Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thắng Cuộc Nhưng Chưa Bao Giờ Thắng Trận !

Collapse
X
Collapse
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Font Size
    #31
    Chị chủ nhà bưng đĩa thịt xào hành ra. Mùi hương bốc thơm ngát tôi ngạc nhiên :

    – Củ hành Tây hả mậy ?

    – Không ! Củ hành Tàu, ủa củ hành Trung Quốc !

    – Ở đâu mà có ?

    – Ở đâu cũng có trừ Hà Nội ! Chị làm ơn đi tìm dùm một cây vừa cay vừa ngọt được không chị ?

    Người đàn bà vọt đi ra cửa trước. Tư Linh đưa đũa chén cho tôi :

    – Làm lần đi ! Ở đây lắm ông nội văng ống điếu dữ lắm! Bởi vậy tao mới dắt mày đi dạo sơ vài ba mối coi chỗ nào được là cưới quách. Danh chánh ngôn thuận, C. thằng nào nấy vuốt. Thế là êm. Để nhảy dù đứt dây rơi sao rơi gáo hết.

    – Tao phải chờ gia đình vô mới được.

    – Má Hai đi rước không xong, làm thế nào ?

    – Tao đang khổ tâm không biết tại sao gia đình dời lên Sàigòn. Má Hai lên Sàigòn mà lại không tìm gặp.

    – Không có gia đình thì cơ quan thay mặt cũng được chớ gì. Thời buổi chiến tranh này đâu có ai đòi hỏi phải có đủ cha mẹ đàng trai. Để coi, rồi đây cái vụ ông Bảy Hốt với bà Sáu Tiệm sẽ nổ ra không nhỏ.

    – Tại sao ?

    – Tiền bạc lằng nhằng, quan hệ lem nhem. Con người chỉ có hai cái khoản đó thôi.

    Bởi vậy tao cấp cho mày chứng minh thư liền da. Đám mình không thằng nào là không giắt trong bóp vài cái.



    Click image for larger version  Name:	800px_COLOURBOX4262866.jpg Views:	2 Size:	29.6 KB ID:	117652

    Tao đã bảo mày là :

    - Thanh nữ thanh niên ở trong này bây giờ yêu vội sống cuồng còn hơn Sàigòn nữa là khác . Tại sao ?

    Chết chóc hằng ngày. Thanh niên thì đi dân công và bộ đội. Có đi mà không có về.

    Thằng chồng con Lụa đi ra tận Bình Long, nghe nói ngũm rồi, nhưng xã giấu.

    Còn con gái thì ở lại chống Mỹ bằng súng trường bá đỏ để trở thành dũng sĩ, nếu không thì thăng thiên.

    Một số khác nhảy ra ấp chiến lược sống rất khỏe. Đi may mướn lệu hệu một ngày cũng kiếm trên năm trăm đồng, may cho quân nhu chỉ được hai trăm.




    Click image for larger version  Name:	21-09-2018CuChi_3.jpg Views:	2 Size:	66.5 KB ID:	117638


    Tư Linh thở dài, nhưng đưa đũa gắp liền liền. Hắn gầy nhưng ăn khỏe, nhậu khỏe, hút cũng khoẻ. Hồi trước ở Miền Tây lúa gạo nhiều hắn ăn một mình nửa soong cơm lớn. Anh em gọi hắn là Tạ Hầu Đôn.

    Còn hút thuốc thì hể ai mở bọc ra là hắn rề lại miệng hỏi tay quơ, lại còn rút vài điếu vắt mép tai để về nhà hút.


    – Mình ngồi ở đây chỉ cách các bót ngụy

    - Trung Hòa bảy cây số

    - Bót Phú Hòa Đông tám cây

    - Cách Đồng Dù mười cây

    - Cách bờ sông Sàigòn chừng tám trăm thước.

    Ông Bảo chánh ủy F330 về làm chánh ủy I/4 này, chưa đến nơi đã bị biệt kích bắn chết ở khúc trên Hố Bò một chút.


    Tư Linh ném một miếng bầy nhầy xuống đất và nói :

    – Cái Đồng Dù rất nguy hiểm.
    Tao không nói cái nguy hiểm bom pháo đâu, nhưng là cái nguy hiểm về tinh thần.

    Mày có biết là hàng ngày có trên ba trăm thanh niên, phần lớn là đàn bà con gái đi vô làm công cho nó không ?

    Từ quét nhà quét bếp giặt quần áo, giặt ra trải giưồng đến thơ ký đánh máy thông dịch, thượng vàng hạ cám không thiếu thứ gì.

    Ban đầu chỉ thường dân đi thôi,
    sau đó đến con em cán bộ rồi bây giờ đến cả nữ cán bộ cũng quăng ba lô đi làm sở Mỹ.

    Từ năm trăm đến một ngàn đồng một ngày, khỏe quá mà, không đi sao được !

    Ở ngoài khu ăn bom ăn đạn mà chẳng được con mẹ gì lại nay chuốc chông, mai đào địa đạo, mệt bỏ cha. Họ đi là phải.

    Ngoài lương lãnh bằng tiền mặt hằng ngày còn những thứ lương khác, mày hiểu không ? Cao hơn cả lương chính thức !


    – Là cái thứ lương gì ?

    – Lương này này ! Mày không hiểu nổi đâu.

    Nữ du kích, thanh nữ, vợ con cán bộ vô làm trong đó
    đều mang đồ về bán thả ga. Ngoài ra còn mang bệnh phong tình.



    Click image for larger version  Name:	chum-anh-gai-diem-o-mien-nam-viet-nam-truoc-1975-Hinh-anh-Viet-Nam-37.jpg Views:	2 Size:	41.8 KB ID:	117639

    Comment


    • Font Size
      #32
      Tôi la oai oái. Nhưng Tư Linh vẫn cứ bình tỉnh tán tới.

      – Bởi vì các anh mũi lõ chìa đô la ra là mắt chị em nhắm lại thôi, thế là đưa cái đế cối ra cho chúng nó dập.

      Để bù lại các cô các bà mỗi ngày đi làm ra cổng nơ theo vô số “chiến lụy phẩm”.

      Đồ hộp đủ loại, xà bông thơm, xà bông đánh răng, bi-đông, dây thắt lưng, bút bi, kiếng mát, giày dép, mùng mền, vải vóc cả thuốc men.

      Penicilin còn mang ra được nữa là các thứ tẹp nhẹp như át-pi-rin hay kí-nin.

      Quán bán các thứ đó dựng ngay ở trước cổng Đồng Dù.


      – Tụi Mỹ không nói gì à ?

      – Nó là thằng thừa mứa các thứ đó. Trong thùng rác của nó cũng có thịt hộp và thuốc men vải vóc.

      Người ta làm giàu vì rác Mỹ ở đây mày ạ ! Ai cần những thứ đó ? Chính tụi mình !




      Click image for larger version  Name:	285810353_753424142365656_7228538969454523659_n.jpg Views:	1 Size:	127.1 KB ID:	117689


      Chừng vài tháng nữa mày sẽ thấy là trong người mày toàn là đồ Mỹ như tao bây giờ.

      Từ quần áo, súng, bi đông, thắt lưng, ba lô, xà bông, bàn chải… đều made in USA cả.

      Thậm chí đến gạo thịt mình ăn cũng của Mỹ.

      Để hôm nào mày về cơ quan, tao sẽ cho mày coi những thùng mỡ vĩ đại, năm thằng ăn một tháng không hết.

      Ngoài ra còn những thùng dầu ăn của dân Mỹ tặng không dân Việt Nam mà mình mua một lúc cả xe xích lô ở ngay vĩa hè chợ Củ Chi mày ạ.

      Đó là sơ sơ ba điều bốn chuyện như vậy đó để ông bạn nắm được tình hình trước, khỏi phải ngạc nhiên khi thấy chuyện trái tai gai mắt.



      Click image for larger version  Name:	Redsvn-Cho-den-SG-truoc-1975-05.jpg Views:	1 Size:	67.6 KB ID:	117688


      Hai đứa phá gần hết dĩa mồi thì chị chủ quán về tới. Chị mua được một chai rượu rất đẹp. Tư Linh kêu lên :

      – Đúng rồi ! Ở đâu vậy chị ? Anít mà đi với thịt xào hành thì chỉ có lết thôi.

      – Của cô Xẩm Lai. Bên đó bây giờ món gì cũng có. Có cả sách vở nữa. Tôi có mượn một cuốn về buồn buồn xuống hầm đọc chơi đây nè.

