoàn tha hồ mà xẻ khô. Nhiều quá lấy không xuể, thối oăng, lớp thì chất rơm đốt, lớp thì lôi bỏ xuống hố, gọi là Mã Trâu.



            Click image for larger version

Name:	65986012_327837751484116_685671737597100032_n.jpg
Views:	65
Size:	73.3 KB
ID:	99382


            Bỗng nhiên tôi hỏi Là:

            – Tại sao gọi là Hố Bò hả em ?

            – Em không biết gì đâu. cũng như Củ Chi, Bến Dược, Sóc Lào vậy thôi.

            – Không phải đâu !

            – Tôi đặt chuyện để xóa đi nét cau có trên gương mặt hồng tươi xinh xinh của cô gái.

            – Người ta gọi Hố Bò là vì hồi sau khi mình thua trận Bến Súc, Tây nó gom bò lại rồi bắn hết. Chỗ đó là một cánh đồng. Nên người ta gọi là Đồng Bò rồi sau này mưa trủng xuống sâu, ta gọi là Hố Bò.


            Là tưởng thật, hỏi :

            – Còn Bến Dược ?

            – Ban đầu nó là Bến Nược. Vì bờ sông Sàigòn có cái bến cá nược thường đến. Hễ người đứng trên bờ gọi to :

            - “ Nược, nược, đua bớ nược !” Thế là cặp cá nược nổi lên bơi đua với mình đi trên bờ. Về sau Bến Nược hóa thành Bến Dược.


            – Em đâu có biết cái chuyện đó ! Còn Củ Chi ?

            Tôi bí nên gạt nhẹ.

            – Chuyện đó dài lắm. Hôm nào xuống hầm nghỉ ngơi anh sẽ kể cho em nghe !

            – Vậy em cho anh xuống hầm bây giờ nè !

            – Anh thích xuống hầm cho biết.

            – Em sợ anh xuống rồi trồi lên không kịp chớ thích gì.

            Đang đi trên đường, Là bỗng rẽ vào một lối mòn dẫn vào một khu rừng chồi. Vừa đi, Là nói :

            – Hồi Mỹ mới tới Dĩ An, Đồng Dù em ớn lắm, nhưng sau vài trận bom, em thấy tụi nó dở lắm. Nó bỏ không chết gì ngoài ba con cóc nhái với ểnh ương.

            – Giởn hoài em. Khúc đường 15 từ Hố Bò xuống tới An Nhơn Tây tan thành bùn thì sao ?

            Là nghênh mặt :

            – Cái đó là B52 mà anh .

            – B52 cũng thả bom chớ thả gì ?

            – Nhưng mà nó thả hằng loạt, chứ không thả như tụi kia. Em chỉ ngán B52 thôi. Hễ B52 trải thảm thì trời cứu !

            Còn tụi kia, em nói thiệt, L19 bắn trái điểm rủi có ngay em, em cũng phóng khỏi. Vì phải ít nhất hai phút bom từ phản lực mới rơi tới đất. Em đã tập trận giả với tụi con Mô rồi. Hai phút em chạy ít nhất nhất là một trăm thước, nếu đất bằng em chạy một trăm năm chục thước, bom liệng không kịp.



            Cán bộ, chiến sĩ Đội nữ Du kích Củ Chi họp bàn phương án tác chiến.


            Click image for larger version

Name:	21-09-2018CuChi_3.jpg
Views:	62
Size:	66.5 KB
ID:	99383



            – Rủi bom rơi ngay thì sao ?

            – Đó là trường hợp rơi ngay.

            – Làm sao em biết bom rơi ngay mà chạy ?

            – Thấy nó như cái dĩa và to lần bằng miệng thúng. Đó là rơi ngay. Còn thấy nó như khúc mía rời, dài bằng cây gậy đó là rơi xa.

            – Là liến thoắng trỏ về Hố Bò

            – Anh trông kìa, cái vệt trắng trắng đó là cái nhà Mủ của đồn điền cao su hồi trước. Máy bay đánh nát hết chung quanh, cả rừng cao su cũng nằm mẹp, nhưng cái nhà mủ còn nguyên.


            Tôi cười:

            – Không phải nó dở đâu. Nó để cái nhà đó làm điểm chuẩn bỏ bom đó.

            Là trố mắt :

            – Vậy không phải nó bỏ bom trật á ?

            – Không đâu em .

            – Chuẩn là gì ?

            – Tức là dùng cái nóc trắng để tìm ra những nơi khác. Cũng như em nói :

            - “ Còn một cây số nữa là tới Hố Bò. Hoặc đi khỏi Hố Bò một cây số thì tới !” Vậy đó.


            Là cười khoe hàm răng trắng lấp lánh:

            – Vậy mà lâu nay tụi em cứ chê lén mấy thằng Mỹ bỏ bom dở.

            – Dở gì mà dở. Cầu Miền Bắc nó đánh còn sập tất cả nữa là một cái nhà con đó.

            Sẵn dịp tôi cũng cho cô em biết chút khoa học về xạ kích, bắn pháo của tôi :

            – Bây giờ nếu ở trên bảo anh pháo Củ Chi anh bắn nát hết cho coi.

            – Thiệt không ?

            – Sao không ! Đơn vị của anh đã đánh sân bay Biên Hoà đấy. Nói cho cô em biết.

            Là ngó tôi trân trân chân vấp mô đất suýt ngã. Tôi chụp lấy tay kéo nàng lại.

            – Thời buổi này cái gì cũng phải dùng khoa học hết em ạ. Về trong này chỉ có những con người được huấn luyện chút ít khoa học còn những phương tiện khoa học thì hoàn toàn không có trong tay. Khác nào gà nòi đem đi đá mà cắt đi cặp cựa, võ sĩ lên đài mà bị trói tay.

            – Nhưng cũng còn khá hơn chúng em trong này. Mấy ổng xách đầu muốn bỏ đâu thì bỏ, bảo làm gì thì làm nấy, trong tay chỉ có cây CKC thôi, ngoài ra còn mấy hầm chông nữa là hết.

            – Nhưng về tinh thần thì các em hơn các anh xa.

            Comment


            • Font Size
              #21
              Là cười ré lên hồi lâu. Chúng tôi lủi sâu vô rừng. Đất lòi lên những mô đỏ sậm, rải rác những cành cây gãy cúp trên đầu hoặc lỗ chỗ dấu đạn dưới chân.

              – Em sẽ cho anh biết mùi hầm Củ Chi !

              Nói xong nàng ngồi xuống một lùm rậm, đưa tay vào cào một mớ lá khô.

              – Em tìm cái gì vậy ?

              Là không trả lời. Nàng cúi đầu vào, bị mấy nhánh gai cản mặt, nàng bảo:

              – Anh vén ba cái này dùm chút.

              Tôi vừa kéo mấy nhánh cây ra thì Là reo lên :

              – À đây rồi !

              Tôi nhìn qua vai Là nhưng không thấy gì ngoài mấy ngón tay hoạt động của Là, những ngón tay không đẹp cũng không thô. Bỗng chúng dừng lại, Là ngẫng lên :

              – Anh thấy nắp hầm không ?

              – Không !

              Là ngồi nhích qua một bên nhường chỗ cho tôi. Tay vẫn đỡ nhánh gai, tôi ngồi xuống.

              Là đã cào hết đất bùn trên một diện tích vuông bằng cái khay trầu, để lộ ra một chiếc khung gỗ. Là lại lấy ngón trỏ moi moi và lần lượt lôi lên hai cái khoen sắt. Là quay sang, mặt nàng suýt đụng mặt tôi, hơi thở của nàng nóng hổi :


              – Hầm này của xã đội xử dụng chung, nhưng cả năm bỏ phế không ai xuống!

              Tôi thọc hai ngón tay trỏ vào khoen và lôi mạnh lên. Nhưng ngón tay bị khuyết đau mà nấp hầm không bật. Là nói:

              – Bỏ từ Đồng Khởi tới bây giờ, nắp có lẽ đã mục rồi !

              Tôi bảo Là tránh ra rồi đứng dậy lấy hết sức bình sanh kéo phát nữa. Lần này thì nắp hầm bật lên để hở một khoảng trống vuông đen ngòm. Từ đó bốc lên một thứ mùi vừa nóng vừa tanh. Tôi phải quay mặt ra ngoài để tránh.

              – Đó, muốn xuống cho xuống ?

              Là hỏi trỏng chứ không dùng tiếng “em” như trước đây nữa.

              – Địa đạo gì giống âm phủ vậy ?

              – Thì nó vậy đó chớ sao ?

              Tôi thối chí quá nhưng còn muốn biết thêm. Tôi móc đèn pin trong ba-lô rọi rồi nhìn qua…

              – Thì xuống đi cho biết !

              – Chỉ có vầy thôi sao ?

              – Thì nó là cái hầm bí mật thôi , nhưng nếu là của tập thể thì đào dài ra, rộng hơn một chút, chớ có gì lạ đâu.

              – Vậy sao đài nói là lùa cả bò heo xuống dưới đó được. Cái miệng hầm này có bằng này thì bò chui thế nào ?

              – Thì bò giấy heo giấy lọt tuốt chớ sao không?

              – Hay là có bí mật gì khác, em không muốn cho anh biết?

              – Bí mật gì nữa, ba cái hầm bây giờ ai còn xài nữa mà phải giữ bí mật ?

              – Vậy sao anh nghe nói xuống hầm như ở trên nhà, mát mẽ, khoảng khoác, ngủ trưa đã lắm.

              – Vậy nữa ?

              – Người ta còn nói là hầm có hai ba tầng như nhà lầu vậy.

              – Có hai tầng thôi !

              – Đó, em giấu thấy chưa?

              – Có hai tầng thiệt, nhưng không có mấy ai đào nổi !

              – Sao vậy ?

              – Đào một tầng đã hộc máu rồi anh ơi ! Để khi nào chúng em đào hầm mới hoặc chữa lại hầm củ em sẽ cho anh biết.

              - Anh đào thử năm tấc hầm coi có nổi không ? Rồi anh sẽ hiểu muốn đào một cây số hầm thì cần bao nhiêu nhân công.

              Nhưng anh nên nhớ là :

              - Đào ban đêm lén lút không được đốt đèn

              - Không được nói chuyện chớ không phải như phá hoại đường sá ồn ào đâu nghe.




              Click image for larger version

Name:	bo-truong24-4-2015-3.jpg
Views:	63
Size:	23.3 KB
ID:	99385

              https://www.vietnamngaymai.com/node/81037

              Viết tới đây thì Bagdah bị ăn bom Mỹ. Những tên ngoan cố, ngu xuẩn xâm lược đều đưa quốc gia dân tộc đến một kết quả giống nhau.

              Năm chục ngàn thanh niên Việt Nam chết ở Cao Miên, Mười ngàn ở Lào để làm gì ?

              Kuwait đã bị chiếm đóng nhưng sẽ được giải phóng trong vài ngày tới.

              Với cái giá máu nào Iraq phải trả cho cuộc xâm lăng này ?

              Cũng như VC đã trả ở Miền Nam và Cao Miên !

              Comment


              • Font Size
                #22
                Tôi lắc đầu không chịu xuống hầm. Từ kháng chiến chống Pháp tới giờ tôi chưa bao giờ nếm mùi địa đạo. Hơn nữa nghe Là nói sơ qua, tôi đã thấy ngột ngạt rồi.

                Lại còn các thứ rắn rết, muỗi, bọ và đặc biệt là “ghẻ”, cái thứ ghẻ có cái tên là “ghẻ xốn” mà tôi vừa nghe nàng nói lúc đi đường, nên tôi cương quyết rút lui.


                Đậy nắp hầm, nghi trang trở lại như cũ, Là dắt tôi trở ra đường . Nàng giải thích:

                – Đây là cái hầm mấy ổng định dùng để phục kích đánh lính ruồng. Bắn tỉa xong là chạy thụt xuống hang trốn.

                – Có đánh được trận nào không ?

                – Đâu có đánh được.

                – Tại sao ?
                – Vì nó đâu có đi bộ mà đánh.

                – Không đi bộ thì đi bằng gì ?

                – Nó toàn “đổ” bằng trực thăng thôi. Có trực thăng thì kể như mình hết ngo ngoe.

                – Tại sao vậy ?

                – Nó bắn như mưa trên đầu. Trước khi đổ nó bắn nát. Trong lúc đổ nó bắn vòng quanh bảo vệ. Trước khi rút nó bắn chận hậu.

                Mình đâu có phục kích được. Mà có phục kích thì chắc đâu nó đã vào đúng ý đồ của mình? Vì nó đổ bãi trống, có khi nó đổ sau lưng hoặc đổ bên hông, mình co giò chạy không kịp. Vậy cho nên hầm phải bỏ trống. Xài gì được mà xài.

                Vừa rồi chúng em động viên toàn đội đào ở ngoài đường 15 gần Bến Dược, trên đường xuống An Nhơn Tây. Định sẽ chận đánh một trận nho nhỏ để hâm nóng tinh thần đồng bào nhưng lại bị B52 bỏ


                – Trúng ngay á ?

                – Không, chỉ hơi gần thôi anh ạ !

                – Rồi sao ?

                – Nhưng hầm sụp hết.

                – Hầm yếu vậy sao ?

                – Anh nghỉ coi bom tấn, đất gì chịu nổi ?

                Là lặng thinh một lúc. Tôi mới vỡ nhẽ ra nhiều điều. Các thứ bửu bối xài thời kháng chiến chống Pháp bây giờ vô dụng hết. Như lựu đạn gài hầm chông…

                Là nói đúng ngay ý nghĩ của tôi :

                – Lúc nãy em quên, để lần sau, em sẽ dẫn cho anh xem khúc đường 15 bị B52 “cày” . Bùn sục lên như cháo.

                – Biết rồi. Anh cũng đã thấy nhiều rồi. Đợi phải cô lên lớp cho sao ?

                – Anh tính coi bom 200 ký, 250 ký dùi sâu mấy thước ?

                – Từ ba tới bốn thước.

                – Bom tấn dùi bao sâu ?

                – Chín, mười thước.

                Là lắc đầu không nói gì. Hồi lâu, bảo :

                – Anh thấy chưa ?

                – Thấy gì ? Bộ trực thăng tới hà ?

                – Không, em nói chuyện địa đạo kia. Bom khoét sâu từ bốn tới chín thước thì em hỏi anh…

                – À…

                Là hơi to tiếng.

                – Hầm nào chịu nổi. Vậy mà chú Tư Thiên cứ bắt tụi em đào hoài. Đào đã mệt nhưng có đứa nào dám chui xuống đâu. Với bom pháo bây giờ, địa đạo trở thành những cái hòm đất sét. Không biết hồi trước mấy ổng dùng địa đạo như thế nào, chớ tụi em bây giờ chỉ làm hầm bí mật để trốn thôi, không cần dùng để chiến đấu nữa.


                Vị trí hầm bí mật tại khu vực ao đìa Ông Chủ do ông Thuyết đào.


                Click image for larger version  Name:	TNB-10719.jpg Views:	1 Size:	150.1 KB ID:	100517

                https://baoquangnam.vn/viet-ve-de-ta...moi-69582.html


                – Nhưng tại sao, biết vậy mà mấy ổng bắt mấy em đào hoài ?

                – Để cho ổng báo cáo lên trên.

                Tôi nghe như vỡ ra trong đầu tôi một trái phá. Là tiếp :

                – Còn ba cái chông tre nữa. Mấy ổng bắt mỗi nhà phải chuốc một, hai trăm mũi nạp cho xã đội.

                – Là bật cười ha hả rồi cười ngặt nghẹo

                – Lính nó đâu có đi bộ nữa mà làm hầm chông? Chỗ nào nó nghi ngờ có hầm có lựu đạn gài nó kêu trực thăng tới bắn dọn đường rồi mới đi, hoặc nó “nhảy cóc” .

                Tội nghiệp mấy ông bà già ngồi còng lưng chuốc chông !


                – Bà con vẫn chuốc à ?

                – Bí thư ra lệnh là phải chuốc chứ ! Nhưng mà họ chuốc mỏng như lá lúa vậy. Hì hì. Ông bí thư có muốn báo cáo thì báo cáo vượt chỉ tiêu, nhưng thứ chông đó chỉ dùng để xỉa răng tốt hơn.

                – Trời đất !

                – Ở dưới này có cái bệnh báo cáo láo anh ạ.

                Ấp báo cáo chuốc ba chục ngàn mũi chông, bố trí được hai chục hầm chông và đào được hai trăm thước địa đạo nhưng thực ra chông bó chặt quăng xuống ao “ngâm” hết, địa đạo thì đào được vài chục thước còn hầm chông thì chừng hai ba cái mà làm không bảo đảm.

                Hồi tháng trước chú Tư Thiên cho bố trí một tuyến hầm chông, không cắm bảng tử địa. Một cô rơi xuống bị chông đâm suốt từ đùi đến mông. Chúng em phải khiêng đi lên quân y viện mất một đêm trời để mổ lấy chông ra.


                – Sao bảo chông như tăm xỉa răng ?

                – Nói cho có trời đất chứng minh, một bó chông trăm mủi, chọn ra được năm, sáu mũi kha khá đem đi cắm được. Nhưng lính bận đồ “trây di” thì chắc đâm trầy da thôi.



                Click image for larger version  Name:	lovushkivyetnam02_yotr.jpg Views:	1 Size:	53.3 KB ID:	100518

                – Em nói thật chớ Là ?

                – Em nói láo mà làm gì ? Xã nào cũng thi đua báo cáo cho nên trên huyện tổng kết có đến hai, ba chục cây số địa đạo là vậy đó anh ạ. Em biết mà. Kế hoạch xã đào địa đạo là em đặt ra, em chỉ huy đào chớ ai mà em không biết ?

                – Rồi em cũng thi đua báo cáo ?

                Là cười ngất.

                – Ai sao em vậy chớ sao… o ! Nếu không vậy thì xã em cầm đèn đỏ hoài hoài . Làm sao giữ cờ luân lưu của mặt trận được ?

                Về tới nhà thì trời đã xế dài. Bé Rớt chạy ra mừng cậu và dì “đi chợ về”. Ở nhà bán quán, bánh trái thiếu chi, nên bé không đòi bánh. Tôi lấy hai lọn dây dù ra xỏ vào đầu võng mắc lên rồi bảo bé lên nằm thử.

                Bé Rớt đong đưa cái võng, đạp chân vô cạnh ván lia lịa và hát:

                Chiến sĩ ta dầm sương dãi gió. Rét run người, nắng đổ mồ hôi.

                Là chọc :

                – Chớ không phải “Chiến sĩ ta nằm đâu ngủ đó, ngủ quên giăng mùng muỗi cắn rồi la” à ?

                Là hỏi chị :

                – Cơm xong chưa chị ?

                – Sao đi lâu vậy ?

                – Tại anh Hai ghé bà Sáu Tiệm mua dây dù.

                – Chèn đéc, có vô đó nữa hả ?

                Là cười với vẻ mặt không hài lòng:

                – Có chớ ! Ai tới Bến Dược mà khỏi đặt chân vô đó mua đồ Mỹ ?

                Mấy ông mùa Thu thấy bình toong với dây dù Mỹ là mê thôi. Xà bông thơm, kem đánh răng… Đồ của Trung Quốc xấu quá. Cái bình toong trông như cái muỗng vừa còn xà bông thơm thì không thơm gì hết.

                Tôi hơi nhột, vì các thứ xa xí phẩm này là đồ ưu tiên, đi B và phải là sĩ quan thì mới mua được. Lính chỉ mua đồ nội hóa thôi.

                Tôi gói kỹ cục xà bông trong ba lô để về quê tặng cho em, cho chúng nó gội đầu biết mùi thơm của xã nghĩa. Hôm qua tôi có cho bé Rớt một miếng xà bông Trung Quốc, hôm nay bị Lụa chê.

                Nhưng không lẽ cãi lại, Lụa lấy trong quán ra một cục xà bông đưa cho tôi. (Tôi nhận rằng nàng thật tình chứ không phải khoe khoang). Nàng nói :


                – Trong này thiếu gì xà bông thơm anh ! Còn kem đánh răng thì ôi thôi, thích thứ nào thì mua thứ nấy.

                Tôi hỏi :

                – Cô thích thứ nào ?

                Vì nàng có chồng có con , nên tôi gọi bằng cô, còn Là thì bằng em cho phân biệt.

                – Chà Và Hynos.

                – Nói xong nàng đi lấy một cây đưa cho tôi, vui vẻ

                – Đâu anh xài thử coi.



                Click image for larger version  Name:	hynos3.jpg Views:	1 Size:	17.6 KB ID:	100519


                Rồi Lụa và Là lúi húi dọn cơm. Lụa ở nhà bắt con gà giò làm thịt xé phay trộn với chuối cây bóp dấm.

                Là hỏi.

                – Ở nhà có ai tìm em không chị ?

                – Mấy đứa nó tìm mầy đục nước chớ sao không ?

                – Ai ?

                – Tư Bò.

                Là bật che miệng cười và quay mặt :

                – Anh Hai mới vừa cho em nghe sự tích Hố Bò, bây giờ về nhà lại nghe chị nhắc Tư Bò.

                Tôi hỏi .

                – Rồi sao em cười?

                – Kỳ đó đang họp bỗng trực thăng tới bắn. Vì là lần đầu chưa ai quen với sự oanh kích của trực thăng, đứa nào cũng bò lăn bò càn. Nhưng chỉ một mình ảnh là bò giỏi hơn cả bọn.

                Người ta bò trên bờ, vừa bò vừa chạy ra khỏi làn đạn, còn ảnh thì bò xuống mương, bò tới bò lui không đi tới đâu hết ! Đến chừng trực thăng đi rồi, thấy mất ảnh, tụi em trở lại tìm thì thấy ảnh vẫn còn bò lỗm ngỗm dưới mương. Tụi em lôi ảnh lên. Từ đó ảnh có biệt danh là Tư Bò.


                Cả tôi, Lụa và bé Rớt cùng cười. Là nói:

                – Ở đây ít có ai xài tên thật lắm anh ạ. Như em nói đó, chú Bảy Hốt, rồi chú Bảy Hít, anh Tư Bò là do hoàn cảnh tạo nên.

                Cũng như trong xã nhiều ông khác có tên kiểu đó. Như :

                Hai Dợm, Ba Phóng, Tư Đeo, Năm Thỏ, Bảy Lủi, Tám Giỏ, Sáu Sảy… mỗi cái tên nói lên một đặc tính của con người.

                Từ rày, khi anh được xã giới thiệu ai có cái tên lạ lạ thì anh nên phăng ra tánh tình của họ. Thí dụ như trong trường hợp trực thăng sắp đổ chụp mà anh Sáu Thỏ dẩn đường, anh phải chuẩn bị cặp giò thì chạy mới kịp.


                – Còn Tư Đeo ?

                – Là anh ta đeo anh dính như đỉa vậy .

                – Chắc anh giống Tư Đeo quá ! Anh mới về đường đi nước bước còn lạ thì anh đeo người ta chứ đâu có ai thèm đeo anh !

                Lụa cười:

                – Có nhiều người sẽ đeo anh cho mà coi !

                – Úy trời đất ! Đeo anh đặng mà chết chùm.

                Tôi sực nhớ chập tối ngồi nói chuyện với má ở ván trước, tôi có ngó lên bàn thờ thấy một tấm hình bán thân. Vì ánh đèn lờ mờ tôi không nhận ra đó là người trẻ (Anh Điều) hoặc già (có thể là Ba) nên tôi hỏi Lụa:

                – Có cúng trên bàn thờ chưa cô ?

                – Không, má nói anh Điều còn trẻ không có đám giỗ.

                – Ba mất lâu chưa cô ?

                – Hồi chín năm, ổng làm ban tiếp tế, bị Tây ruồng bắn.

                – Phải cúng một mâm chớ. Thịt gà xé phay ngon mà.

                – Không, gà vịt ăn hoài đâu có cúng. Chỉ cúng ngày giỗ thôi !

                – Vậy để anh cúng phần anh. Con cái gì ăn ngon mà không cúng ông bà ? Ít nhất anh cũng phải đốt một cây nhang rót một tách nước cho phải đạo.

                Đáng lẽ anh phải đặt một cái lễ đối với Ba khi bước vào gia đình này làm con của Ba má và làm anh của hai em như anh Điều vậy.


                Lụa lẫn Là đều trố mắt nhìn tôi. Có lẽ hai nàng không ngờ tôi làm, nói những lời như vậy. Tôi cũng không hề tính trước. Nhưng bỗng nhiên tôi bật ra ý kiến đó.

                Tôi đi xa nhà hai mươi năm không săn sóc cho cha mẹ, không cúng lạy cho ông bà. Khi ở Miền Tây Nam Bộ thì còn thấy đám giỗ trong nhà dân, tôi cũng có hụ hợ bưng mâm rót nước giúp cho gia đình.

                Nhưng từ khi ra Bắc tôi xa hẳn cái phong tục cổ truyền quý báu đó, hết ở doanh trại đến ra mậu dịch, tiệm nước không còn nhớ gì nữa.

                Bây giờ về đây tôi được ngủ đêm trên ván gõ, ngó thấy bàn thờ, có mẹ, có em, có cháu. Có bàn thờ, đốt nhang cặm lên. Sung sướng nồng nàn biết bao. Tôi nhớ cái nhà và gia đình của tôi vô cùng. Tôi thấy Lụa quay mặt vào cây cột chùi nước mắt.

                Chập sau Là bưng lên cho tôi một bát cháo, một dĩa thịt gà, một dĩa rau răm rau thơm và một dĩa muối ớt đỏ tươi trên một chiếc mâm thau nhỏ chùi rất sáng.


                – Nè, anh đem lên bàn thờ Ba đi !

                – Cảm ơn em.

                Tôi bưng chiếc mâm mà ứa nước mắt. Tôi nhớ lại tôi thuở còn bé, lúc còn ở nhà cũng được giao cho việc bưng mâm lên bàn thờ như hôm nay.

                Tôi đặt chiếc mâm lên bàn thờ, không biết van vái thế nào, chỉ lẩm nhẩm mấy tiếng :

                - “Xin vong hồn của Ba và anh Hai phù hộ cho gia đình”.

                Rồi tôi rót rượu, đốt nhang xá hai xá ! Là nhắc tôi.


                – Phải xá ba xá mới đủ !

                Tôi thấy như tôi đã chuộc xong tội lỗi của thằng con bất hiếu trong mấy chục năm trời tha hương. Ngồi lại bàn ăn, tôi thấy mắt Lụa đỏ hoe, còn Là thì chế diểu tôi :

                – Anh xá coi không gọn bằng con Rớt.

                Tôi cười:

                – Anh quên mất hết rồi !

                Lâu quá tôi không hề có một bữa cơm gia đình. Toàn ăn giật ăn chạy, ăn đói ăn kém, toàn nhậu nhẹt phá trời phá đất, không hề có được một bữa cơm ở đó má giẻ trứng cá cho con và vợ chan chén cơm đưa cho chồng.

                Cơm ngon không chỉ vì thịt cá.

                Râu tôm nấu với ruột bầu.

                Chồng chang vợ húp gật đầu khen ngon.


                Cái triết lý bình dân đó vô cùng vĩ đại.


                Click image for larger version

Name:	tapchidangnho-screenshot-1-7.jpg?fit=615%2C427&ssl=1.jpg
Views:	60
Size:	45.0 KB
ID:	100520


                Lụa gợi chuyện trước :

                – Anh là Mùa Thu sao anh không giống mấy anh Mùa Thu khác vậy ?

                – Ai biết đâu !

                – Cái chòi của tôi có cả trăm anh tới lui ăn ở trong nhà, nhưng thấy anh khác hết.

                – Khác sao ?

                – Anh biết lấy. Tôi không nói được, nhưng thấy anh thương con Rớt. Mà nó cũng mến anh. Má cũng thương anh. Hồi nào tới giờ má không có bỏ nhà đi đâu cách đêm. Anh là nhứt thứ.

                Comment


                • Font Size
                  #23
                  Cơm xong tôi đem trà rót lên bàn thờ rồi ra sân chơi với bé Rớt.

                  Rớt sún răng chưa tới tuổi thay răng, mà vì nó ăn đường, kẹo nhiều quá ! Tôi đoán vậy – nên siếc ăn gần trụi hết hàm trên.

                  Có lẽ thiếu tình cha, nên nó cứ đeo theo tôi. Nhờ nó tôi biết thêm mấy anh bạn mùa Thu nữa vẫn thường đến đây mua hàng và nhiều chuyện vặt giúp cho tôi hiểu ra những vấn đề lớn.