      Tư Linh vừa khui rượu vừa nói.

      – Cuốn gì vậy, đưa tôi coi !

      Tôi đưa tay nhận quyển sách. Bìa sách rất đẹp. Tựa sách màu xanh nổi bật lên nền xám Buồn Nôn, ở dưới, trong dấu ngoặc có dòng chữ La Nausée, tôi ngó lên đầu sách Jean Paul Sartre. Tôi không biết ông tác giả là ai và sách thuộc loại gì.

      Đã trên hai năm trời tôi không có đọc sách.

      Tư Linh liếc sơ rồi hỏi chị chủ quán :

      – Sao chị mượn sách này ? Đây là sách phản động số dách.

      – Nó bảo hay lắm. Tôi tưởng chuyện Tàu nên cầm về. Vây để tôi trả mượn cuốn khác.

      – Để tôi mượn !

      Tư Linh vừa nói vừa rót rượu ra một cái ly cối và cười hề hề.

      – Ở đây không có nhâm nhi nghe chú em. Hễ uống là “cấp tập” không có nã cầm chừng.

      Chúng tôi uống rượu với nhau cho tới đúng trưa. Vừa định rời quán thì thấy người ta rải rác đi xuống bến đò. Tư Linh bảo :

      – Con đầm già trên Dầu Tiếng sắp xuống thăm chúng mình. Nó đi trước, phản lực theo sau. Đây là giờ tàu chạy. Chắc nó đã đỗ trên Bến Dược cho nên ở đây người ta xuống bến chờ.

      Tôi dớn dác nhìn Tư Linh vì khu chợ phơi lưng trần trụi quá và bến tàu lố xố những người. Tư Linh xua tay trấn tỉnh tôi :

      – Không sao đâu. Nó còn “nuôi” cái chợ này và Bến Dược để thả gián điệp ra vào.

      Tôi ngó qua khung cửa quán. Quả thật chiếc L19 đã lù lù lượn vòng trên mặt sông. Nó nghiêng qua liếc lại và sà xuống ngọn cây. Tôi hỏi :

      – Mình không khìa được nó à mày ?

      – Lệnh khu ủy cấm ngặt không cho lính xuống bến sông bắn máy bay dọc bờ sông.

      – Sao vậy ?


      – Nếu bắn, máy bay sẽ bỏ bom tàu sẽ ngưng chạy, bọn mình chết đói nhăn răng.

      Trên Bến Dược có một ổ tiếp tế của mình đặt ở nhà mụ Sáu Tiệm, còn ở đây cũng có một ổ tao không biết đặt ở đâu. Đó là huyết mạch của mình.



      Click image for larger version  Name:	29572862_968480386651322_5625774321065701862_n.jpg Views:	1 Size:	47.8 KB ID:	117692


      Đột nhiên chị chủ quán la lên :

      – Trực thăng xúc !

      Tôi và Tư Linh chưa kịp hỏi :

      - Trực thăng xúc là trực thăng gì, xưa nay chưa từng nghe cái tiếng lạ lùng đò, thì chị run run nói:

      – Mấy chú chạy đi .

      Tư Linh nghễnh cái cổ cò ra xem rồi nói:

      – Nó đi về hướng Trung Hòa và Gò Nổi dưới mà chị!

      – Nó xúc dân ở Lô 6 đổ vô ấp chiến lược Trung Hòa.

      – Sao chị biết ?

      – Nó xúc từ hôm qua mà. Nó rải truyền đơn kêu gọi, người ta đi chậm nên nó đem trực thăng xúc cho mau.

      – Chà ! Có cái vụ đó nữa ta !

      – Người ta đồn nay mai nó sẽ xúc các xóm Bàu Lách, Bàu Trăn, Gò Đình, Bàu Tròn đổ vô ấp chiến lược Cây Bài để che đạn cho Đồng Dù đó hai chú ơi ! Rồi lần lần nó sẽ xúc tới đây chớ không khỏi đâu.

      – Chị cứ để cho nó xúc đi, ra ngoải móc lại với tụi tôi.

      – Như tôi bây giờ đi cũng dở mà ở cũng không xong, không biết tính lẽ nào.


      https://www.youtube.com/watch?v=O9Jq8n-tuak




      Nhậu ba sần rồi, Tư Linh cười hô hố, bảo:

      – Nóng xong, tới lạnh. Đằng cô xẩm có nước đá không chị ?

      – Thiếu gì! Cà rem còn có !

      Nhậu xong Tư Linh thanh toán mọi món tiền đút nửa chai Anít còn lại vô ba lô rồi hai đứa ngất nghiểu dắt xe đạp đi. Tư Linh nói :

      – Mày thấy chiến trường này phức tạp chưa.

      Đâu phải đội B52 giỏi mà thắng được. Nó còn đánh tâm lý. Mỗi người dân ra ấp chiến lược đều được phát gạo và tôn để cất nhà.

      Ở với mình, mình bắt đóng thuế nông nghiệp cong xương sống, bò xe của người ta muốn mua giá nào được giá nấy, vợ con người ta muốn mò chừng nào mò. Bà này là nạn nhân của một vụ bịp mùa thu.

      Còn một vụ nữa, cũng mùa thu. Ông này có vợ ở ngoài thành nhưng lại cũng thiếm xực con gái chủ nhà đóng quân, bị bắt được. Cơ quan bắt phải cưới.



      Sao lại kỳ cục vậy ?

      – Thì vậy mới khoái. Đã có vợ ngoài thành. Ở trong này cơ quan lại cưới vợ cho nữa. Bởi vậy kỷ luật sắt thành kỹ luật chuối !


      Click image for larger version  Name:	photo-1-1540620356752991730127.jpg Views:	2 Size:	26.4 KB ID:	117889


      https://cafef.vn/cuoc-doi-ba-bay-van...7130757966.chn

      – Tư Linh tiếp :

      – Tao biết mày về đây thế nào cũng mần cái Đồng Dù một vài phát coi cho đẹp, nên bữa nay tao cho mày xem cái chỗ này.

      Sớm muộn gì mày cũng tới đây lập nghiệp và có thể xây tổ uyên ương.

      Chợ An Nhơn này trước đây ăn đạn trực thăng hàng ngày không hiểu tại sao hơn một tháng nay nó không bắn nữa. Tao nghi là nó để đó, lâu lâu hốt một cú tản gà cho coi.

      Comment


      • Font Size
        #33
        Quả y như rằng khi đến quán cô xẩm thì thấy có khách đến uống nước đá lai rai . Tư Linh reo lên :

        – Cô Bảy Dũng sĩ đó hả ?

        – Ai vậy ?

        – Anh Tư nè, quên rồi sao ?

        – À anh Tư, anh đi đâu lọt xuống đây sao không ghé nhà em chơi ?

        – Thì bữa nay ghé đây. Sầu riêng có trái chín chưa ?

        – Có rồi! Anh vô em đãi anh một bụng !

        – Thiệt nghe ! Xứ anh sầu riêng măng cụt thiếu chi, nhưng cả chục năm nay toàn ăn trong mộng.

        – Quay sang tôi, Tư Linh vui vẻ cười :

        – Tôi có ông thầy đây xin giới thiệu với cô luôn thể. À mà thôi để uống nước đá cho thông cổ cái đã rồi về nhà sẽ hay. Cô Bảy uống nước đá gì, chanh hay xi-rô? Thôi cho luôn ba ly chanh đi cô em! Ủa, hai ly chanh, một ly xí muội, nghe tiểu muội !


        Cô xẩm cười khoe cái lúm đồng tiền trên gương mặt no tròn trắng trẻo không có vẻ ăn với cảnh chiến khu chút nào. Uống xong, Tư Linh móc túi trả tiền. Bảy Mô kêu lên :

        – Ý chết! Anh Tư đừng làm vậy. Ai lại để khách bao chủ nhà ?

        – Thôi được rồi, để kỳ tới chủ nhà sẽ bao lại khách.

        Tư Linh nói rồi dắt xe đạp đi. Tôi và nàng dũng sĩ lót tót theo sau. Tôi phóng câu hỏi làm quen.

        – Nhà chị gần đây à ?

        Bảy Mô nũng nịu phản đối .

        – Anh đừng kêu em như vậy !