                  Tội nghiệp, ba nó đi Thanh Niên Xung Phong. Ở trên hứa sáu tháng sẽ về, nhưng đã trên một năm. Xe bò ở nhà không ai đánh phải cho mướn rẻ. Đó là nguồn sống của gia đình của Lụa.

                  Thơm (ba Rớt) đi, nhà cửa bỏ phế, vách phên trống lổng, cái nhà hóa thành trạm thường trực của đường dây khu IV.

                  Lụa phải đi đốn cao su trong vườn cao su bỏ hoang ở Hố Bò đem hầm than để bán cũng tạm sống được, nhưng từ ngày B52 cày nát đoạn đường 15 gần đó thì việc hầm than bị ngưng, Lụa không có việc làm nên sống đắp đỗi nhờ sự giúp đở của má.




                  Click image for larger version

Name:	45221841_10158209601255620_8703841393887412224_n.jpg
Views:	57
Size:	154.7 KB
ID:	100949


                  Đang đứng trước sân, bỗng nghe “cụp, cụp” Tôi nghểnh cổ ra nghe để đánh hướng đạn đi. Rớt mau miệng nói ngay.

                  – Pháo Trung Hòa bắn đó cậu !

                  – Sao cháu biết ?

                  – Nghe “cụp, cụp” là pháo Trung Hòa. Nó bắn không tới đây.

                  – Vậy xa tới đâu ?

                  – Dạ tới Rừng Làng, còn pháo Đồng Dù thì mới đi xa và nhiều.

                  – Làm sao cháu biết pháo Đồng Dù ?

                  – Dạ, nó bắn nghe lụp bụp liền liền chớ không có từng tiếng, hai ba tiếng là hết.

                  – Nó bắn xa tới đâu ?

                  – Dạ, nó bắn tùm lum, đâu cũng tới hết á !

                  – Có gần nhà mình không?

                  – Có chớ, ở sau vườn, đằng góc sân nữa kìa !

                  Bé Rớt vừa nói vừa lôi tay tôi đến cuối sân. Gần gốc vú sữa có một cái hố con cỏ đã mọc phủ. Thân vú sữa có một vết thương to. Võ cây bay mất lòi xương nhưng cũng đã lành. Một bên tàng lá bị xén ngang như một mái tóc cắt ẩu.

                  Tôi cảm thấy đau. Quê hương là cái gì cụ thể. Là không khí là đất là sông rạch, bờ dừa, hàng cau, mái nhà. Ai có thể hiểu được nghĩa của hai tiếng Quê Hương mà không qua những hình tượng đó.


                  Khi tôi ra đi sân sau nhà của tôi có hai cây vú sữa trắng do chính tay ba tôi trồng. Nhà tôi có những hàng cam mật vừa đơm trái chiến oằn cành, nhưng tôi không để ý, thậm chí cũng không hề hái một trái cam ăn. Mà chỉ mê đi theo bộ đội. Vì ham hai tiếng Độc Lập Tự Do thiêng liêng.



                  Click image for larger version

Name:	tapchidangnho-screenshot-8-9.jpg?fit=619%2C427&ssl=1.jpg
Views:	51
Size:	45.2 KB
ID:	100950


                  Một thế hệ đã ngã gục xuống đất, hai tiếng ấy vẩn còn chập chờn trước mặt tôi. Từ xa tới xa. Tôi hỏi Rớt:

                  – Vú sữa chừng nào chín, cháu ?

                  – Con không biết. Má nói gần Tết hái chưng trên bàn thờ ông ngoại.

                  – Vú sữa này là vú sữa trắng hay vú sữa tím vậy cháu ?

                  – Dạ cháu quên rồi.

                  – Cháu có thích ăn không ?

                  Bé Rớt lắc đầu. Tôi hỏi tại sao ? Bé nói ăn vú sữa miệng dính mủ má bắt rửa xà bông đau quá hà.

                  – Vậy cháu thích ăn trái gì ?

                  – Cháu hổng thích ăn trái gì hết, cháu thích ăn kẹo, bánh, kem …

                  – Gì nữa ?

                  – Nước đá, xá xị.

                  – Thích gì nữa ?

                  – Cháu thích cái hộp sữa con chim đâm thủng rồi kê lên miệng hút.


                  Click image for larger version

Name:	images?q=tbn:ANd9GcQzvxVdw3BdDGwt32XfdXKJKmLIdw5zoxVcBhgZNMr0KG8x3hiBNheNit7Go2gm1v4DFJs&usqp=CAU.jpg
Views:	54
Size:	9.1 KB
ID:	100951


                  – Trường cháu đông học trò không ?

                  – Dạ đông mà bây giờ ra ấp chiến lược hết rồi.

                  – Sao cháu biết ?

                  – Dạ, lâu lâu mấy đứa về đây rồi trở ra liền.

                  – Sao vậy?

                  – Nó nói ở trong này bom pháo chết, còn ở ngoài đó học không phải ngồi dưới hầm.

                  Trời chiều bảng lảng buồn tênh. Cảnh vật màu chì. Dăm chiếc trực thăng hiện trên nền trời. Đèn chóp của nó tựa hồ những con mắt nheo như chế diễu gã pháo binh :

                  - “ Ê, muốn chơi thì lên tiếng nhé. Sẽ biết tay nhau !”

                  Vài ba ngọn hỏa châu vụt lên nền trời đứng sửng và tua ra những tia sáng li ti như những mặt trời đêm mọc loạn xạ cùng khắp.


                  Bé Rớt giơ cánh tay nhỏ xíu trỏ các điểm sáng giáp một nửa vòng tròn:

                  – Đó là Bến Súc, Bến Cát, Trung Hòa, Trảng Bàng. Chỗ sáng nhất là Đồng Dù.

                  Vâng, đó là tử thủ của tôi trong vòng năm năm, 1965-1970.


                  Ở nơi cái quận có cái tên là Củ Chi này tôi đã từng sống từng chết, từng thắng, từng bại, từng vui từng buồn, nhưng tất cả đều vô nghĩa lý đối với cái thằng Lôi.

                  Comment


                  • Font Size
                    #24
                    CHƯƠNG 4


                    Cơm nước xong tôi lên bộ ván gõ nằm. Lụa đã để sẵn chiếc gối tai bèo mới ở đầu bộ ván. Tôi đưa võng dỗ bé Rớt ngủ và mơ về nhà. Không biết bây giờ cha mẹ sống chết, giàu nghèo ra sao. Cô bạn chí thân thuở nhỏ … chắc đã có chồng con lâu rồi …

                    Vừa đến đó thì nghe pháo bắn. Kể từ khi về tới đây lúc nào cũng thấy con người dáo dác, lo sợ và sẵn sàng chạy trốn.

                    Từ tối đến giờ nghe pháo nổ tứ tung. Có trái làm ly tách trên bàn thờ khua lạch cạch. Tôi không ngủ dưới hầm không biết vì lưu luyến bộ ván gõ hay vì muốn tỏ ra rằng :

                    - ” Ta đây cũng con nhà pháo, sợ gì chúng mày !”.


                    Tôi vừa thiu thiu thì có tiếng gọi ngoài cửa. Tôi ngồi bật dậy quơ chụp khẩu K54, nhưng Lụa đã bảo :

                    – Khách hàng đó anh ạ.

                    Lụa vừa dứt tiếng thì có tiếng con gái eo éo :

                    – Có cô Là ở nhà không ?

                    Có lẽ Lụa nhận ra tiếng quen nên bước ra đốt đèn và mở cửa. Rồi Là củng đi theo ra. Tôi vừa đút súng dưới gối là hai người khách, một nam một nữ đi vào. Tôi nhìn người đàn ông. Hắn cũng nhìn tôi chằm chặp. Hai bên nhận ra nhau ngay.

                    Đó là trung úy Linh tức Tư Linh bạn nối khố từ hồi học Lục Quân Trần Quốc Tuấn ở Miền Tây Nam Bộ. Linh người Bến Tre, tập kết ra Bắc, có vợ được hai con, về nước năm 1962 được phân công làm phó Ban Địch Vận Quân Khu. Linh nói ngay :

                    – Tao nghe mày về. Đang bận mà bỏ công việc đi tìm mày để rồi không có dịp. Tình hình động lắm !

                    – Sao biết tao ở đây mà đến ngay chóc vậy.

                    – Tao đến trạm, gặp Một Sơn ở đó. Một Sơn bảo mày vừa đi với chú Tư Thiên lên đây nhờ má móc gia đình. Tao không biết nhà nhưng cũng may là gặp cô dũng sĩ nầy ở nhà chú Tư đang bàn chuyện phối hợp đào địa đạo, chú Tư bảo cô đưa tao lên đây luôn, một công hai chuyện.

                    Tư Linh quay lại cảm ơn cô dũng sĩ. Bảy Bê, tuổi chưa quá hai mươi, tươi cười đáp:

                    – Em cảm ơn anh thì có. Nếu không có anh, em không dám đi lên đây !

                    Nói xong Bảy Bê vô buồng với Là. Còn Lụa đứng đó. Vì nàng từng biết tánh mấy ông “cán” . Gặp nhau là nhậu rồi mới nói chuyện.

                    Tôi hỏi :

                    – Nhà còn rượu nếp than không cô ?

                    – Còn anh ạ.

                    Tư Linh lắc đầu:

                    – Thứ đó uống tráng miệng thôi chớ có “ghé” đâu!

                    – Ấp sanh nhé . Cô cho “ấp sanh” đi, còn đồ nhậu thì tôm khô, khô cá hố lai rai.



                    Click image for larger version  Name:	khu-vung-giai-phong.jpg Views:	1 Size:	115.5 KB ID:	103585


                    Tôi và Tư Linh ngồi ở bàn ăn cơm cụng ly và nói chuyện thỏa mản dân cày. Vì hai đứa cùng đi kháng chiến, cùng tập kết, cùng gặp nhau ở Hà Nội, cùng về Nam và nhất là cùng đến Củ Chi.

                    Nhờ có biết sẵn tiếng Pháp nên lúc ở Miền Bắc Tư Linh được vào trường ngoại ngữ học tiếng Liên Xô, tiếng Anh. Sau này hắn cai trị cả một gã… tù binh (tên Mỹ say rượu lạc đường bị thộp) cũng là tù binh độc nhất của Quân Khu trong năm năm.


                    Nói chuyện ba đồng bảy đổi một lát, Linh cười khà khà :

                    – Phải mày về sớm một chút sẽ được coi một màn kịch vui lắm .

                    – Ở khu có Văn Công nữa à ?

                    – Văn Công Liên Xô mày ạ!

                    Vừa gật gù vừa úp cạn ly bầu, Linh bảo :

                    – Mẹ, tao vừa lập được một chiến công to. Phải có mày ở đây hai đứa mình hợp tác xã, chắc còn to hơn.

                    Tư Linh rỉ tai tôi, làm tôi nhảy dựng và kêu lên :

                    – Có vụ đó nữa à ?

                    – Có chớ. Không thì tao bịa được à ?

                    Tư Linh bưng dĩa lên húp dấm và lấy ngón tay vàng khè khói thuốc đùa luôn củ kiệu vô miệng, rót rượu nốc, giương cái cổ gầy như cổ cò ngãn, đặt ly xuống bàn và nói :

                    – Đúng là dấm có đường cát nên nó vừa chua vừa ngọt, còn “ấp-sanh” thì vừa ngọt vừa cay. Để tao nói cho mày nghe. Cái ông giáo sư toán học ở Mát-xít-cơ-oa đó ở đây dưới quyền điều khiển của xừ Tư Linh này . “Tư Linh” trở thành “Tư Lịnh” được bảy ngày . Toàn những trò coi rởn tóc gáy. Mày đã đi Bến Dược chưa ?

                    – Vừa đi hồi sáng .

                    – Đó là bờ sông Sàigòn. Mày phải hình dung ra con sông Sàigòn chạy gợn sóng nghe.

                    – Tao đã thấy tận mắt rồi.

                    – Mày biết ông Tám Quang, Trưởng Phòng Chính Trị Quân Khu không ? Dân Eo ở khúc đầu…

                    Tôi tiếp ngay một hơi.

                    – Tức là Bình Định. Thời kháng chiến trước làm gì không rõ, tập kết ra Bắc đóng lon đại úy được đi học Trung Quốc trở về lên lon trung tá làm Chánh ủy Trung Đoàn xe Tăng T54 ở Vĩnh Phúc.

                    – Vậy là rành ! Ổng là tay ăn nói của mình đó. Vừa rồi ổng đạo diển cái màn :

                    - “ Mặt trận giải phóng 3/4 và 4/5 ” mày ạ. Tài tình thật ! Nếu dân Hà Nội coi được thì mê tít thò lò! Còn nếu đem được ra ngoại quốc thì các ông bà xã hội chủ nghĩa sẽ phục lăn bò càn. Ối giao ồi !

                    – Tư Linh gục gặc đầu và rót rượu nốc tiếp

                    – Ối giao ồi ! Bố ai cũng không hiểu nổi.


                    Tôi nhại giọng Bắc.

                    – Cái gì hở bác xã ? Nói nhanh đi chứ lỵ !

                    – Hôm đó ông Tám Quang cho hai anh cán nhà mình mặc đồ bà ba với một số dụng cụ xuống Bến Chùa. Mày biết Bến Chùa không?

                    – Ở bên kia bờ sông. Hồi chín năm tao có tới đó.

                    – Bến Chùa cách Dầu Tiếng không xa. Chỉ mấy khúc sông thì tới. Sau Đồng Khởi, nhiều bót đồn trên đường 15 ở các xã Phú Mỹ Hưng là xã này này, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Đức rút về Củ Chi, bỏ trống một khúc đường, nhưng xe lam còn chạy vô tới An Nhơn Tây.

                    Còn tàu đò thì cứ đi thông suốt từ Dầu Tiếng xuống Bình Dương. Dân giải phóng năm xã dọc bờ sông đều đi ké tàu Ngụy tha hồ, không có ai xét giấy tờ gì cả, chỉ tốn tiền “óe” thôi.


                    Đó, nhân cơ hội đó, ông Tám Quang bèn có sáng kiến cho hai anh cán nhà mình xuống tàu.

                    Chủ tàu
                    tưởng là khách thường , ai dè tàu chạy gần tới Bến Dược thì hai ông nội bèn rút trong giỏ xách ra một lá cờ giải phóng và xỏ vô cán tre đem cắm trước mũi tàu.

                    Ông giáo sư Liên Xô đã thủ sẵn máy quay phim ở khúc Bến Dược, cứ thế mà thu hình. Cứ thế đem về Hà Nội tráng phim in hình, cắt nối, thêm thắt rồi chiếu thì dân Hà Nội xem mê tít thò lò đi chớ còn gì nữa.

                    – Tao không ngờ có chuyện như vậy.

                    – Cứ “phụ đề Việt Ngữ” bảo đây là vùng giải phóng của Mặt trận. Chỉ cách Sàigòn có hai chục kí-lô-mét thôi. Ai mà không tin cho được ? Có lẽ Bác Hồ củng tưởng đó là thiệt nữa là ai. Hề hề hề… chỉ tội thằng cha chủ tàu.

                    Mày biết nó làm sao không ? Nó sụp lạy hai ông nội giải phóng chớ còn cách gì khác. Xong cái màn lạy, anh ta chơi trò lì xì. Anh ta xùy cho mỗi ông mình một ngàn. Nhưng không ông nào dám nhận cả.

                    – Linh chép chép để lừa miếng khô trong kẻ răng ra và tiếp :

                    – Liệu chừng trên bờ đã thu hình xong, hai ông ta cuốn cờ và bảo tàu cặp bờ cho hai ông nhảy lên Bến Dược chuồn thẳng và máy móc trên bờ cũng xếp gọn dông cho lẹ. Chậm trễ có thể bị phát hiện và bị xơi tái.

                    Các ông mình chiến thắng vinh quang bất ngờ leo lên bờ đi thẳng tới quán bà Sáu Tiệm cơ sở của ông Bảy Hốt nhà mình. Hai chàng móc cờ trong giỏ xách, lại tra cán vào và cắm trước sân.

                    Bà Sáu liền chạy ra nhổ tung vứt vô đống rơm chỗ mấy con bò đang nằm. Rủi cờ rơi nhằm vũng phân. Bả chữi cho hai vị anh hùng một trận mất mặn mất nhạt. Bà ta còn xỉ mặt ông đại úy Hốt bảo thẳng :

                    - " Làm như vậy là phá nát cơ sở. Nếu còn tái diễn sẽ không giúp đỡ ông đại úy nhà mình nữa ! "


                    – Rắc rối dữ he !

                    – Tuy vậy nhưng chẳng rắc rối gì. Ngài đại úy hứa sẽ báo cáo lên cấp trên để thi hành kỷ luật hai ông mình “phản dân vận” . Sau đó hai bên vẫn cá nước đậm đà như thường chẳng có ai bị kỹ luật gì. Chỉ tội có cái lá cờ của mình . Có lẽ từ đó nó bị xui luôn nên làm ăn ở đâu thì tàn mạt ở đó ! B52, cà nông, trực thăng đổ chụp cứ trúng cơ quan liền liền. Đó là cái màn quay phim vùng giải phóng sát nách Sàigòn ! Còn nữa…

                    Tôi gạt ngang :

                    – Mẹ đỉ ở ngoài đó sống thế nào ?

                    – Sống thế nào thì sống tao làm sao biết được ?

                    – Hồi mày đi thì bả làm gì ?

                    – Dệt 8/3.

                    – Hai thằng cu thì sao?

                    – Thì đứa biết đi đứa ẵm ngữa. Ăn bột khuấy nước sôi mút mùa. Gia tài của tao để lại :

                    - Một cái xe đạp hỏng ru-líp.


                    Vinh (3/1973), hai người đàn ông chở những cây gỗ trên chiếc xe đạp cải tiến, thanh niên đi trước thì gánh trên vai ở quốc lộ 1. Ảnh: Werner Schulze-dpa-Corbis


                    Click image for larger version  Name:	mien-bac-vn-truoc-75-giaoduc.net.vn%20(7).jpg Views:	1 Size:	51.0 KB ID:	103586


                    Tôi thấy không nên khơi vào cái mạch sầu của ông “Tư Lịnh” nữa bèn xẹt trở lại vụ giáo sư Mát-cơ-oa.

                    – Mày đi đón ổng xuống đây bằng gì ?

                    – Ở trên đưa xuống bằng xe thồ . Tới đây mới giao cho tao.

                    – Thây bồ tượng của ổng ai làm sao đèo cho nổi ?

                    – R phải chọn kiện tướng thồ. Cái poọc-ba-ga đâu có đủ cho cái đít bành bành của ổng đặt lên. Nếu đèo bồ bịt em út thì đạp nhẹ như bông phải không ? Đằng này “ lai ” một cây thịt một trăm hai chục kí lô mà lại đực rựa thì còn cái gì lý thú gì ? Lại nữa đường rừng chứ phải đường nhựa hay sao ?


                    Nhà báo Wilfred Burchett và Hồ Chí Minh



                    Click image for larger version  Name:	20120620012419_4298314567_0635c84a76_o.jpg Views:	1 Size:	19.7 KB ID:	103587Hình minh họa



                    – Sao không để ổng quần chúng hóa với mình ?

                    – Quần chúng hóa cái quần họ !! Ông ta đi bộ chừng hai trăm thước đã thở ò ò như trâu rống, mặt đỏ như gấc, mồ hôi tuôn như suối. Vả lại ở trên muốn đánh nhanh rút gọn, để ông lêu bêu ở đây nó đổ chụp được thì vỡ nợ to, mày hiểu không ?

                    – Tư Linh hớp ngụm rượu rồi tiếp :

                    – Tao khổ vì ba cái tiếng Liên Xô. Vì tao biết nói nên ở trên giao cho tao mọi việc, kể cả việc đèo ổng đi “tham quan” sáu xã vùng bờ sông Sàigòn này. Mày coi cái thân hình cò ma bộ ngực ô-mê-ga của tao như thế này mà phải đèo tạ hai, tạ ba thịt như thế.

                    Comment


                    • Font Size
                      #25
                      – Sao không bắt dũng sĩ đèo ?

                      – Đâu có dám cho chúng nó biết. Hơn nữa lúc hắn ta ngồi ở phía sau, mình đạp hụt hơi nhưng phải “công tác chính trị” hắn, chinh phục hắn.

                      Ông Tám Quang đã được ở trên R chỉ thị rồi ổng mớm lại cho tao, tao phải rù quến hắn !. Thành thử tao phải nói cho hắn nghe hoàn cảnh chiến đấu của mình thiếu thốn đủ mọi mặt mà vũ khí là cần thiết nhứt .

                      Lão Trọc chỉ viện trợ cho mình có bốn ngàn súng trường xài từ thời Nga Hoàng thì làm sao mà chống lại rốc-kết và cà nông của Mỹ ? Tao phải tỉ tê, điểm huyệt, bấm gân hắn mày biết không ? Làm thế nào cho hắn xiêu lòng, hắn về hắn tâu lại Lão Trọc.


                      – Biết Lão Trọc có xiêu lòng không? Lão đã ăn bã Tư Bản Đế Quốc rồi !

                      Tư Linh lắc lư mái tóc rối bời:

                      – Khổ lắm. Bánh mì lạp xưởng phải mua ngoài thành, đem về phải bỏ vô bình thủy cho nóng, nước đá, la ve, nước ngọt phải kê tới liền liền. Phục vụ còn hơn ông nội.

                      Coi vậy mà hắn không thông minh như trước đây tao tưởng. Những chuyện rất xoàng, hắn không hiểu, tao cắt nghĩa tầm bậy hắn cũng nghe tuốt. Mỹ nhân kế thời nào cũng có kết quả hết mày ạ !


                      – Có vụ đó nữa sao ?

                      – Chớ mày không biết mấy thằng chuyên gia Liên Xô, Tiệp, Đức qua Hà Nội một tháng mà không mang vợ theo là mặt nhăn như khỉ ăn bần sao ? Còn đám mình xa vợ mười năm thì được các đồng chí ấy khen là “thần thánh” Hì hì… Mày cũng sắp thành thần rồi đó !

                      – Thôi thôi, tao không có ham! Tao thích làm quỉ hơn.

                      Tư Linh tiếp :

                      – Tao được lệnh trên, tao chạy tìm khắp các nơi không tìm được cái xe đạp nào khả dĩ đèo hắn nổi. Cuối cùng ông Tám Quang phải bóp bụng đưa cái xe Bờ Rô mới toanh của bà má ổng mới đem vô, cho tao xài.

                      Tao biết ổng xót xa lắm nhưng vì cách mạng phải anh dũng tiến lên! Mày biết không, má ổng cho thằng con tám chục ngàn bạc thành xài chơi. Bà già đại tư bản mà !


                      – Trời đất, bộ ổng không có chính huấn cải cách ruộng đất à ?

                      – Ổng chính huấn chung với đồng chí Chu Ân Lai và Lưu Thiếu Kỳ không hè cha non !

                      – Rồi mày chở cây thịt đi đâu ?

                      – Tao đưa hắn xuống Phú Hòa Đông vòng ra ven quốc lộ 1, lên Trảng Bàng, qua An Tịnh, Tịnh Phong trở về Lộc Hưng rồi đáo qua An Phú.

                      Như vậy cũng mất năm ngày, đạp lòi con trê, nhưng cách mạng ở đâu gặp khó, ở đó có ông Linh mà mậy !

                      Mấy hôm sau tao đưa hắn vô Rừng Làng, Đồng Chà Dơ, coi bộ đội võ trang của mình.

                      Do chỉ thị của trên , súng AK, CKC dẹp hết, chỉ bày trường bá đỏ tiểu liên 50 của Trung Quốc thôi. Ngoài ra cũng chìa thêm các thứ FM Bren của thời chín năm, đại liên 30 của Mỹ.


                      – Ở đâu có đại liên 30 ?

                      – Không biết. Tao có móc nối với tụi Ngụy mua súng nhưng mà chưa được.

                      – Tụi đó dễ móc lắm. Thời chín năm mình móc được tụi lính đồn Cầu Bông đánh sập cầu lấy hai triệu bạc. Tụi nó làm thiệt, nhưng ăn chia không đều nên chửi nhau và mách cấp trên đổ bể làm hỏng cơ sở mình hết.

                      Tư Linh tiếp :

                      – Nghe tao kể chuyện gian khổ của mình mặt hắn sượng ngắt. Thằng đồng chí nhỏ bé của mình dám đánh Mỹ mà thằng anh cả to đầu lại không viện trợ vũ khí.

                      Một hôm nó bảo tao cho xem quân y viện. Ông Tám Quang bảo tao đưa nó qua Bưng Còng vô y xá của Tám Lê.

                      Ở đây đã được phụ nhĩ trước nên khi hắn đến thì thuốc men của Liên Xô cũng giấu biệt hết.

                      Hắn thấy cô y tá mang xắc-cốt bèn bảo mở ra cho xem. Thì ra toàn là kim và ống chích của Trung Quốc, nó càng sượng sùng.

                      Tám Lê thừa thắng xông lên bảo em út “biểu diển” một màn cưa chân thương binh bằng cưa sắt. Nó có vẻ cảm động lắm. Chỉ biểu diển y như thật thôi.


                      Click image for larger version  Name:	phong-cuu-thuong-giai-phau-1228.jpg Views:	1 Size:	32.2 KB ID:	103590


                      – Dám cho nó vượt sông Sàigòn để qua Bưng Còng à?

                      – Phải đi cho nó “thấy” tài đạo diển của ông Tám Eo nhà mình chớ ! Ở trên đã bảo thì mình phải uống mật gấu mà thi hành.

                      Số là sau vụ cắm cờ Mặt Trận ở mũi tàu, lính mình thừa thắng xông lên cứ việc mang súng K54, CKC, Oảnh tầm sào (thứ súng xài hồi chín năm) đi quá giang tàu từ Bến Dược xuống An Nhơn Tây cho khỏe cặp giò.

                      Nhưng làm ẩu quá tụi Dầu Tiếng nó phát giác được , mỗi chuyến tàu rời bến nó đều cho L 19 rà theo kiểm soát. Cho nên có chỉ thị Quân Khu cấm ngặt lính đi tàu.

                      Cái thời tao đưa ông đồng chí lớn của mình qua sông là thời chưa có L19 hộ tống tàu Dầu Tiếng nên qua lọt tuốt.






                      Trong lúc ngồi sau poọc-ba-ga cho tao đạp ngài giáo sư cũng tâm sự nhiều câu nghe được lắm.

                      Hắn ta bảo là :

                      - Chủ nghỉa vô sản bị Mao Trạch Đông và Khơ rút sép làm cho thiu rồi . Hì hì… đại khái là như thế. Nó đã thiu nhưng tụi mình phải xực, phải không mậy ?




                      Click image for larger version  Name:	gHMm5A.jpg Views:	1 Size:	22.4 KB ID:	103591


                      Tôi ngồi lặng thinh. Tư Linh đã ngà ngà say, tôi đi nấu nước châm trà ăn kẹo đậu phọng nói chuyện Nam Tào Bắc Đẩu. Vừa nhai, Linh vừa xổ bầu tâm sự:

                      – Ăn thép nuốt sao vô. Ăn một ký đậu bằng ăn bốn ký thép phải không mậy ? Gảy răng hết. Hề hề. Đi đứng cộng tất cả một tuần lễ gì đó, coi bộ hắn không kham, nên đòi gặp đại diện quân khu để từ giã.

                      Tao biết là hắn “phón” bom pháo nên muốn cuốn gói dông cho mau chớ cỡi ngựa xem hoa mấy ngày có thấy con mẹ gì mà đòi về ? Nó xin gặp ông Trà và ông Thọ. Nhưng mà đâu có được. Chỉ có ông Tám Quang đến thôi.

                      Buổi tiệc tiển đưa làm to lắm, chẳng thua gì ở ngoài thành.

                      Sáu Huỳnh trưởng ban Quân Báo Khu cho công tác viên ra thành mua đồ đem về ngay. Khỏe thiệt mậy ! Ăn thịt , uống rượu của địch để đánh lại địch! Hố hố… ố ố.

                      Ê, mày nhâm nhi thấy trà này có bằng trà Chính Xuân Hoa Nhài ở “ngoài ta “ không ?


                      – So sánh làm gì. Tao mới tới đây có hai ngày mà tao đã thấy mắc cở thầm trong bụng rồi !

                      Tư Linh cười khẹc khẹc :

                      – Đ. Bà ! Tao bị đồng bào và quân ta ở trong này hạch hỏi liền tù tì xây dựng xã hội chủ nghỉa ở Miền Bắc. Mới ban đầu tao còn chối hoặc phóng đại tô màu.