        Trong bụng tôi có phần phấn khởi. Cô dũng sĩ trông như là học sinh thành. Da trắng như bông bưởi, môi son, tay đánh đòng xa dịu dàng, chân bước khoan thai. Tóc còn ướt buông xỏa sau lưng, hình như cô mới gội đầu nên thơm ngát, hai tay áo ngắn để lộ hai cánh tay dài trắng như lõi chuối, tấm lưng thon thon.

        Chưa hai mươi tuổi vậy mà kêu tôi bằng anh. Tôi bèn sửa lại ngay cho hợp tình:



        Click image for larger version  Name:	nu-du-kich-2.jpg Views:	1 Size:	72.3 KB ID:	117897


        – Nhà em ở gần đây á ?

        – Dạ ở trong xóm Bưng. Mời anh vào chơi. Ý chết anh có bận gì không ?

        Tư Linh đang đi ở phía trước bèn dừng lại bảo :

        – Bận thì lúc nào các anh chả bận nhưng hôm nay có việc nên anh Tư tìm em nhờ giúp dùm. Chưa đến nhà đã gặp ở đây, thiệt là may. Xin giới thiệu luôn. Đây là ông bạn thân của tôi từ hồi chín năm. Bây giờ về thay cho ông Hai Giả và Sáu Phấn chỉ huy H6 đấy. (1)

        (1) Tên một quyển Hồi ký của Hoàng Quốc Việt tâng bốc đảng Cộng Sản tới tận mây xanh.


        Bảy Mô hơi giật mình. Tôi biết Tư Linh chỉ đoán chừng vì chưa có quyết định chính thức, nên nói đỡ :

        – Chưa chắc đâu ông bạn ơi !

        Bảy Mô nói :

        – Bác Hai Giả và chú Sáu Phấn lúc trước đóng ở Bến Mương gần nhà em. Anh có quen với bác Hai và chú Sáu không ?

        Tư Linh nói tướp :

        – Ông này là thầy của hai ông ấy.

        Bảy Mô tròn xoe đôi mắt nhìn Tư Linh bảo :

        – Về môn pháo, ông ấy là thầy tất cả không riêng gì hai ông đó thôi đâu . Nay mai rồi cô cũng là học trò của ổng mà !

        Bảy Mô đỏ ửng má, lí nhí.

        – Dạ ! Em quên hỏi anh thứ mấy ?

        – Thứ hai .

        – Anh Hai chưa có chị Hai, cô Bảy nó có thấy chỗ nào được, giúp đỡ cho anh Hai chút.

        – Anh Tư phá em hoài !


        o O o


        Nhà Bảy Mô to lớn, nền gạch cột căm xe đen mun chưa bị bom đạn. Nóc ngói rêu phong như nóc chùa. Ngôi nhà ẩn náu trong một vườn cây um tùm gồm dừa, cau, vú sữa, cam, quít và sầu riêng. Mùi sầu riêng chín lan ra tận ngõ làm khách tha phương ngây ngất.

        Nhường cho nữ gia chủ đi lên phía trước vài bước để bước lên thềm. Tư Linh thầm thì với tôi :

        – Mày cơi có thua gì Nữ học đường không ?

        Bảy Mô bước vào mở cửa và cất tiếng lảnh lót :

        – Mời anh Tư và anh Hai vô nhà.


        Tư Linh dựng xe đạp ngoài thềm. Chúng tôi bước lên tam cấp rồi vào bên trong. Không khí mát lạnh vì những tủ cẩn, lư đồng và những tấm liễn sơn son thếp vàng bóng dợn. Bảy Mô từ trong nhà đi ra. Nàng đã thay chiếc áo dài tay màu cánh dán tay bưng dĩa đựng quả sầu riêng.

        Tư Linh xua tay pha trò.

        – Ôi chao! Không nên “nàm” thế ! Không nên “nàm” thế!

        – Mời hai anh dùng đỡ một trái trước .

        – Chà sầu riêng nở gai nứt vỏ rồi . Nếu cô không ràng lại thì đi hơi hết . Xứ tôi là xứ sầu riêng mà . Tôi đến đây lần này là lần thứ mấy rồi hả cô Bảy ?

        – Em đâu có nhớ.

        – Anh thấy là nên đem ra ngoài vườn, chỗ cái mội nước trong veo có tấm ván hắc ngang ngồi ăn coi cá đớp dưới lá sen cho khoẻ đồng thời anh nhìn lại vườn sầu riêng cho đỡ nhớ nhà, được không cô Bảy?

        – Dạ được chớ. Tùy ý anh. Anh ăn hết trái này rồi ra vườn hái trái khác.

        – Ủa nhà đi đâu vắng hết vậy cô Bảy ?

        – Ba em đi ngoài ấp chiến lược Cây Bài thăm bà con.

        Tư Linh nhìn tôi ý nhị :

        - “ Thấy chưa mày ? Một nguồn suối mà rẽ hai dòng đấy.”

        Tư Linh khui sầu riêng. Quả sầu riêng loại nhất, gai nở đều không lép múi nào, bột mịn như nghiền.

        Tôi vừa ăn vừa ngó quanh. Tôi chỉ thấy có một vết đạn bên chái nhà. Tôi tìm xem viên đạn xuyên những đâu thì bắt gặp một chân bàn thờ chấp bằng thanh tre. Tôi thấy đau nhói như chính mình bị thương. Chiến tranh ác thật không để yên cả người chết. Tư Linh vụt hỏi :


        – Trong nhà có nón thiếc không cô Bảy?

        – Dạ không. Để làm gì vậy anh?

        - Để anh mượn đội đi ra xem vườn chút.

        Bảy Mô cười, cái miệng móm duyên giờ này tôi mới được nhìn rõ.

        Trung úy cựu Sỹ quan Lục quân Võ Thị Mô chụp ảnh lưu niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


        Click image for larger version  Name:	1.jpg Views:	1 Size:	15.7 KB ID:	117898

        https://baobinhduong.vn/nu-du-kich-c...m-a142312.html

        -Ối ! Của người ta trồng mẫu này qua mẫu khác kìa mới dùng nón thiếc. Chớ còn của em có vài chục gốc đâu cần phải đội nón thiếc mới dám ra vườn.

        – Bộ cô nói đầu tôi đội B52 mấy keo rồi sầu riêng rụng không lủng hả ? Này cô Bảy! Cô đừng có vứt vỏ sầu riêng nghe ?

        – Để làm gì anh ?

        – Để tôi phơi khô rồi đem nghiền ra bột gởi ra miền Bắc cho tụi Nam Kỳ hửi.

        – Em tưởng để vài miếng treo dưới giường cho rệp hôi ổ đi hết chớ !

        Bảy Mô đi vào buồng một thoáng rồi trở ra đưa cho Tư Linh một chiếc nón sắt Mỹ. Tư Linh leo lên :

        – Chiếc nón dũng sĩ này chắc em lượm được trên xác Mỹ hả ?

        – Em gởi mua ngoài Đồng Dù chớ trên xác Mỹ gì !

        Tư Linh nói rồi đội lên đầu, cười:

        – Tôi cũng muốn trở thành dũng sĩ mà sợ cô Bảy chê không nhận ! Nè, cô Bảy nên học thêm một luôn pháo kích nữa đi.

        – Em lấy gì mà pháo ?

        – Xin ông Tám Quang trang bị cho súng cối tay.

        Nét mặt cô gái trở nên buồn buồn.

        – Tụi em đâu có điều động nổi. Đội bây giờ bỏ về nhà bộn rồi, đâu còn nhân lực để khiêng vác.

        - Ủa sao vậy cô Đội phó ?

        – Em không biết.

        – Cô có báo cáo lên chị Năm Đang chưa ? Chỉ là khu ủy ‘viên trực tiếp với các cô, xin là được chớ gì!

        – Dạ, để thong thả rồi tụi em tính tới.

        – Bả lúc rày chuyên môn “ngồi thum”.

        – Nhiều người nữa chớ không riêng gì chị Năm đâu anh


        Click image for larger version  Name:	450px-Vietcong1968.jpg Views:	1 Size:	40.0 KB ID:	117900

        Tư Linh ngoặc ngang:

        – Hầm cũ còn không Bảy? Có bị chụp bất ngờ cho hai anh chui với nghe.

        – Dạ được. Nếu nó chụp em nhường cái đó cho hai anh. Em có cái khác.

        Tôi hỏi Tư Linh :

        – Bộ khu ủy đi chĩa cá ven sông sao mà “ngồi thum”?

        Tư Linh lắc đầu :

        – Không phải “ngồi thum” như ở miền Tây đâu.