                      - Đ. Má ! (Linh có tật xổ nho. Đôi khi đứng trước quân hàng ra chỉ thị cho lính hắn cũng xổ) Cũng tại mấy cha mình. Nhiều cha bất mãn ngoài đó đâu hồi kiếp trước nên về tới trong này là tuôn ra hết, thành ra tao nói gì củng bị nhân dân “bắt giò” .

                      Cuối cùng tao phải tránh né sơ sơ, cãi tới cãi lui nhưng cuối cùng cũng phải “nhận tội trước ông bà nông dân hết cả đấy ạ ! “ Thí dụ như :

                      - " Dân ăn củ chuối, đám cưới tập thể, tệ hơn nữa hợp tác xã nuôi trâu bằng cức heo…


                      Tôi sợ mấy đứa em trong nhà nghe nên gạt khẽ.

                      – Bậy mày ! Nuôi… … heo bằng cứt trâu, tao biế…ết, tao biết mà mậy ! Lại có phát minh mới là nuôi trâu bằng cứt heo.

                      Nghĩa là
                      anh trâu đi, chị lợn đớp, chị lợn đi anh trâu xơi, hợp tác xã không tốn gì cả, thế mà vẫn có trâu đi cày, và có thịt heo ăn như thường.

                      Nhưng chỉ tội cái là, trâu con nào con nấy bằng con chó và “nợn” bằng con chuột. Do đó mà vợ tao mỗi tháng mua được hai “nạng” rưỡi mỡ “nợn” đấy ạ !




                      Click image for larger version

Name:	18192454_445811435760004_2901931189041098258_o.jpg
Views:	46
Size:	98.1 KB
ID:	103605



                      – Thế “nà” thế “lào ”?

                      Hai đứa cười to rồi hạ giọng ngay vì chợt nhớ tới quan điểm nhân dân. Tư Linh lại tiếp:

                      – Mày còn nhớ hồi ở ngoải chúng mính nghe đồng chí Đỗ Mười đả thông về tình hình kinh tế khó khăn không ?

                      – Nhớ chớ sao không! Tại hội trường nhà pháo binh tao ở Bắc Giang !

                      – Ổng bảo là :

                      - " Mỗi chuyên gia và gia đình của họ ăn thịt bằng một trăm gia đình Việt Nam gợp lại.

                      - Mỗi đầu người của họ ăn hai ký lô một ngày, mà thịt ngon đấy, đầu giò đồ lòng vứt đi không tính.

                      Tao có quen với tụi đồ tể ngoại thành Hà Nội, lần nào đi nghỉ phép cũng tới đó đút ra cửa hậu cả bao đem về cho vợ con ăn. Rồi còn làm tiệc kêu bạn bè tới nữa. Có lúc bận quá, tao không đến kịp tụi nó chôn ở ngoài hàng rào, chó moi lên tha đi tùm lum, do đó lộ bí mật, tao mất cái nguồn cung cấp đó.

                      Đ.m. nghĩ mà nhục cho cái đám tụi mình. Đưa ngực đỡ đạn chín năm, ra miền Bắc, ăn của thừa và là ăn trộm chứ không được ăn đàng hoàng.


                      – Còn đi tắm biển thì đụng bãi biển “ chuyên dza !”

                      – Vô đây cũng lại đụng chuyên dza !

                      Đ.m. ở trong này nó có đòi ăn thịt cọp cũng có nữa, chớ đừng nói là thịt heo. Ăn xã láng, muốn bi nhiêu có bi nhiêu. Ba cái tôm khô này ở Hà Nội còn lâu mày mới ngó thấy, ngó thấy thôi chớ không có liếm được cái dĩa vì xếp hàng cả buổi mới đến phiên mình, nó treo bảng “Hết Hàng” . Đó mày thấy rõ chưa ?

                      Trong cái quán cóc này xà bông Cô Ba và rượu Anít cũng có mà. Còn vải hả ? Lính mình vô tới đây vứt hết đồ kaki da trâu để bận bà ba lụa tê-tơ-rông, ni lông dầu giặt xong khô liền khỏi cần phơi.



                      Click image for larger version

Name:	x1QGp5.jpg
Views:	45
Size:	23.8 KB
ID:	103606



                      Tôi hơi chói tai vì những lời “tố khổ” của thằng bạn, mặc dầu tôi đã nhìn thấy sự thực, cái cục lập trường của tôi hãy còn dính đâu đó trong tôi chứ chưa chịu rụng hẳn. Tôi hỏi:

                      – Mày giấu cái ông giáo sư chắc là kỹ lắm phải không ?

                      Tư Linh đốt thuốc rít liền hai ba hơi phà khói xanh um rồi nhướng mắt nhìn tôi:

                      – Sao mày biết ?

                      Tôi cười :

                      – Giải phóng như thế rồi mà không thấy nhân dân chào mừng đồng chí ta phát nào hết !

                      – Cái thằng móc lò tao mậy !

                      – Hắn cười khảy rồi nói :

                      – Suốt bảy ngày đi thăm khu giải phóng tao chỉ cho ông ta gặp cán bộ và du kích chọn lọc và đã được giáo dục trước rồi. Tất cả trên năm chục mạng, kể cả giao liên. Số người rất hạn chế ! Vậy mà cũng không khỏi mắt nhân dân. Anh Ba Tổng bí thư nhà mình có nói một câu bất hủ :

                      - “Mắt nhân dân là mắt khóm” nghĩa là ngó bên nào cũng thấy, không thể giấu được.

                      Tao đã cho hắn đội nón tai béo, mặc đồ bà ba đen, cổ quấn khăn rằn [b][size=4][color=black][i] nhưng rồi cũng có người tò mò đến xem ! Đúng là mắt khóm. Nhưng ngược lại một số gia đình chung quanh chỗ đóng quân thì chạy vọt ra ấp chiến lược.


                      – Tại sao không đến hoan nghênh ông anh cả mà lại chạy bạt mạng ra ấp chiến lược ?

                      – Họ sợ đổ chụp mày ơi.
                      Nếu mà tụi Đồng Dù, Củ Chi, Bến Cát hay thì chỉ trong vòng mười lăm phút là tụi nó tới ngay. Vậy cho nên ngày nào cũng di chuyển. Mười một giờ đêm cũng di chuyển rồi mới cho hắn ngũ.

                      Đó, cái màn giải phóng 3/4 và 4/5 là vậy.
                      Nếu mày ở Hà Nội thì chắc được xem bộ phim đặc biệt đó. Ngày tống hắn đi khỏi xứ này tao mừng té đái. Vái trời đừng có thằng nào tới nữa.




                      Click image for larger version

Name:	T71HCMTrail.jpg
Views:	49
Size:	76.4 KB
ID:	103607


                      Hôm bữa tiển đưa,
                      nó nói những câu nghe cũng lọc lỗ tai lãnh đạo lắm. Vậy cũng bõ cái công tao đèo.


                      – Nói gì ?

                      – Nó trỏ mấy đứa con gái “dũng sĩ” 16-17 tuổi và bảo:

                      - “Chúng tôi đã từng đánh Hitler nhưng chưa bao giờ thấy trẻ em như thế này cầm súng. Đây là tuổi đến trường”.




                      Click image for larger version

Name:	13064466_1164680746910762_7060613262029238451_o.jpg
Views:	46
Size:	119.1 KB
ID:	103610



                      Ông Tám Quang nhanh miệng đáp ngay:

                      - “Đánh xong giặc Mỹ chúng tôi sẽ xây dựng lại đất nước tươi đẹp gấp ngàn lần xưa. Đó là lời của Bác Hồ chúng tôi dạy. Chừng đó chúng tôi sẻ gởi chúng sang Đại Học Liên Xô”.




                      Click image for larger version

Name:	Ho%CC%82%CC%80+chi%CC%81+minh-su%CC%9B+to%CC%82%CC%89+ki%CC%81ch+%C4%91o%CC%A3%CC%82ng+-+danlambao.jpg
Views:	43
Size:	99.5 KB
ID:	103608


                      Ông giáo sư Liên Xô cười. Ông xếp mình nói hớ. Bây giờ không học, nữa đi đại học Liên Xô ? Ông ta bảo :

                      “Đánh với Mỹ các đồng chí phải rất cẩn thận.
                      Không thể lấy gan dạ mà chống được vũ khí tối tân của nó. Nước chúng tôi mà còn phải chịu rút tên lửa ra khỏi Cu Ba đấy. Tuy nó hơi lép vế một chút nhưng đỡ tốn xương máu đồng chí ạ !”

                      Nói rồi nó òa lên khóc, thế mới bỏ mẹ kia chứ !



                      Click image for larger version

Name:	255379-229683223820331-1701785454-n.jpg
Views:	42
Size:	30.0 KB
ID:	103609



                      Tôi cười :

                      – Thằng này tao nghi là tình báo của Liên Xô chớ chẳng phải giáo sư đại học con khỉ gì đâu. Nó nói cái giọng “xét lại” bỏ mẹ đi.

                      – Mày ở đây, sau khi đội vài trận pháo, chết hụt B52 rồi mày sẽ thấy tại sao một nước vĩ đại như Liên Xô mà “xét lại” .

                      Bữa tiển đưa đó cảm động lắm. Nó nghe tụi con gái hát mấy bài Xuân Chiến Trường, Sóc Bom Bo. Tao dịch ra cho nó nghe. Nó lắc đầu. Tao hỏi nó nghĩ gì ?

                      - Nó không nói.

                      Hồi lâu nó bảo :


                      - “Tôi nghĩ về một nhà máy sản xuất cao su. Ở xứ tôi không có cây cao su. Ở đây có rất nhiều mà bị chặt phá hoặc bị bom thiêu rụi. Uổng quá !”

                      – Tư Linh rung đùi một cách khó chịu


                      – Tao giật mình. Tao không hề nghĩ như nó. Tao nghĩ là nhờ cao su mà mình trốn khỏi máy bay. Nó còn bảo :

                      - “ Cát dưới chân đồng chí là thủy tinh nhưng không có nhà máy thì cát chỉ là cát. Con sông Sàigòn có thể là một nguồn điện vô biên…

                      – Tư Linh buồn rầu :

                      – Mình quen đánh nhau, phá hoại lâu quá rồi thành cố tật mày ạ. Mình thấy một cây gãy đổ mình cơ hồ không xúc động, cả đến nhìn người chết bom chết sốt rét cũng tỉnh khô, bởi vì chính mình đang đi vào cái chết bằng cách này hay cách khác.

                      Thanh niên nam nữ ở đây sống rất cuồng rất vội.

                      Mình cứ cười chê tụi thanh niên Sàigòn sống không có lý tưởng, nhưng mình cũng đang mắc cái tội đó. Sống để ngày mai chết.

                      Tao nói, để rồi mày xem. Những con bé mang danh dũng sĩ kia rất đa tình. Chỉ quen vài lần thậm chí chỉ quen lần đầu, các cô ấy cũng có thể rất thân.

                      Tư Linh lên lớp tôi một cách thẳng tuột về những điều rất sơ đẳng mà hắn đã kinh qua ở đất Củ Chi này trong những năm hắn về trước tôi.




                      Click image for larger version

Name:	anh-chan-89-1419173476567.jpg
Views:	47
Size:	14.1 KB
ID:	103611

                      Comment


                      • Font Size
                        #26
                        Tư Linh lên lớp tôi một cách thẳng tuột về những điều rất sơ đẳng mà hắn đã kinh qua ở đất Củ Chi này trong những năm hắn về trước tôi.

                        Từ trong buồng vang ra tiếng ca vọng cổ thiệt mùi. Tôi hỏi.

                        – Ở đâu vậy ?

                        Trái tim khô của tôi như bị một giọt nước Cam Lồ tưới qua .

                        – Vọng cổ Sàigòn !

                        – Nghe văn nghệ địch à ?

                        – Ít bữa rồi mày sẽ biết. Đài giải phóng của mình chỉ để phát tin. Còn văn nghệ thì nghe hổng có dzô. Giống in như Đài Tiếng Nói Nam Bộ hồi chín năm vậy. Khi ca cải cách thì có ểnh ương hoà tấu. Tội nghiệp hai bà Xuân Mai và Khánh Vân bị chê khóc mờ.

                        – Sao kỳ vậy ?

                        – Mày còn lạ gì. Phòng Vi Âm xây trong rừng U Minh trên bãi sình. Cho nên khi người ta bắt radio nghe thì có cả tiếng “ểnh ương” ca ! Bây giờ cứ hể giờ Cải lương Sàigòn thì dân cũng nghe, cán cũng nghe .

                        Dân nghe công khai. Chi ủy cũng mê thì còn cấm ai. Còn bọn cán nhà mình thì giờ này ông nào cũng toòng teng trên võng nhắm mắt mơ tiên còn lỗ tai thì nghe Lệ Thủy xuống Lìu.


                        Từ trong buồng, tiếng phát ngôn viên của đài Sàigòn vọng ra :

                        “Bây giờ là hai mươi hai giờ, giờ Sàigòn. Xin mời quí thính giả vui lòng vặn tiếng nói nhỏ lại để khỏi làm phiền bà con hai bên đang cần sự nghỉ ngơi”.







                        Tư Linh nháy mắt :

                        – Đấy, văn hóa Sàigòn đấy ! Loa Hà Nội thì sao ?

                        – Cái thằng đâm hơi quá mậy.

                        – Sợ ít tháng nữa mày là thầy đâm hơi hơn cả tao . Mấy em trong buồng nhắc mình bằng tiếng nói Sàigòn đấy . Tao phải tốp bớt cái họng cá sát của tao nhỏ lại mới được.

                        – Hổng phải đâu ! Tụi em có ống nghe mang vô lổ tai để nghe cải lương mà . Mấy anh cứ việc nói chuyện chơi cho tới sáng cũng được !

                        – Mấy em vặn to to lên cho hai anh nghe hùn với .

                        Tư Linh bảo rồi nhích ghế lại ngồi gần tôi . Hắn nom sát mà nói lào khào, hơi rượu phà vào mặt tôi nồng nặc . Ý chừng hắn uống gấp ba tôi .

                        – Các em dũng sĩ đều anh dũng tuyệt vời hết cả . Để rồi mày coi. Ở trên R mày từng nghe Năm Cội, Tư Gừng, Bảy Nê, Bảy Mô, Tư Cần, chứ ?

                        – Có nghe nhiều.

                        – Rồi mày sẽ gặp !

                        Cô em đi với tao là Bảy Nê, thuộc Xã Phước Vĩnh Ninh. Trực thăng ria như mưa mà vẫn không nằm, cứ đứng núp gốc cau bắn tỉa đấy. Hắn rỉ tai tôi :

                        - Tội một cái là…


                        – Còn Bảy Mô ?

                        – Bảy Mô vừa đẹp vứa anh dũng. Hì hì…

                        Hắn thò tay vào túi quần sau lôi cái bóp ra. Tôi nhìn hắn soạn ngăn bóp.

                        – Giấy tờ gì thế ?

                        – Chứng minh thư nhân dân.

                        – Ủa ! Ở trong này cũng có chứng minh thư sao ?

                        – Có chớ. Tao luôn luôn thủ sẵn vài cái trong bóp, phòng khi hữu dụng.

                        – Trong này du kích địa phương xét giấy dữ hả ?

                        – Ừ, nhưng mà mấy cô xét kỹ hơn !

                        – Tư Linh thầm thì vào tai tôi rồi cười hả hả – Tao muốn cho mày vài cái để dùng lúc bất cập nhưng tao sợ mày nổi lập trường chống Mỹ của mày lên bất thình lình, mày chỉnh phong tao thì đường đâu tao rút lui.


                        Tôi gạt ngang :

                        – Tao có nhiều loại giấy đặc biệt lắm, thứ của R, thứ của đường dây, kỵ bộ cấp xe bò, kỵ thủy cấp xuống bể, còn đến Củ Chi thì cấp địa đạo.

                        – Có điều kiện tự do cho Mỹ nữ không?

                        – Cái đó thì tự lực, hà hà…

                        Tư Linh đút bóp trở lại túi mà không nói gì.

                        Nữ du kích Củ Chi Võ Thị Mô


                        Click image for larger version  Name:	nu-du-kich.jpg Views:	1 Size:	30.3 KB ID:	104288


                        Từ lúc được gặp mặt nữ dũng sĩ Bảy Nê tôi định hỏi Linh một vấn đề.

                        Số là hồi tôi ở R, tôi có xem một vở kịch nói tên là “ Mượn Mỹ ” rất ly kỳ của đoàn Văn Công giải phóng Trung Ương.

                        Nội dung là :

                        - Ở Cũ Chi , dũng sĩ diệt Mỹ mọc lên như nấm.

                        Con trai không nói làm chi, con gái mười lăm tuổi cũng giết được Mỹ dễ dàng . Mỹ là thứ người gì mà lại dễ bị làm thịt vậy ?

                        Một đội nữ du kích gồm :

                        - Bảy Nê , Bảy Mô , Tư Gừng tự động họp nhau hàng ngày đi săn Mỹ để lập thành tích dâng đại hội Mặt Trận. Anh chị dũng sĩ nào cũng diệt được năm, sáu tên Mỹ cả.

                        Qui định của ở trên là muốn đạt danh hiệu “dũng sĩ” phải diệt năm tên Mỹ .

                        Nhưng có một người mới diệt được đúng bốn tên. Như vậy còn thiếu một tên nữa mới đủ tiêu chuẩn dũng sĩ.

                        Một người bèn nảy ra ý kiến là :

                        - Bảy Nê hiện đã diệt được sáu tên nên cho đồng đội “mượn” một tên như ta mượn một hào, để mọi người đều đạt tiêu chuẩn.

                        Và như vậy toàn đội trở thành :


                        - “ Đội dũng sĩ diệt Mỹ ” vì người nào cũng đạt tiêu chuẩn cả.

                        Nhà soạn kịch nổi tiếng nhất Hà Nội là Nguyễn Vũ đã được đưa vào Tiểu Ban Văn Nghệ R để sáng tác.

                        Nguyễn Vũ đã viết chuyện trên thành kịch nói diễn ngay ở đại hội dũng sĩ diệt Mỹ.

                        Khi tôi về thì vở kịch này đã diển ở nhiều nơi cho cán bộ xem, nhưng chưa có dịp đem xuống diễn tặng lại cho Củ Chi. Bây giờ đã đến tận nơi, nên tôi muốn tìm hiểu.




                        Click image for larger version

Name:	4dd3e081d4b5402986d1c78e7fa7a5bb.jpg
Views:	41
Size:	47.0 KB
ID:	104301

                        Comment


                        • Font Size
                          #27
                          Tôi bèn cạch ngay Tư Linh. Tư Linh nói nửa chơi nửa thiệt :

                          – Tao hổng biết mấy cái chuyện thần thoại đó, tao cũng chưa bao giờ trông thấy mặt một thằng Mỹ nào, mà cũng chưa được hân hạnh xem cái kịch đó, vậy để tao mời cô Bảy Nê ra đây cho mày hỏi. Cô Bảy ơi, cô Bảy, ra đây có người hỏi thăm chút chuyện.

                          Từ trong buồng Bảy Nê nói giọng nhõng nhẽo :

                          – Để em nghe hết đoạn này hả, hay quá trời quá đất đi !

                          – Bộ vọng cổ mùi rệu hả ?

                          Chập sau Bảy Nê ra ngồi cạnh Tư Linh, mắt hấp háy trước ngọn đèn dầu. Tôi thuật lại câu chuyện “Mượn Mỹ” rồi hỏi Bảy Nê có biết được mấy chuyện như vậy không ?

                          Bảy Nê ngồi chưng hửng hồi lâu. Tư Linh giục. Bảy Nê cười nhẹ nhàng:

                          – Em đâu có phải là dũng sĩ mà biết mấy chuyện đó. Để bữa nào anh gặp chị Tư Gừng hoặc con Bảy Mô rồi sẽ hỏi.

                          Rồi nàng đứng dậy đi vô buồng.

                          Tôi nghĩ vì nàng khiêm tốn nên không muốn khoe trương thành tích. Hoặc là vì đang mê cải lương hoặc vì có điểm nào lộ bí mật quân sự mà nàng không trả lời chăng. Nhưng không phải.


                          Click image for larger version  Name:	87064415_2550794208364543_2566305206321020928_n.jpg Views:	1 Size:	94.7 KB ID:	104311


                          (Một lần khác, khi gặp lại Tư Linh, hắn mới cho tôi biết rằng :

                          - Những chuyện như vậy là do tài sáng tác của nhà viết kịch.

                          Chứ từ khi Mỹ bắt đầu xây dựng Đồng Dù ở Củ Chi này,
                          chưa có người du kích nào diệt được thằng Mỹ.

                          Chỉ có một trận du kích đánh xe tăng ở An Nhơn Tây.

                          Không hiểu sao trong cuộc hành quân đó lại có một chiếc xe tăng đi lạc đường mà loay hoay mãi không ra đường cái được.

                          Năm Cội là du kích xã đã có chí và có gan phục kích nhiều lần để bắn sẻ, nhưng không kết quả.


                          Cội bèn nảy ra ý đào đạn cà-nông lép để đánh xe tăng.




                          Click image for larger version  Name:	mg1826_kabe.jpg Views:	1 Size:	60.3 KB ID:	104322



                          Thấy chiếc xe đang tìm đường ra, Năm Cội phỏng đoán đường về của nó bèn đem trái cà nông đặt ở ven đường rồi kêu tổ nữ du kích của Tư Gừng phục kích gần đó.

                          Chiếc xe tăng chạy lòng vòng trong đồng khô một lúc rồi lên lộ, nhè chỗ đặt bom mà bò lên. Trái cà-nông nổ tung.

                          Nhưng chiếc xe tăng quá lớn, đạn cà nông có ăn thua chi. Chỉ một bên dây xích bị hỏng nhưng nó vẫn còn chạy được.

                          Tổ du kích cứ nhắm mắt nhắm mũi mà bắn, vừa bắn vừa chạy.
                          Chỉ chập sau là trực thăng Sâu Rọm tới hốt lính về Đồng Dù.


                          – Tao chỉ biết có thế thôi.

                          – Tư Linh vừa kể và gục gặc đầu, nhướng mắt nhìn tôi.


                          – Nhưng có chết thằng Mỹ nào không ?

                          – Theo đài mình thì có chết một thằng và diệt một xe tăng.

                          – Tư Linh cười hề hề :

                          – Tỷ lệ phóng đại của mình là từ 1/50 đến 1/30.000. Nghĩa là nếu đã chết một tên và tiêu diệt một xe tăng thì đài phải nói là chết năm chục tên và tiêu diệt năm chục xe tăng theo kiểu các phân số 3/4 và 4/5.


                          Tư Linh tiếp :

                          – Bà Gừng có lên R báo công cùng với Năm Cội. Gừng được danh hiệu dũng sĩ. Cội cũng được danh hiệu dũng sĩ, được bắt tay ông Sáu Vi. Gừng nghe đâu làm gác-đờ-co cho bà Ba nữ tướng .

                          Dũng sĩ diệt Mỹ Trần thị Gừng



                          Click image for larger version  Name:	tumblr_inline_o5ucblQ4a11rt9nc8_1280.jpg Views:	1 Size:	42.3 KB ID:	104319



                          còn Năm Cội thì về công xưởng R tiếp tục nghiên cứu bom và cà-nông lép để dùng đánh xe tăng.


                          Click image for larger version  Name:	dt_30420131838_Picture%20657.jpg Views:	1 Size:	17.8 KB ID:	104317


                          Trong một lần cưa bom để chế tạo vũ khí, bom nổ bay không còn miếng thịt.



                          Click image for larger version  Name:	den-dia-dao-cu-chi-trai-nghiem-cuoc-chien-tu-trong-long-dat-09-.2669.jpg Views:	1 Size:	55.1 KB ID:	104318


                          Còn về thành tích địch vận thì Quân khu chưa lôi kéo được một tên nào để làm thuốc.

                          Đó là lịch sử dũng sĩ diệt Mỹ của đất Củ Chi mà tao được biết cho đến hôm nay.)

                          Comment


                          • Font Size
                            #28
                            Tư Linh và tôi lên ván gõ nằm tiếp tục nói chuyện, đủ thứ chuyện từ chuyện ngọt đến chuyện mặn, toàn là chuyện tâm giao giữa hai đứa.

                            – Mình ở ngoài Bắc tưởng trong Nam sắp giải phóng hoàn toàn nên thằng nào cũng nhảy đôn nhảy đáo muốn về cho mau để ở trong này làm sạch láng, mình về lơ láo không có việc gì làm. Chẳng ngờ về đến đây không có đất dung thân.

                            Củ Chi có trên một trăm đồn bót lớn nhỏ. Cà-nông nó đan một lưới lửa đạn bao trùm phủ, không có chỗ nào nó không với tới.

                            Còn ba cái địa đạo mày chớ có tin mà bán lúa giống. Tao nói cho mày biết :

                            - Chính du kích nó cũng không có chui xuống địa đạo nghe mày. Chớ có chui vào những quan tài đất sét. Hì hì…

                            Trước đây già Khơ dọa những tàu ngầm của Mỹ, trước vũ khí của Liên Xô sẽ trở thành những quan tài thép chảy thì ngày nay Mỹ nó lại biến những địa đạo thành những quan tài đất sét cho mình.

                            Mỹ vô rồi. Tình hình đen tối sắp đến nơi. Không còn những màn kịch treo cờ như tao vừa kể nữa đâu.




                            Click image for larger version  Name:	fetch?id=81038&d=1639616588.jpg Views:	1 Size:	21.9 KB ID:	114347

                            https://www.vietnamngaymai.com/node/81037


                            Mày đã lo móc gia đình chưa ?

                            – Má Hai đi rồi hồi sáng.

                            – Ừ, làm sớm sớm đi. Đồng Dù nó sẽ tăng cường hai chục khẩu cà nông nòng dài đấy ! Còn trực thăng nó sẽ đem qua hai ngàn chiếc nữa.

                            – Trời đất !

                            – Mổi ngày miếng đất Củ Chi sẽ trộn vài miểng đạn mày ạ ! Vợ con tính chưa ?

                            – Tính gì kịp mà tính !

                            – Mày là con trai lớn thì phải lo cho gia đình một mớ cháu nội chớ chẳng lẽ làm cây tre cụt ngọn à ?

                            – Tao chờ bà già vô mới tính được. Coi cô bạn ở nhà có chờ đợi tao không ?

                            – Hứa hồi nào mà chờ với đợi ?

                            – Hồi tao còn ở nhà…

                            – Ở truồng tắm vũng phải không ?

                            Thôi, đừng có mong. Đời chẳng có ai hóa đá Vọng Phu đâu. Mày còn khớ trai lắm. Thiếu gì em út nó đeo.

                            Ở ngoài đó thì “một thiếu, hai thưa, ba vừa, bốn rậm” nhưng về đây con gái nó chẳng tính ba cái thứ đó đâu. Mấy cha về trước làm mất uy tín hết rồi.

                            Bây giờ con gái đánh giá Mùa Thu qua nhân cách, tư cách chứ chẳng qua cái lon có nhiều sao ít sao như mấy năm trước.


                            Tôi nghe Linh nói thao thao bất tuyệt mà ngán ngẫm sự đời. Bỗng Linh nằm nghiêng qua thò tay móc bóp, rồi rút đèn pin từ xắc-cốt ra, miệng thì nói :

                            – Để tao cho mày mấy cái chứng minh thư phòng thân !

                            Linh đưa cho tôi một gói nho nhỏ. Tôi cầm lấy, nắn nắn nghe mềm mềm, chỗ cứng chỗ bộng. Chứng minh thư gì kỳ vậy ? Tôi chưa kịp hỏi thì Linh bấm đèn rọi vào :

                            – Có thứ này giắt trong lưng khỏi lo tai họa mày ạ ! Hì hì, nhớ hồi tụi mình học ở Lục Quân đóng tại Cạnh Đền không ? Đâu 1952 hả ?

                            – Nhớ nhớ ! Tụi mình làm trong Ban Vui Sống của nhà trường.

                            – Trường đóng ở đó có mấy tháng mà khi nhổ trại để lại cả trăm trái “bom nổ chậm” . Cho nên dân Cạnh Đền tặng cho danh hiệu là :

                            - Lục Lâm Võ ị
                            chớ không phải trường Lục Quân Võ Bị.

                            Đọ, bây giờ để tránh bị dân khen kiểu đó mày nên dùng món bùa này.




                            Click image for larger version

Name:	bao-cao-su-nam-2.jpg
Views:	37
Size:	15.4 KB
ID:	114348


                            Tôi nhận ra những áo giáp tí hon dùng để “oánh du kích” trong những cơn tao ngộ bất ngờ. Tôi hỏi :

                            – Ở đâu mày có vậy ?