        Ngồi thum ở đây có nghĩa là :


        - Tối ngày không dám rời khỏi miệng hầm, ngồi co ro trong bụi chờ nhảy dò là chui.

        Mày hiểu chưa ? Dân yếu bóng vía thời buổi này chuyên môn ngồi thum.

        Comment


        • Font Size
          #34
          Tư Linh nói xong đưa tay lên miệng mút từng ngón và ngó tôi.

          – Trái sầu riêng này đáng giá ngàn vàng. Thầy Hai ăn một múi chắc nhớ đời hả thầy Hai. Hé hé… Để tui ra vườn tui coi có trái nào rụng không, nếu có, tôi hú thì ra nghe!

          Tư Linh bỏ tôi và cô dũng sĩ ở lại một mình. Tôi chưa biết chuyện gì thì Bảy Mô bảo :

          – Hồi nãy em ra bến đò đón chị Năm em mà gặp hai anh rồi quên mất.

          – Chị Năm nào ?

          – Em thứ bảy, chị ấy thứ Năm. Anh Năm em đi giải phóng đánh trận Bình Giả hồi đó tới giờ mà không có tin tức gì hết.

          Tôi nghĩ thầm :

          – Đi Bình Giả và Đồng Xoài kể như “cúng cơm”rồi. Trên đường Trường Sơn tôi đã gặp một Trung tá sống sót từ trận Pleime mất trí vì đội quá nhiều B52.

          Nhưng hơi gượng:

          – Ở ngoài đó khó có thư từ về trong này lắm. Các đơn vị đánh Bình Giả đang dưỡng quân trên bờ sông Be. Ít bữa sẽ có thư về chớ gì lo gì mà lo.

          Bảy Mô tiếp:

          – Chị Năm ra ấp chiến lược ở lâu rồi. Nhà bên anh Năm em ở Trung Hoà. Còn ba em ra ấp chiến lược Suối Cụt nên em kêu chỉ về ở đây coi nhà để em đi công tác.

          – Tôi ở trên R nghe danh đội nữ này tôi phục lắm

          Bảy Mô cười nửa miệng. Tôi hỏi:

          – Em đã diệt được bao nhiêu tên Mỹ rồi ?

          – Dạ em không biết.

          – Anh nghe nói là tiêu chuẩn của dũng sĩ là diệt năm tên Mỹ.

          – Bắn thì có bắn, nhưng làm sao mà đếm được hả anh?

          – Vậy thì làm sao mà báo công?

          – Báo công thì ở trên làm chớ tụi em đâu có làm.

          Tôi đã từng biết trường hợp một anh du kích ở Sóc Trăng tên là Sơn Ton, người Miên lai trở thành anh hùng quân đội do tài báo công của ông Trưởng ban Thi Đua Trung Đoàn, bây giờ nghe Bảy Mô nói, tôi biết có “vấn đề” nên không hỏi tới nữa.

          Thấy trên bàn có một tập nhạc in rất đẹp và trên vách treo một cây đàn măng-đô, tôi hỏi :


          – Em thích bản gì nhất ?

          – Bản gì em cũng đờn, nhưng không thích bản nào hết.


          – Nhạc Sài gòn có hay không ’?

          – Em hổng biết. Anh muốn biết thì đờn thử.

          Chao ôi, ở giữa vùng đất bom đạn bời bời lại có một cô gái như thế này ư ? Chẳng khác nào một làn nước mát giữa sa mạc.

          Hồi mười sáu tuổi khi tôi đi kháng chiến, ở vùng Giồng Luông, tỉnh Bến Tre có một ông điền chủ làm thơ Đường luật. Ông tiếp đãi cán bộ như thượng khách. Cô con gái của ông lại chơi đờn măng-đô tuyệt hảo. Do đó, ngôi nhà nguy nga của ông lúc nào cũng dập dìu tài tử giai nhân trong đó có cả Trần Văn Trà, Diệp Minh Châu nhưng không ai lọt vào mắt xanh của cô cả.

          Lúc đó tôi hãy còn thiếu nhi ham đờn nhưng chưa biết thưởng thức sắc đẹp giai nhân.


          Bây giờ tôi đã trưởng thành và tái ngộ cảnh cũ ở đây chăng ?

          Tôi lần dỡ tập nhạc và thấy nhiều bài hát lạ lẫn quen :

          Hồn Vọng Phu, Giọt Mưa Trên Là, Dứt Đường Tơ…


          – Em thích bài nào ?

          – Bài nào em cũng thích cả. Hồn Vọng Phu thì nét nhạc rất dân tộc, còn Giọt Mưa Trên Lá thì có tính chất tôn giáo.

          – Tác giả bài Giọt mưa trên Lá từng đi kháng chiến chống Pháp rồi bỏ về thành. Hồi kháng chiến ông làm nhạc rất hay. Đâu em đờn nghe thử coi.

          – Em đờn dỡ lắm. Em nhường anh đờn trước.

          – Ngón tay anh cứng ngắc cứng ngơ. Hai mươi năm ôm đạn, vác súng, bóp cò, đâu có biết nắn phím đờn là gì.

          Bảy Mô cầm đàn nhưng còn nói dè :

          – Mấy tháng nay em đâu có mó tới. Đờn rùm lên không nghe được tiếng pháo đề-pa để mà chui.

          Bảy Mô vừa so dây vừa nói:

          – Em đờn trật anh đừng cười nghe .

          Những ngón tay trắng nhưng trầy trụa của cô gái chạy trên.phím đàn. Tiếng đàn dội trong ngôi nhà cổ kính. Nhưng tôi không để tâm mấy. Tôi nghĩ :

          Tất cả những cái này đều sẽ bị tiêu diệt hết. Còn chủ ngôi nhà này, sau giải phóng sẽ bị mang ra đấu như những địa chủ yêu nước miền Bắc trong cải cách ruộng đất.

          Nếu qua khỏi hai cái ải tù tội và máu lửa thì sẽ không lọt cái “ải giai cấp”, cái ải khốc liệt nhất của người đi theo cách mạng.



          Click image for larger version

Name:	66647918_891912757828990_7584007600069410816_n.jpg
Views:	67
Size:	83.4 KB
ID:	118320

          Comment


          • Font Size
            #35
            Bỗng có tiếng la to vọng vào. Bảy Mô ngừng tay, hốt hoảng :

            – Gì như có tiếng báo động đằng xóm vậy? Coi chừng đổ chụp .

            Một tiếng hú tiếp theo. Tôi bảo:


            – Chắc anh Tư lượm được sầu riêng.

            Bảy Mô buông đàn trên bàn và đứng dậy bảo :

            – Mình đi ra vườn ăn sầu riêng tiếp đi anh.

            Tôi đi theo Bảy Mô, lòng miên man suy nghĩ . Tôi chợt nhớ Thu Hà ở Bình Long. Bây giờ nàng đang sốt. Nước da vàng ẻo. Cặp mắt ướt núp sau gốc cây bàng lăng vẫn dõi theo tôi. Lời hứa còn vẳng bên tai.

            Thấy mặt mũi tôi không sáng sủa, Tư Linh hỏi :

            – Đờn bản gì đó ?

            – Hòn Vọng Phu. Cô Bảy đờn, không phải tôi. (Trước mặt Tư Linh tôi gọi Bảy Mô bằng “cô “).

            – Sao không đờn bản Giải phóng Miền Nam cho giựt gân ?

            Tư Linh hai tay xách cuống hai trái sầu riêng cỡ lớn nhất chín nứt vỏ. Mùi hương bát ngát mơ say.

            – Nếu tôi không hái thì sóc ăn hết.

            Ở góc vườn gần mội nước có một cái bàn mặt đá cẩm thạch và mấy chiếc ghế dài. Tư Linh để hai trái sầu riêng lên đó rồi quay trở lại vườn. Hắn bảo hắn đi lượm thêm vài trái rụng.

            Click image for larger version  Name:	images3077541_Trai_Cay_01.jpg Views:	1 Size:	91.8 KB ID:	118326

            Bảy Mô kể tiếp câu chuyện về chị Năm Mai :

            – Chỉ nói chỉ về thăm nhà chớ không ở trong này được vì chỉ có cháu bé. Chị bảo Ngụy nó cho dân biết là hiện nay Mỹ đang thi hành kế hoạch xúc hết dân ra ấp chiến lược để vùng ven sông Sàigòn từ ấp Sóc Lào của quận Trảng Bàng đếnn Bến Cỏ trở thành vùng oanh kích tự do của máy bay Mỹ .