                            – Mua ở ngoài thành chớ đâu mậy? Ở Hà Nội tại Bách Hóa Tổng Hợp chỉ bán đôi khi thôi, ngoài ra phải mua chợ đen. Mà của Tiệp Khắc hoặc Liên Xô hay rách lắm.

                            – Tao phục lăn mày đó.

                            – Đời mà mậy. Anh Ba mình có vợ bé thì không sao cả, lại còn lên uy tín. Anh Sáu Vi thì lâu lâu có bả vô bằng máy bay đáp xuống mi-mốt “nạp thịt” cho ảnh cả tuần. Còn tụi mình chuyên môn vận động chiến, đánh mạnh rút nhanh, không để lại dấu tích nào mới được.



                            Click image for larger version  Name:	448599064291013042889058783410640912908288n-1540610710832151335631.jpg Views:	1 Size:	26.4 KB ID:	114346

                            https://suthatdangcsvn.wordpress.com...a-an-cung-mam/

                            Cứ xài đi, hết tao cho. Mỗi tháng tao xài cả tá đó. Các em thấy nó, các em yên trí xáp chiến vì chẳng sợ tai nạn về sau , hiểu chưa ? Cất đi, mỗi gói hai chiếc.

                            – Bộ tính cho mẹ đĩ “dang mi ra”hả ?

                            – Đạo gốc bởi lòng thành mày ạ, không phải ở cái mồm.

                            Tôi nằm im không nhúc nhích. Linh tưởng tôi ngủ nên không nói nữa. Cái thằng nhớ dai thật. Chuyện thuở trẻ mà bây giờ nó còn nhắc lại rành rành.

                            Năm đó trường Lục Quân về đóng ở Cạnh Đền gần Chắc Băng – Một vùng lẫn lộn dân Việt lẫn dân Miên.

                            Ở đây có một ông cụ 90 tuổi, con trai của ông đã 70. Hai cha con đều khỏe mạnh. Con cháu của hai ông đều ở liền nhau chiếm cả ấp Phước Trường gần ngót trăm gia đình. Học sinh trường Lục Quân đóng ba tháng. Sau khi rút đi để lại hơn năm chục cái bầu cho con gái, cháu nội cháu ngoại kể cả con dâu góa chồng của hai ông.

                            Ông cụ thấy vậy lắc đầu than thở :

                            - ” Ấp này ngày xưa Đức Vua Gia Long tẩu quốc chạy vô tới đây xây đồn đấp lũy để chống giặc Tây Sơn, Hoàng Tử Cảnh đã đến đây nên con rạch này gọi là “Cảnh Đền”, tức là Đền của Hoàng Tử Cảnh, lâu ngày nói trại ra thành “Cạnh Đền”, còn truyền tiếng thơm trong lịch sử. Ngày nay bộ đội cụ Hồ đánh Tây đến đây sống với dân, khi đi rồi để lại tiếng xấu trong dân.



                            Click image for larger version  Name:	H2-71.jpg Views:	1 Size:	26.3 KB ID:	114345

                            – Ông có gieo hột bầu ở Cạnh Đền không ông mảnh ?

                            – Hì hì…

                            – Nếu có thì nay thằng cu cũng làm liên lạc cho bố nó được rồi đó !

                            Linh cười khè khè :

                            – Lính mình đi tới đâu gieo “mạ” tới đó. Bởi vậy cho nên lúa chín hoài gặt không kịp. Mày biết ông Năm Truyện bây giờ được dân vùng này đặt cho cái hỗn danh gì không ?

                            - Năm Sàigòn ! Mày biết ổng chớ. Thượng tá một lúc với Sáu Khâm.

                            Ông Năm Tư Lệnh Công Trường 9, ông Sáu Tư Lệnh Công Trường 5.

                            Lính ông Năm Sàigòn về đây cũng noi gương trường “lục lâm” của mình hồi trước.

                            Đàn bà con gái vùng này đều bị cựa của công trường 9 hết cả.

                            Dọc theo đường số 1, dài theo Phú Hòa Đông cặp đường số 8 sang bên kia sông Sàigòn xã Thanh An, Thanh Tuyền… con nít bốn năm tuổi không cha, đàn bà từ hai mươi đến bốn mươi không chồng mà có con, thiếu gì.

                            Bọn mình muốn hốt mấy ổ mà không có. Chỗ bạn bè tao nói thiệt với mày nghe.

                            Có ít ra là mười ông “rải phóng” chiêu hồi rồi đó. Có cả ông một gạch ba sao. Cũng vì cái vụ này này.

                            Nên tao cho mày chứng minh thư cao su để bảo đảm chiến đấu thắng lợi mà không bị sứt mẻ cây DKZ và không rơi mảo, mày rỏ chưa nào ?

                            Comment


                            • Font Size
                              #29
                              Vừa tới đó thì hai cô dũng sĩ từ trong buồng đi ra. Là chắt lưởi hít hà và kêu lên.

                              – Tuồng cải lương hay quá trời !

                              Bảy Bê tiếp.

                              – Mấy anh xuống hầm ngủ, đừng có nằm trên ván.

                              – Được rồi !

                              Tư Linh cười và tắt đèn pin trong lúc tôi vội vàng đút gói “chứng minh thư” vào túi.


                              Click image for larger version  Name:	hinh-anh-bao-cao-su-6.jpg Views:	1 Size:	6.2 KB ID:	114351

                              Tư Linh nói:

                              – Nghe nó đề-pa là tụi tôi lăn xuống đất chớ gì mà lo.

                              Tôi hỏi cô xã đội :

                              – Tuồng cải lương gì đó?

                              – Lương Sơn Bạc xưng hùng ! Hai anh chê hả ?

                              Bảy Nê chen vào:

                              – Hổng phải chê đâu ! Tao nghe lóm mấy anh bàn công tác nên không có thời giờ nghe.

                              – Công tác gì?

                              Bảy Nê nói hớt :

                              – Em nghe mấy anh bảo sẽ mở trường lục quân rồi bàn vụ cấp chứng minh thư đến súng ĐKZ. Có đúng không ?

                              Tư Linh bấm tôi cười hớ hớ đáp:

                              – Đúng đấy tôi bảo thằng bạn tôi muốn khỏi sứt mẻ khẩu ĐKZ thì phải có chứng minh thư .

                              Là nói :

                              – Các anh, anh nào cũng có chứng minh thư của cơ quan cả nên dễ công tác, còn tụi em không có, lắm lúc đi qua xã khác, người ta không biết là ai làm khó dễ dữ quá !

                              Linh càng cười to. Tôi cũng hòa điệu. Tư Linh tiếp:

                              – Các cô mà không có chứng minh thư thì bị tai nạn luôn, kẹt lắm!

                              – Vậy chúng em sẽ đòi các ổng cấp cho chứng minh thư giắt lưng mới bảo đảm công tác.

                              – Nhưng chứng minh thư của mấy anh không giống chứng minh thư của mấy em đâu !

                              – Tụi em chán công tác ở địa phương lắm. Các ổng không sốt sắng động viên, cứ bỏ công việc cho tụi em. Cơ quan các anh có cần chúng em thì cho chúng em đi vớ i!

                              – Ừ, để anh về thảo luận với xếp anh rồi sẽ cấp chứng minh thư cho em nghe !… Nhưng mà nên nhớ chứng minh thư của mấy em khó xin lắm!

                              – Kệ nó, khó cũng được miễn công tác không bị trục trặc thì thôi.

                              – H hà !… Anh hứa là khi các em dùng chứng minh thư thì mọi công tác sẽ thông suốt không lo tai nạn. Chỉ sợ các em trông thấy rồi các em la oải oải !

                              – Chúng em không la đâu !

                              – Muốn coi không, anh cho coi thử chứng minh thư của anh ?

                              – Dạ, cho tụi em coi thử !


                              Click image for larger version  Name:	1nupq-1635435252740343434310.jpg Views:	1 Size:	14.3 KB ID:	114350


                              Tư Linh móc bóp mằn mằn móc “chứng minh thư” đưa ra cho Bảy Nê. Tôi la:

                              – Thôi đi cha nội ơi ! Đừng cho coi, lộ bí mật hết !

                              – Lộ gì mà lộ. Trước sau rồi mấy cô ấy cũng biết mà.

                              Vừa nói Tư Linh vừa bấm đèn lên. Tôi liếc sang và chờ sự phản ứng của các nữ dũng sĩ. Chắc các nàng sẽ ù té chạy trốn. Cái thằng chơi bạo quá. Bảy Nê bước lại gần cầm lấy và đưa lên mắt, lật qua lật lại xem rồi hỏi :

                              – Chữ gì coi kỳ cục vầy nè ?

                              – Chữ Liên Xô chớ tiếng gì ?

                              – Liên Xô không giống chữ mình chút nào hết !

                              – Giống sao được mà giống?

                              Tôi mừng như thoát trận bom bèn ngồi phắc dậy bảo Bảy Nê đưa cho tôi xem.

                              Thì ra tắm cạc “vi-dít” bằng tiếng Liên Xô.

                              Sở dĩ tôi biết đó là tiếng Liên Xô là vì tôi đã từng trông thấy loại chữ nghênh ngang chà chôm không giống chữ mình chút nào, trên các thùng đạn pháo và quân cụ khác. Tôi nói:


                              – Chứng minh thư này…

                              – Không phải của tao đâu ! Đó là của ông giáo sư đại học Liên Xô. Ổng cho tao và dặn kỹ :

                              - Chừng nào có sang Mút-cô-oa thì tìm đến nhà ổng uống Vodka chơi. Tao cũng hứa với ổng chừng nào đánh thắng giặc Mỹ và xây lại đất nước tươi đẹp gấp mười lần xưa thì tao sẽ mời ổng sang uống rượu Ba Xị đế.


                              Tôi hỏi :

                              – Ông ta không hứa giúp cho mình gì hết à ?

                              – Ổng hứa về sẽ báo cáo lên trên, còn kết quả thế nào thì không chắc ! Trớt he chớ gì mà mong !

                              Hai đứa trao đổi ý kiến về vụ hai phe “Giáo điều” “Xét lại” phun nước miếng vào mặt nhau bằng các loa quanh bờ Hồ làm ướt đầu thằng em út Hà Nội.

                              Được một chút thì hai cô dũng sĩ đem ra một mâm cổ thơm phức. Cô xã đội nói:


                              – Chúng em nấu chè đậu xanh đường cát cho hai anh ăn kẻo uống rượu thức khuya xót ruột.

                              Tư Linh và tôi nhìn nhau như thầm bảo :

                              “Các em ngoan quá trời”. Rồi hai thằng cùng húp. Tư Linh nói với tôi :


                              – Chè đậu xanh này có vẻ xét lại quá trời !

                              – Nếu nấu bằng đường mía giải phóng thì mới đúng chánh sách.

                              – Chắc chừng vài tháng nữa dân Liên Xô sẽ được nghiên cứu hai phân số 3/4 và 4/5 của ông giáo sư “tán” học đem về từ Củ Chi.


                              Click image for larger version  Name:	image001-1839.jpg Views:	1 Size:	53.6 KB ID:	114352

                              Comment


                              • Font Size
                                #30

                                CHƯƠNG 5

                                Tư Linh vừa đạp ký cách vừa kể chuyện địa phương cho tôi nghe một hồi rồi bảo :


                                – Ở đây mày phải bám thổ địa đừng có đi lêu bêu mà mang khốn !

                                – Tao đâu có dám đi đâu.

                                – Biệt kích nó đánh bạt mạng cô hồn lắm nghe cha non !

                                Ba cái mớ lý thuyết Luận Trì Cửu Chiến, dao mổ bò giết ruồi, vãy chài nhanh, công đồn đả viện… gì gì của trường lục quân tụi mình ở Miền Tây hối nẵm lạc hậu đã đành, mà các thứ của chuyên gia Liên Xô dạy cũng không có tác dụng gì ở chiến trường này hết !


                                Click image for larger version  Name:	247187381_2508358165975667_2462303486345088470_n.jpg Views:	1 Size:	57.9 KB ID:	116404

                                Tôi nói :

                                – Tao cũng đã thấy phần nào.

                                – Biệt kích thời Pháp không giống với biệt kích Mỹ Ngụy đâu.

                                Bây giờ bộ binh chúng nó đến trong vòng mười lăm phút. Pháo bắn trong vòng hai phút.


                                – Hồi ở ngoài Trường Sơn tao đã nghe mấy cậu giao liên rỉ tai rồi. Nào là Bủa Lưới Phóng Dao, Phượng Hoàng……

                                – … Vồ mồi

                                - Cọp đen

                                - Cọp xám



                                Click image for larger version  Name:	12105793_950280945042825_4913934773057651585_n.jpg Views:	1 Size:	36.2 KB ID:	116405

                                - Trâu khùng

                                - Trâu điên hầm bà lằn. Thứ nào cũng ác cả.

                                Không biết có bao nhiêu hội nghị cấp ủy xã, huyện, cả khu ủy đã bị chúng giết và bắt sạch. Mày phải xin một cận vệ mới được !



                                Click image for larger version  Name:	T242_11_hh_qlvnch_ttb_tqlc_td02_traudien_150x178.png Views:	1 Size:	66.9 KB ID:	116406


                                Tư Linh đã đem gởi thằng cận vệ ở một nơi nào đó rồi chở tôi đi nhắm tình hình các xã.

                                Dấu xe bò cắt trên con đường dứa hầu như bằng phẳng trở lại chứng tỏ khá lâu không có xe đi trên những con đường này nữa. Tư Linh đạp rất khỏe.

                                Theo như y nói thì tôi chỉ là con nhái bén so với cái cây thịt của ông giáo sư Liên Xô. Cho nên y vừa đạp lúc lắc vừa tán liên miên. Y bảo :


                                – Cơ quan lúc này chẳng có việc gì làm đâu. Nấu được bữa cơm ăn đã mệt nhừ rồi còn sức đâu nữa mà phục vụ cách mạng.

                                Bữa nay tao đi vài nơi để kiểm tra công việc và gây cơ sở địch vận thêm. Tao sẽ cho mày biết một số địa đạo hầu sau này mày cần thì có. Mày nên nhớ là :

                                - Không có ông bà du kích nào cho mày xuống địa đạo đâu.


                                – Sao kỳ vậy ?

                                – Có gì mà kỳ ! Vì địa đạo rất ngắn không đủ hơi cho du kích thở lấy đâu cho mày ?