            Do đó ba em mới ra ấp chiến lược. Cái bàn này ở trong nhà khiêng ra đây để rủi nhà cháy thì còn chỗ dọn cơm ăn.


            – Gì mà bi quan dữ vậy em ?

            – Em không bi quan đâu, nhưng chiến tranh thì phải đề phòng.

            Anh biết không ? Có một gia đình chết sạch trong nháy mắt. Ngay trong xóm này và mới cách đây vài hôm thôi.

            Một anh con trai đánh trận bị thương nằm bên Quân Y xá ở Bưng Còng vừa lành về thăm nhà. Ông già bà già mừng quá mần thịt con gà mái đẻ nhậu. Nữa chừng hết rượu, ông bảo thằng em xách chai đi lại quán đong thêm. Khi trở về ở giữa mâm cơm lúc nãy là một hố pháo.

            Cả nhà bay mất không còn hốt lại được tô thịt.



            Click image for larger version  Name:	Ho%CC%82%CC%80+chi%CC%81+minh-su%CC%9B+to%CC%82%CC%89+ki%CC%81ch+%C4%91o%CC%A3%CC%82ng+-+danlambao.jpg Views:	1 Size:	99.5 KB ID:	118325

            – Trái pháo mù !

            – Nó có mắt chớ anh. Nó không nổ ngoài đất trống.

            Tư Linh trở lại với hai trái sầu riêng vừa lượm được. Cả khách lẫn chủ vừa thưởng thức trái chín vườn nhà vừa nói chuyện lan man. Một chập, Bảy Mô hỏi Tư Linh :

            – Anh có gặp chú Tám Quang không ?

            – Có, cô cần gì ?

            – Khó nói quá hà .

            – Cứ cho anh biết, anh sẽ trình bày với ổng.

            Ngập ngừng một chập, Bảy Mô nói :

            – Em sợ em không đi dự đại hội chiến sĩ thi đua trên R được .

            – Sao vậy ? Đó là vinh quang của em mà em không nhận à ?

            – Em thật tình không dám nhận. .

            – Trời đất. Cô nói gì vậy cô Bảy ? “Dũng sĩ diệt Mỹ” là danh hiệu chói lọi như mặt trời mà chê… ê ?

            – Em không dám chê, nhưng làm sao em nhận được.

            Tư Linh nói một mạch để thuyết phục theo kiểu đả thông của cấp trên :

            – “Trung với Đảng, hiếu với dân, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

            Nhưng Bảy Mô vẫn ngồi trơ trơ không tỏ vẻ xúc động chút nào. Đợi cho Tư Linh “đả” xong, Bảy Mô nói :

            – Em không hiểu tại sao chú Tám Quang lại “chỉ định” em là dũng sĩ diệt Mỹ ?

            – Vì em chiến đấu giỏi chớ sao.

            – Chị Nê, chị Nhỡ, chị Bê hơn em nhiều.

            Riêng chị Nê đội trưởng thì hơn em rất xa. Chỉ bị thương mấy lần và một lần gỡ lựu đạn gài của mình nổ bị cả chục vết thương, Đen cả chân tay mặt mày. Em mà đi đại hội còn chỉ ở nhà thì cả đội cười em chịu sao nổi.


            – Em là đội phó, phải làm gương .

            – Em được đề bạt lên chỉ huy mấy chị kia em cũng thấy kỳ kỳ rồi. Nhưng mấy chị phục tùng, không nói gì nên em cũng cố gắng, còn vụ đi đại hội thì chắc là … Anh về thưa dùm chú Tám như vậy.


            Click image for larger version  Name:	Screen-Shot-2019-08-22-at-8.32.11-AM.png Views:	1 Size:	191.3 KB ID:	118327

            https://baotangphunu.org.vn/project/...-dutch-artist/

            Anh có gặp cô Năm Đang thì nói giùm từ ngày em bị bom dập, em ho ra máu luôn nên ở nhà hốt thuốc Bắc uống. Bây giờ em không xuống hầm bí mật được. Hễ xuống hầm xong khi lên là khạc ra máu liền. Hễ đổ chụp thì em phải chạy.

            – Như vậy, bỏ đội nữ cho ai chỉ huy ?

            Bảy Mô làm thinh một chốc rồi đứng dậy nói:


            – Để em vô nhà làm xôi sầu riêng cho mấy anh ăn.

            Tư Linh xua tay:

            – Thôi, thôi cô Bảy ! Hai anh có công tác khẩn, phải đi ngay bây giờ nè.

            Bảy Mô đi vô nhà . Tư Linh nháy nháy tôi. Tôi hiểu y làm bộ từ chối vậy thôi chứ chẳng có công tác gì gấp. Bảy Mô cũng thừa hiểu sự từ chối đó có nghĩa gì .

            Comment


            • Font Size
              #36
              Đợi bóng hồng khuất dạng, Tư Linh hỏi tôi :

              – Cậu xem có được không ?

              Tôi ngần ngại một hồi rồi kể qua về vụ Thu Hà ngoài Phước Long. Nghe xong Tư Linh bảo :

              – Chim đậu không bắn để bắn chim bay .

              – Tao đã hứa với người ta rồi. Có trao kỷ vật nữa !

              – Mày thiệt !

              – Tình cảm đến có ai ngăn được ?

              – Thì bây giờ cũng “tình cổm” thôi. Mày đã dạo nhạc chưa ?

              – Tao bỏ đờn lâu quá rồi, ngón cứng nên không muốn đờn.

              – Không ! Tao nói là “dạo nhạc” kia kia.

              – À!…Không ? Tao chỉ hỏi chuyện đời sống trong khu với nàng thôi.

              – Đời sống cái con khỉ. Chỗ này tốt đấy. Mày không thể chùng chình lâu được. Mai mốt nó trở cờ kêu bằng “chú” ‘ thì mày hết tấn công “các cháu” được đấy. Hơn nữa tình hình biến động thì mày chỉ còn có nước “hốt ổ” thôi.

              Thân phận tao như vầy nên gặp các em tao đành phải đàng hoàng, chứ nếu tao mà được tự do như mày thì tao “lấy họng” hết ráo…

              Chỗ này xứng lắm ! Tao coi giò coi cẳng rồi. Cả hai đều tiểu tư sản hơn nữa gia đình nó cần một nơi để nương tựa. Nó nghe bọn mình kể chuyện đấm đá ngoài kia, nó sợ cho bố nó . Mày vô cái là ngon ơ. Tao để ý thấy nó gọi mày bằng “anh” và xưng “en” ngọt.


              – Cô ta biết gì về tao mà ngọt ?

              – Thì tao đã giới thiệu mày vậy là rõ rồi.

              - “ Chưa có chị Hai.. Thầy tất cả. Mày sẽ thay Hai Giả và Sáu Phấn ”. Nhưng tao cũng nói thêm, mày phải tỏ ra văn minh, chớ có giơ cái lập trường bần cố nông của cải cách ruộng đất ra là hỏng bét. Nó biết đờn măng-đô, thấy chưa? Ngoài ra cũng rất “gác máy bay!”


              – Để tao tính .

              – Tính gì nữa mà tính ? Vừa rồi, có thằng Quân ở tiểu ban Văn Nghệ Khu cũng tò vè dữ lắm nhưng nó không thích nên thằng kia xuống đây lần nào cũng bị mấy cô du kích chế diễu :

              - “Muốn người ta, người ta không muốn. Xách cặp dừa đi xuống đi lên!” nên rút êm lâu rồi.


              Bảy Mô từ trong nhà đi ra tay ẵm đứa bé, cùng với một người đàn bà. Bảy Mô vừa đi vừa reo :

              – Chị Năm em về nè.anh Tư, anh Hai !

              Tôi nhìn hai chị em sánh đôi nhau đi dưới nắng trưa nhung lụa phất phới, giữa hai hàng cam bưởi mà tường mình lạc lối đào nguyên. Cả hai đều đẹp, nét đẹp trong sáng khoẻ mạnh rất Nam Kỳ.

              Bảy Mô để đứa bé đứng xuống đất và bảo :

              – Chào hai cậu đi Liên. Đây là cậu Tư còn đây là cậu Hai !

              Năm Mai cũng vui vẻ và duyên dáng chào chúng tôi rồi bảo bé Liên :

              – Con hỏi hai cậu xem có gặp ba con ở đâu không chỉ dùm con.