                                – Vậy mà tao tưởng là cô xã đội nói giấu. Vì theo đài Giải Phóng thì địa đạo Củ Chi “thôn liền”…


                                – … thôn liền thôn, xã liền xã chớ gì. “Thôn liền là thiên l… “ Địa đạo chỉ bằng cái thẹp l… của con nít thôi.

                                Không có cái nào chứa được mười người. Mà có chứa được cũng không ai dám xuống.


                                – Lâu nay tao cứ tin đài Giải Phóng nên khi được điều động về đây tao thấy đời khỏe ru như cu bà bóng !

                                – Mày tưởng là dân Củ Chi lùa cả trâu bò xuống hầm. Dân làng ùn ùn xuống địa đạo như đi chợ chớ gì. Nghe mấy ông nội đó mà bán lúa giống hết cha non ơi !

                                Không có địa đạo nào dài tới hơn trăm thước. Và không có cái địa đạo nào có đến mười người chui xuống. Đó là sự thực.

                                Thằng nào ngoan cố gân cổ lên mà cãi với ông, ông sẽ trỏ “kẹc” vào mồm nó ngay.

                                Kể cả những thằng xã đội Bí thư ở các xã từ cái xóm Hố Bò này xuống tận Phú Hòa Đông.

                                Thằng nào dám bảo xã tôi có địa đạo thôn liền thôn xã liền xã đâu xin cho tao biết ! Đm. Nói láo dây chuyền.



                                Click image for larger version  Name:	fetch?id=81038&d=1639616588.jpg Views:	1 Size:	21.9 KB ID:	116408

                                https://www.vietnamngaymai.com/node/81037

                                Để tao kể cho mày nghe.

                                Đây không phải là chuyện bí mật cái khỉ khô gì, nên tao nói hết :

                                Hổng chừng tao biết còn ít hơn thằng quận trưởng Củ Chi hoặc thằng đại sứ Mỹ ở Sàigòn. Đây :

                                - Phú Hòa Đông có chừng chục rưỡi thước

                                - Nhuận Đức cũng cỡ đó, có thể khá hơn chút vì Nhuận Đức là xứ của con Bảy Mô, dũng sĩ diệt Mỹ.

                                - An Nhơn cũng có kha khá. Ở đây có thằng ma cà rồng Bọ Chét tới công tác rồi đòi gái. Tao và xã ủy phải đi tìm,làm vỡ lỡ cả xóm. Chi uỷ địa phương phải đứng ra giàn xếp ! Ê cái mặt quốc tế quá trời đi.

                                – Có vụ đó nữa à !


                                – Ối giao ồi ! Có chớ. Mấy thằng cha nhà văn trên Rờ đâu không xuống đây tao cho một bao đề tài.

                                – Để tao rủ một thằng cha quen xuống nghe !

                                – Ừ cho nó nếm mùi địa đạo Củ khoai.

                                – Rồi bây giờ ông nội chở con đi đâu đây ?

                                Nhà báo Wilfred Burchett phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh


                                Click image for larger version  Name:	with-ho-chi-minh-intw-750x501.jpg Views:	1 Size:	33.6 KB ID:	116407

                                https://www.htv.com.vn/chan-dung-nha...am-chien-thang

                                – Rồi bây giờ ông nội chở con đi đâu đây ?

                                – Chịp, tao cho mày gặp con dũng sĩ ở Gót Chàng, tên là Bảy Mô. Dân địa chủ nghe, không phải bần cố như Nguyễn thị Chiên hay La văn Cầu đâu đấy ! Mày thấy là mày “hít” liền.

                                Tụi “đội nữ” đang bình bầu chiến sĩ thi đua đặng lên R dự đại hội toàn miền.


                                – Còn Năm Cội và Tư Gừng ở đâu?

                                – Để thong thả rồi tao phụ nhĩ cho mày nghe về cái “đội nữ” này. Nói tóm lại một câu :

                                - Đội này do ông Tám Quang nhà mình dựng lên sơn phết nặng về phần trình diển hơn là giết giặc.


                                – Nghĩa là sao ?

                                – Nghĩa là như cái kiểu chiến sĩ thi đua ngoài miền Bắc ấy mà.

                                - Ông chiến sĩ Nông Nghiệp không biết cấy lúa ra sao, còn bà thợ dệt thì chưa hề ngồi trên máy dệt.

                                Đội nữ này cũng gần như vậy. Tụi nó để dành cho nhà báo chụp hình.

                                Vừa rồi ông giáo sư Liên Xô quay phim dữ dội nhưng không bằng thằng Bọ Chét.

                                Bây giờ để tao cho mày gặp thì mày tha hồ điều nghiên cô ta.


                                – Đường còn xa không?

                                – Mày cứ ngồi khỏe re như bò kéo xe đi. Tao đạp chút nữa là tới.


                                Cô Bảy Mô, Trung đội trưởng Trung đội Nữ Du kích Củ chi từ năm 1967 - 1968


                                Click image for larger version  Name:	small_13087.jpg Views:	1 Size:	13.3 KB ID:	116409

                                https://www.moha.gov.vn/congtaccanbo...chi-38337.html


                                Được một lúc tôi thấy con lộ đứt ngang, trước mặt và hai bên lề đường cây cối ngã liệt địa, cả một khoảng trống bùn sình bất ngờ trải ra trước mặt. Linh nhảy xuống xe và hất hàm :

                                – Mày biết cái gì đó không ?

                                Đây không phải là lần đầu tiên tôi thấy sự tàn phá của B52, nhưng là lần đầu tiên tôi kinh hoàng trước sự tàn phá của nó. (Không còn chữ gì đúng hơn chữ “kinh hoàng”).

                                Vì đây là giữa xóm làng không phải rừng hoang. (Khi tôi viết những dòng chữ này thì B52 đang dội bom Iraq. Mỗi chiếc mang từ 17 đến 25 tấn bom. Mỗi quả nặng 750 pounds. Ba tuần nay đất vùng Vịnh không phút nào ngơi ăn bom. Tôi nhìn thấy những cột khói những biển lửa mà rởn ốc. Vì tôi đã từng sống cảnh đó cách đây 20-25 năm. Tôi có thể nói rằng :

                                - Không có thứ gì chịu nổi với B52, kể cả thành đồng vách sắt. Củ Chi đất thép thành bùn là vì B52.


                                Nhưng cuộc chiến tranh vùng Vịnh chỉ kéo dài vài tháng (theo tôi đoán) là cùng. Vì lính xứ này được lãnh tụ của họ cho chui trốn dưới hầm bunker còn Tổng tư Lệnh thì ở hầm có đủ tiện nghi và có khả năng an toàn cả với bom nguyên tử.

                                Riêng chúng tôi thuở đó đánh với Mỹ có gì ?

                                Có thể nói : không có gì ngoài sự cuồng tín của lãnh đạo và sự mê tín của cấp dưới. Quân dân Củ Chi không phải chịu đựng một vài tháng mà suốt tám năm 1965-1973.

                                Củ Chi trở thành bình địa,
                                hơn nữa một bãi tha ma đêm đêm chập chờn những oan hồn. Không còn một gốc cây đứng, không còn một bụi cỏ nguyên đừng nói chi một mái nhà. Hễ thấy khói lên là máy bay tới bắn. Hễ thấy thấp thoáng người là pháo thụt diệt ngay.


                                Bọn Hà Nội trả giá cho công cuộc xâm lăng miền Nam bằng vài triệu sinh mạng trong đó có hằng ngàn cán bộ và nhân dân Củ Chi.

                                Cái chết sẽ được đền bù
                                nếu đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa và sau chiến thắng những người còn sống được hưởng những gì xứng đáng ? Không có gì tất cả.



                                Click image for larger version  Name:	0ovBqq.jpg Views:	1 Size:	36.1 KB ID:	116410


                                Sau khi ăn cướp được Miền Nam, chúng lại lừa đám thanh niên sang Cao Miên để làm nghĩa vụ quốc tế, một thứ nghĩa vụ không ai cần.

                                Sự ngu xuẩn và cuồng tín của lãnh tụ đưa đất nước đến lầm than và rụi rã.

                                Hỡi những ai ngày hôm nay trông thấy B52 dội bom hằng loạt như đậu đen rơi xuống đất, xin hãy hình dung ra mảnh đất Củ Chi nhỏ bé mềm mại của đất nước Việt Nam đã từng hứng chịu ròng rã hết năm này sang năm khác.

                                Tôi viết bộ hồi ký này để bạn đọc thấy
                                dã tâm của bọn đầu bò Hà Nội quyết tâm hi sinh dân Nam Kỳ q để dành cho bằng được cái ghế thống trị của chúng chứ chẳng phải vì :


                                - “ Miền Nam luôn luôn ở trong trái tim tôi”.


                                Click image for larger version  Name:	255379-229683223820331-1701785454-n.jpg Views:	1 Size:	30.0 KB ID:	116411


                                Tư Linh vác xe đạp lên vai đi loanh quanh theo đường mòn lởm chởm cành cây gạch đá và rải rác có vài mảnh bom sét nhô lên từ một vũng nước bùn đỏ chạch.

                                Tôi buột miệng thốt:

                                – Đúng là đất sét thành bùn !

                                – Ăn thua mẹ gì ! Còn nhiều nơi văng cả địa đạo cơ !

                                Đây là đường 15. Mấy năm trước còn xe lam vô chợ An Nhơn.

                                Dưới sông tàu chạy, trên bờ xe lam, vui lắm. Nhưng bây giờ “Dưới sông tàu chạy trên bờ B52.

                                Đấy mày là con “nhà pháo” , mày xem dùm cái lỗ bom tấn kia rồi phán đoán :

                                -Có địa đạo nào chịu nổi không ? Thấy cái bãi đất sét thành bùn này rồi, mày có còn dám mon men chui hầm nữa không ?



                                Click image for larger version

Name:	1-riMZUimTvfe-2NmicoIT3g.jpeg
Views:	30
Size:	86.2 KB
ID:	116413


                                Hai đứa vừa lội vừa luồn và leo qua những thân cây đổ một quãng xa mới đến đầu đường nguyên. Tôi bảo.

                                – Đưa em “lái” anh đội về nhà cho !

                                – Có mời anh đội “xơi nước” không ?

                                Hai đứa cười với nhau, vuốt mồ hôi rồi lại tiếp tục cưôc hành quân bằng xe đạp. Tôi đèo Tư Linh. Tôi nói.

                                – Bỏ lâu quá suýt quên !

                                – Còn cái vụ kia bỏ lâu mầy có quên không ?

                                – Hì hì ! Chắc mày quên rồi hả ?

                                Tư Linh không trả lời, đưa tay vuốt lưng tôi bảo:

                                – Chóng ngoan em yêu anh đội. Há há… Ba ván liền không bỏ ván nào !

                                – Bây giờ chắc hết nổi rồi bác nó ơi !



                                Click image for larger version  Name:	f3cbac2fddbe75f139709b50b2f5eb64.jpg Views:	1 Size:	31.4 KB ID:	116412


                                Chập sau tới chợ. Hãy còn khá sầm uất. Người qua kẻ lại nhớn nhác… Dường như ai cũng cố mua bán cho nhanh để rời khỏi khu tử địa này.
                                Tư Linh có vẻ rành sáu câu nên bảo tôi đạp thẳng đến một mái nhà lụp xụp ở dưới một tàn me xanh nhưng một bên đã bị cháy sém. Sân chợ bị cày lên như những lỗ chân trâu. Nhiều vách phố vỡ nát. Dấu đạn chưa cũ lắm. Tư Linh lủi vào quán trước và nói :


                                – Có phở cháo gì không chị Bảy?

                                – Không có gì hết chú ơi ! Nó bắn quá trời đi, nấu nướng sao được.

                                – Chi còn kháp rượu không ?

                                – Còn chút đỉnh.

                                – Ảnh có về không ?

                                – Ối ! Tôi mong ảnh đừng có về nữa.

                                Tôi bước vào. Người đàn bà nói chuyện với Tư Linh trạc ngoài bốn mươi, đang mang bầu. Bên trong có vẻ một cái quán nhưng lạnh lẽo. Tôi và Tư Linh ngồi vào chiếc bàn mốc meo ở góc nhà. Tư Linh hỏi:

                                – Có gì bỏ bụng đỡ đỡ được không chị ?

                                – Có ba con khô cá đuối thôi.

                                – Có hột gà hột vịt gì không chị ?

                                – Không có chú ơi ! Nếu chú muốn có mồi thì qua bên quán con xẩm kia kìa. Hôm qua máy bay bắn chết con bò của ai. Nó mua mão để xẻ bán. Chắc bữa nay còn nhiều.

                                – Bò xe hả chị ?

                                – Bò cày.

                                – Trời đất, lấy gì làm ruộng.

                                Tư Linh chạy vọt đi. Người đàn bà hỏi tôi :

                                – Chú ở ngoải mới về hả ?

                                – Dạ! Sao chị biết ?

                                – Thì ở đây toàn là “mùa thu” thôi chớ có ai đâu khác.

                                – Bộ ảnh cũng ở ngoải về hả ?

                                Người đàn bà ngập ngừng không đáp rõ lời. Trông vẻ mặt bà chị buồn rợi. Tôi đoán chắc ông anh đã hi sinh nên không hỏi nữa.

                                Tư Linh trở về, tay xách xâu thịt đỏ tươi đưa cho chị:


                                – Chị làm dùm đi. Bậy bạ món gì cũng được không cần kỹ lắm. Nó có bắn, hầm đâu chị ?

                                – Chỉ có một cái trong buồng.

                                – Vậy khách đến ăn nửa chừng nó đến rồi làm sao ?

                                – Thì né qua né lại đỡ vậy. Mai mốt tôi ra ấp chiến lược nên không sửa sang gì cho lắm.

                                Tư Linh hỏi.

                                – Bỏ ảnh ở lại trong này sao chị ?

                                Người đàn bà không đáp xách xâu thịt đi vô bếp. Tư Linh nói vói theo :

                                – Có gì nóng nóng không chị ?

                                – Có .

                                Tư Linh rỉ tai tôi:

                                – Ông Bảy Huyền Mùa Thu nhà mình vừa bị khai trừ vì bà này đấy.

                                Ổng có vợ ở thành lại nói với bả là chân trơn. Hai bên cụp nhau.

                                Bà vợ ở thành vô. Đụng đầu. Vậy đó. Tình Ca muôn thuở vẫn là Hận Ca. Hận Ca trở thành kỹ luật Trường Ca.

                                Mỹ chưa đánh mình đã té.

                                Comment

                                Working...
                                X