              – Chị quay lại bảo em :

              – Mô vô quậy cà phê sữa cho hai anh dùng ! Tèng ơi! hai anh ơi, tụi Mỹ nó đang rãi thuốc độc đuổi dân trong này ra ấp chiến lược làm hàng rào chung quanh Đồng Dù bao che cho nó.


              – Sao người ta đồn nó xúc dân ?

              – Còn một số cứ rị gốc cây ở lại hoặc bị xúc ra ngoài rồi lộn trở về nên nó ném mấy thùng gì bốc khói vàng vàng. Ai thở trúng thì chảy nước mắt và nhảy mũi liền liền, không làm ăn gì được nên cuối cùng phải cuốn gói bỏ đi.

              Gia đình nào ra đó cũng nhận được thịt hộp, vải vóc xà bông và gạo. Tèng ơi ! ăn xài ngoả nguê không hết lại đem đi bán. Họ bảo :

              - Cứ ở ngoài này chừng nào giải phóng hãy về.


              Có tiếng Bảy Mô gọi từ trong nhà . Chị Mai dắt con chạy vô. Tư Linh cười bảo tôi :

              – Mày thấy tinh thần đồng bào cao ghê chưa ?

              – Ừ cao thật! Ăn đồ Mỹ nhưng vẫn chống Mỹ thả cửa !

              – Và ở với Mỹ chừng nào giải phóng thì về ! hề hề ! Nhân dân ta rất anh hùng! (1) Còn nhân dân Miền Nam thì anh “rũng” tuyệt “rời”, “oánh” Mỹ tới gáá.. áo!…

              Nhưng mà hỏi nhiệt mày nghe ! Mày có dính ăn đính thua gì với cô đại học con gái ông Tướng râu kém chưa ?


              (1) Tên một quyển Hồi ký của Hoàng Quốc Việt tâng bốc đảng Cộng Sản tới tận mây xanh.

              – Chưa có gì !

              – Vậy thì tội gì mà ôm càng tôm hoài ?

              – Để suy tới nghĩ lui chớ may.

              – Tao coi “độ” này mày ăn trùm rồi đó. Cô dũng sĩ coi mòi cảm ông thầy pháo ? Còn cô gái ấp chiến lược mới ra đó, mây coi có kém gái Hà Nội sợi lông… mày nào không ? Được chứ hả ?

              Nè, tao bảo nhỏ điều này, nếu nó yêu cầu mày đờn thì nên làm mấy bản Sun set in Vienna, One day, Bến Yêu Đương, Con Thuyền Không Bến, đừng có đập bài Xuống Đường, Chống Mỹ cứu nước nó không có rung rinh trái tim đâu nhé.

              Đồng ý chớ ? Hì hì. Thôi thà gật đi cho tao lo nhanh nhanh. Mày mũi tao lái, hò dô ta này đôi ta cùng chèo. Chiếc ghe này…


              – Mày định gì hả thằng quỉ ?

              – Đây là phương án dự bị. Phải điều nghiên chờ thời cơ thuận tiện sẽ xuất quân ! Thời buổi này phải sống theo thuyết hiện sinh. Tụi Sài gòn cũng vậy mà mình cũng vậy.

              Mày suy nghĩ cái giống gì đi nữa thì cũng không có sâu bằng cái hố bom đìa và sắc bằng mảnh đạn cà-nông hết cả. Ở Sài gòn hiện giờ đang hát bài Que Sera Sera và đọc quyển Buồn Nôn của Paul Sartre như điên.


              – Nó có nội dung gì ?

              – Đại khái cuộc đời chỉ là sự rủi may. Và càng sống càng không hiểu con người sống để làm gì.

              Tại sao lại có sự hiện diện của con người ! Rủi may ! Đúng lắm, nhất là ở đất Củ Chi này ! Tao càng suy nghĩ càng không hiểu tại sao mình lại phải như thế này và tại sao thằng Mỹ lại vô đây để làm gì ?


              Tôi quát :

              – Thôi mày đừng có “xét lại” !

              – Hề hề …ề !

              Click image for larger version

Name:	17458274_1826525787364939_6502807370760905141_n.jpg
Views:	62
Size:	32.8 KB
ID:	120926

              Comment


              • Font Size
                #37
                CHƯƠNG 6

                Tư Linh lại đóng vai trò quan trọng trong việc đón tiếp một nhà báo ngoại quốc khác. Cái tiếng Anh tiếng Pháp của nó quả là hữu dụng. Ông Tám Quang ra lệnh đào một số địa đạo dọc đường 15 giữa An Nhơn và Nhuận Đức do đội nữ của Bảy Nê thi công.

                Từ ngày ông Tám Quang chỉ định Bảy Mô đi báo công trong đại hội chiến sĩ thi đua ở R thì đội trưởng Bảy Nê bất mãn bỏ về nhà. Việc đó kéo theo sự bất mãn của nhiều đội viên và cán bộ khác trong đội cho nên tinh thần chiến đấu của đội sa sút nhiều.

                Nê ở nhà ít lâu rồi trở lại làm chị nuôi cho tiểu đoàn võ trang của tỉnh. Tôi biết cô gái này. Đúng là một nữ chiến đấu viên dũng cảm và siêng năng lao động.

                Trong những cuộc hành quân, Nê thường vác súng và mang một bọc soong chảo sau lưng. Anh em đều cảm mến chị nuôi nhưng không ai tỏ tình với Nê .

                Đạo đức tính thần rất cao nhưng nhan sắc lại đi theo tỷ lệ ngược. Cho nên đã trên hai mươi lăm tuổi mà Nê chưa biết đến tình yêu.


                ( Năm 1969, tức là sau Mậu Thân, tình hình vô cùng ác liệt ở trên cất nhắc Nê lên làm Huyện đội phó huyện Củ Chi sau khi Huyện đội trưởng bị lính nhảy dù đuổi nột bắn chết ở Đồng Lớn, không đầy hai tháng cô Huyện đội phó lại cũng bị phục kích chết ở ấp chiến lược Cây Bài thuộc xã Phước Vĩnh Ninh.

                Nê là linh hồn của đội nữ. Sự vắng mặt của Nê đã làm cho đơn vị này sút hẳn và sau khi Nê chết mặc dù Nê không chỉ huy nó nữa đội nữ cũng tan rã hoàn toàn. Sẽ xin nói đến tình hình vô cùng bi đát ở chương sau)



                Bây giờ trở lại vụ đào hầm.

                Vì đội trưởng Nê ở nhà nên đội phó Bảy Mô được ông Tám Quang đôn lên thay thế đồng thời chỉ định Bảy Mô làm dũng sĩ diệt Mỹ đi hội nghị R bất chấp luôn sự phản ứng của toàn đội.

                Tám Quang tên thật là Đặng Quang Long, cha mẹ là người Bình Định vô Bà Rịa làm giàu. Quang tập kết mới gắn lon đại úy. Đi học Trung Quốc về lên trung tá. Về Nam làm trưởng phòng chính trị.

                Năm ngoái mẹ ruột vô thăm cho xe đạp Peugeot, bút máy Parker, đồng hồ vàng và tám chục ngàn “xài đỡ” vì chưa kịp thu lúa ruộng ! Bà cụ đi đâu có đày tớ xách dép và quạt hầu. Mặc dù xa cách mẹ già mười năm mới gặp lại nhưng Quang lật đật cho mẹ xuống tàu về ngay hôm sau lấy cớ là tình hình sôi động, nhưng ai cũng biết hắn sợ lộ bí mật lý lịch (Có lẽ y khai là thành phần bần cố nông trong cải cách ruộng đất) sẽ mất chức.

                Con tư sản địa chủ thì lãnh đạo vô sản làm sao ?


                Với con mắt của một anh tiểu tư sản, Tám Quang đã nhìn thấy sắc đẹp của Bảy Mô trên cả thành tích của Bảy Nê, Út Nhở và các cô khác .

                Tám Quang lại dùng Bảy Mô như một hình tượng dũng sĩ giả để biểu diễn thành tích của toàn thể du kích Củ Chi và bịp các nhà báo ngoại quốc.

                Khi họ cần quay phim chụp ảnh thì Đội trưởng Bảy Nê , Chính trị viên Út Nhở đều mờ nhạt mà Bảy Mô được đưa lên cận ảnh để quay phim. Trong dịp tiếp nhà báo
                “quốc tế” sắp tới, Bảy Mô sẽ chẳng khác nào một đào hát bóng của chiến khu.

                Bảy Mô là chỉ huy trưởng cuộc đào địa đạo hôm nay.


                Click image for larger version  Name:	yFyY8VE5.jpg Views:	1 Size:	13.4 KB ID:	120928


                Toàn đội chừng mười ngườì. Chia làm hai toán dưới quyền thống lãnh của ông Tư Linh mà tôi gọi là ông “ Tư Lịnh ”.

                Không biết ông Tư tâu rỗi thế nào mà ông Tám Quang lại bắt tôi đi nghiên cứu chiến dịch đào đất này. Có lẽ nhà pháo chưa có pháo, chưa có học sinh, còn trường pháo binh thì mới sửa soạn cất nhà.

                Riêng về nhà pháo thì có mấy cái
                “khí tài” của pháo binh giấu trong ba-lô để đem về nhà làm ăn, nhưng trước khi lên đường, công an của nhà trường đã moi lấy lại cả. Tôi cãi vã khá gay gắt để giữ lại. Vì tôi biết pháo binh mà không có các thứ “mắt” này thì bắn chỉ gởi đạn về làng mà thôi, nhưng ở trên bảo :

                - ” Vào đó sẽ có trang bị mới của Trung Quốc !”.

                May mà tôi còn giữ được bộ thước Tổng hợp của nghề pháo. Ngoài ra chỉ có hai tay không và tuồng bụng.

                Trong lúc đợi chiêu sinh, tôi đi giúp cho Tư Linh. Đây là một dịp tìm hiểu địa đạo
                “thôn liền thôn, xã liền xã” của Củ Chi.

                Ở ngoài Bắc thì nghe chuyện giải phóng Miền Nam thật phấn khởi. Đứa nào đứa này cũng tưởng mâm cỗ đã sẵn sàng, bương về tới là chỉ còn hụ hợ rắc tiêu nêm hành là nhảy lên nhậu.

                Nhưng khi về đến R thì chẳng thấy gì ngoài rừng xanh và khỉ với lọ nồi, lọ nồi trên ngọn cây và lọ nồi dưới mặt đất, khỉ bốn chân lẫn khỉ hai chân, còn rừng xanh trở thành rừng đỏ vì những trận B52.



                Click image for larger version  Name:	2337FVN.jpg Views:	1 Size:	119.7 KB ID:	120929



                Nhưng bụng bảo dạ chắc ở các tỉnh tình hình lạc quan hơn nhiều. Lại thêm nghe đài phát thanh giải phóng đưa tin nên ai nấy phấn khởi trở laị. Riêng tôi được phân công đi vùng đất thép thì theo dõi tin tức Củ Chi. Nghe các dũng sĩ diệt Mỹ mà ganh mữa ruột. Bây giờ về đến đây rồi, công tác bắt đầu bằng cuộc tiếp rước nhà báo… ngoại quốc.

                Tập trung dũng sĩ diệt Mỹ và du kích xã lại thành một đơn vị để chỉ huy thống nhất quả là một việc thiên nan vạn nan. Nếu đài giải phóng mà chịu khó gởi người xuống đây để mở to con mắt ra mà nhìn thì ắt cái mồm loa của họ phải tốp bớt lại.

                Cô dũng sĩ này thì mắc bán quán không bỏ đi được, nàng anh hùng kia thì bận nấu cơm cho cơ quan, anh du kích này bận cán mía, cô dân quân nọ đang mang một “cái bị bất hợp pháp” nên không tiện gặp đồng đội.

                Cuối cùng chỉ còn đội nữ của Bảy Mô. Gồm chưa đến tổ rưỡi tam tam . Nhưng việc đã thế thì đành phải thế.

                Ông
                “Tư Lịnh” Tư Linh luôn luôn có sáng kiến.

                Ông chia ra làm hai, một nửa do đội trưởng Bảy Mô chỉ huy đào ở Đồng Trà Dơ. Cố nhiên là Tư Linh cho tôi đi theo tổ này.

                Còn nửa kia thì do Chánh trị viên Út Nhở điều khiển đào ở xóm Cây Điệp thuộc xã An Nhơn dưới quyền điều động, chỉ vẽ của y.

                Y rất sành tâm lý (dân địch vận mà!) nên y cách ly Bảy Mô và Năm Mai trong lúc công tác. Bảy Mô không thể về nhà hằng đêm để hủ hỉ với chị. Còn chị thì cũng không thể bỏ nhà trở vô ấp chiến lược trong khi em bận đi công tác.

                Như vậy trong lúc thống lãnh tổ dũng sĩ cuốc đất, y có thể chạy tới chạy lui giúp đỡ người đàn bà cô đơn kia. Kể ra y cũng ma lanh dữ dội.


                Bà Bảy Mô và quyển sách "The tunnel of Cu Chi" (nhà xuất bản Berkly Newyork).



                Click image for larger version  Name:	nu_du_kich.jpg Views:	1 Size:	15.2 KB ID:	120930

                Còn tiếp ,

                Comment


                • Font Size
                  #38
                  CHƯƠNG 6

                  Tư Linh lại đóng vai trò quan trọng trong việc đón tiếp một nhà báo ngoại quốc khác. Cái tiếng Anh tiếng Pháp của nó quả là hữu dụng.

                  Ông Tám Quang ra lệnh đào một số địa đạo dọc đường 15 giữa An Nhơn và Nhuận Đức do đội nữ của Bảy Nê thi công.

                  Từ ngày ông Tám Quang chỉ định Bảy Mô đi báo công trong đại hội chiến sĩ thi đua ở R thì đội trưởng Bảy Nê bất mãn bỏ về nhà. Việc đó kéo theo sự bất mãn của nhiều đội viên và cán bộ khác trong đội cho nên tinh thần chiến đấu của đội sa sút nhiều.

                  Nê ở nhà ít lâu rồi trở lại làm chị nuôi cho tiểu đoàn võ trang của tỉnh. Tôi biết cô gái này. Đúng là một nữ chiến đấu viên dũng cảm và siêng năng lao động. Trong những cuộc hành quân, Nê thường vác súng và mang một bọc soong chảo sau lưng.

                  Anh em đều cảm mến chị nuôi nhưng không ai tỏ tình với Nê . Đạo đức tính thần rất cao nhưng nhan sắc lại đi theo tỷ lệ ngược. Cho nên đã trên hai mươi lăm tuổi mà Nê chưa biết đến tình yêu.


                  ( Năm 1969, tức là sau Mậu Thân, tình hình vô cùng ác liệt ở trên cất nhắc Nê lên làm Huyện đội phó huyện Củ Chi sau khi Huyện đội trưởng bị lính nhảy dù đuổi nột bắn chết ở Đồng Lớn, không đầy hai tháng cô Huyện đội phó lại cũng bị phục kích chết ở ấp chiến lược Cây Bài thuộc xã Phước Vĩnh Ninh. Nê là linh hồn của đội nữ.

                  Sự vắng mặt của Nê đã làm cho đơn vị này sút hẳn và sau khi Nê chết mặc dù Nê không chỉ huy nó nữa đội nữ cũng tan rã hoàn toàn. Sẽ xin nói đến tình hình vô cùng bi đát ở chương sau)




                  Click image for larger version  Name:	a-9779.jpg Views:	1 Size:	47.3 KB ID:	122787


                  Bây giờ trở lại vụ đào hầm.

                  Vì đội trưởng Nê ở nhà nên đội phó Bảy Mô được ông Tám Quang đôn lên thay thế đồng thời chỉ định Bảy Mô làm dũng sĩ diệt Mỹ đi hội nghị R bất chấp luôn sự phản ứng của toàn đội.

                  Tám Quang tên thật là Đặng Quang Long, cha mẹ là người Bình Định vô Bà Rịa làm giàu. Quang tập kết mới gắn lon đại úy. Đi học Trung Quốc về lên trung tá. Về Nam làm trưởng phòng chính trị.

                  Năm ngoái mẹ ruột vô thăm cho xe đạp Peugeot, bút máy Parker, đồng hồ vàng và tám chục ngàn “xài đỡ” vì chưa kịp thu lúa ruộng ! Bà cụ đi đâu có đày tớ xách dép và quạt hầu.

                  Mặc dù xa cách mẹ già mười năm mới gặp lại nhưng Quang lật đật cho mẹ xuống tàu về ngay hôm sau lấy cớ là tình hình sôi động, nhưng ai cũng biết hắn sợ lộ bí mật lý lịch (Có lẽ y khai là thành phần bần cố nông trong cải cách ruộng đất) sẽ mất chức. Con tư sản địa chủ thì lãnh đạo vô sản làm sao ?


                  Với con mắt của một anh tiểu tư sản, Tám Quang đã nhìn thấy sắc đẹp của Bảy Mô trên cả thành tích của Bảy Nê, Út Nhở và các cô khác.

                  Tám Quang lại dùng Bảy Mô như một hình tượng dũng sĩ giả để biểu diễn thành tích của toàn thể du kích Củ Chi và bịp các nhà báo ngoại quốc.

                  Khi họ cần quay phim chụp ảnh thì Đội trưởng Bảy Nên, Chính trị viên Út Nhở đều mờ nhạt mà Bảy Mô được đưa lên cận ảnh để quay phim.

                  Trong dịp tiếp nhà báo “quốc tế” sắp tới, Bảy Mô sẽ chẳng khác nào một đào hát bóng của chiến khu.



                  Click image for larger version  Name:	nu-du-kich-2.jpg Views:	1 Size:	72.3 KB ID:	122791


                  Bảy Mô là chỉ huy trưởng cuộc đào địa đạo hôm nay.

                  Toàn đội chừng mười ngườì. Chia làm hai toán dưới quyền thống lãnh của ông Tư Linh mà tôi gọi là ông “Tư Lịnh”.

                  Không biết ông Tư tâu rỗi thế nào mà ông Tám Quang lại bắt tôi đi nghiên cứu chiến dịch đào đất này. Có lẽ nhà pháo chưa có pháo, chưa có học sinh, còn trường pháo binh thì mới sửa soạn cất nhà. Riêng về nhà pháo thì có mấy cái “khí tài” của pháo binh giấu trong ba-lô để đem về nhà làm ăn, nhưng trước khi lên đường, công an của nhà trường đã moi lấy lại cả. Tôi cãi vã khá gay gắt để giữ lại. Vì tôi biết pháo binh mà không có các thứ “mắt” này thì bắn chỉ gởi đạn về làng mà thôi, nhưng ở trên bảo :

                  - ” Vào đó sẽ có trang bị mới của Trung Quốc !”.

                  May mà tôi còn giữ được bộ thước Tổng hợp của nghề pháo. Ngoài ra chỉ có hai tay không và tuồng bụng. Trong lúc đợi chiêu sinh, tôi đi giúp cho Tư Linh. Đây là một dịp tìm hiểu địa đạo “thôn liền thôn, xã liền xã” của Củ Chi.



                  Click image for larger version  Name:	fetch?id=81038&d=1639616588.jpg Views:	1 Size:	21.9 KB ID:	122792

                  https://www.vietnamngaymai.com/node/81037


                  Ở ngoài Bắc thì nghe chuyện giải phóng Miền Nam thật phấn khởi. Đứa nào đứa này cũng tưởng mâm cỗ đã sẵn sàng, bương về tới là chỉ còn hụ hợ rắc tiêu nêm hành là nhảy lên nhậu. Nhưng khi về đến R thì chẳng thấy gì ngoài rừng xanh và khỉ với lọ nồi, lọ nồi trên ngọn cây và lọ nồi dưới mặt đất, khỉ bốn chân lẫn khỉ hai chân, còn rừng xanh trở thành rừng đỏ vì những trận B52.

                  Nhưng bụng bảo dạ chắc ở các tỉnh tình hình lạc quan hơn nhiều. Lại thêm nghe đài phát thanh giải phóng đưa tin nên ai nấy phấn khởi trở laị.

                  Riêng tôi được phân công đi vùng đất thép thì theo dõi tin tức Của Chi. Nghe các dũng sĩ diệt Mỹ mà ganh mữa ruột. Bây giờ về đến đây rồi, công tác bắt đầu bằng cuộc tiếp rước nhà báo… ngoại quốc.


                  Tập trung dũng sĩ diệt Mỹ và du kích xã lại thành một đơn vị để chỉ huy thống nhất quả là một việc thiên nan vạn nan. Nếu đài giải phóng mà chịu khó gởi người xuống đây để mở to con mắt ra mà nhìn thì ắt cái mồm loa của họ phải tốp bớt lại.

                  Cô dũng sĩ này thì mắc bán quán không bỏ đi được, nàng anh hùng kia thì bận nấu cơm cho cơ quan, anh du kích này bận cán mía, cô dân quân nọ đang mang một “cái bị bất hợp pháp” nên không tiện gặp đồng đội.

                  Cuối cùng chỉ còn đội nữ của Bảy Mô. Gồm chưa đến tổ rưỡi tam tam . Nhưng việc đã thế thì đành phải thế.


                  Click image for larger version  Name:	142805_nu-du-kich-cu-chi-cam-chong-ngan-chan-buoc-tien-cua-quan-thu-101441367.jpg Views:	1 Size:	57.0 KB ID:	122793


                  Ông “Tư Lịnh” Tư Linh luôn luôn có sáng kiến. Ông chia ra làm hai, một nửa do đội trưởng Bảy Mô chỉ huy đào ở Đồng Trà Dơ. Cố nhiên là Tư Linh cho tôi đi theo tổ này.

                  Còn nửa kia thì do Chánh trị viên Út Nhở điều khiển đào ở xóm Cây Điệp thuộc xã An Nhơn dưới quyền điều động, chỉ vẽ của y. Y rất sành tâm lý (dân địch vận mà!) nên y cách ly Bảy Mô và Năm Mai trong lúc công tác.

                  Bảy Mô không thể về nhà hằng đêm để hủ hỉ với chị. Còn chị thì cũng không thể bỏ nhà trở vô ấp chiến lược trong khi em bận đi công tác.

                  Như vậy trong lúc thống lãnh tổ dũng sĩ cuốc đất, y có thể chạy tới chạy lui giúp đỡ người đàn bà cô đơn kia. Kể ra y cũng ma lanh dữ dội.

                  Tôi coi công việc này như đi tắm bể Đồ Sơn nên cứ lên xuống nhà Lụa Là. Má Hai đi móc gia đình dùm tôi không kết quả tỏ ra lo lắng cho tôi. Bà cứ nhắc đi nhắc lại :

                  - “ Tao tới hai lần đều thấy nhà đóng cửa. Tao đi loanh quanh cả ngày nhưng đâu có dám hỏi người hàng xóm, sợ bị lộ…”


                  (Tôi đành noi gương bác Hồ :

                  Gia đình tôi là cả dân tộc Việt Nam ! Chị ruột tôi đến tôi vẫn không thèm nhìn. Còn ông anh của tôi, tôi cũng không ngó ngàng tới. Thằng “con em” nào “ trong gia đình” Việt Nam ngo ngoe, tôi bỏ tù thấy mẹ !

                  Bác Hồ coi gia đình có ra cái cóc khô gì. Còn Bác Tôn ở tù từ hai mưới tuổi đến sáu mươi tuổi, gia cư bất biết, có ai chê trách gì.

                  Mình phải noi gương hai Bác vĩ đại, gác bỏ gia đình để mưu sự nghiệp chung. Nên tôi không nhờ má Hai đi nữa!)




                  Click image for larger version  Name:	28684834_870048079841771_3492728007545322223_n.jpg Views:	1 Size:	84.4 KB ID:	122798


                  Thấy dũng sĩ và du kích đào địa đạo mà cô xã đội phó cứ ở nhà giúp mẹ bán quán, tôi lấy làm ngạc nhiên. Một hôm tôi hỏi :

                  – Em không nằm trong đội nữ à ?

                  Là ném trả lại một cách chanh chua :

                  – Ai mà thèm vô cái đội bá láp đó anh !

                  Tôi cố giấu ngạc nhiên, bảo :

                  – Sao em lại nói vậy ?

                  – Nói vậy đúng chớ sao anh . Mấy con nhỏ đó đánh giặc đánh giả gì . Đi đâu cũng nghênh nghênh cái mặt . Bây giờ là đỡ đỡ rồi đó. Hồi mới thành lập còn “le” ác nữa kia. Cũng tại ông Tám Quang tâng bốc, chìu chuộng cấp cho mấy “bả” súng trường bá đỏ, dép lốp, nón sáu múi, bao đạn, nai nịt vô coi cho giống giải phóng quân.

                  – Hồi thành lập tới giờ thành tích họ cũng khá chớ em !

                  – Khá gì mà khá. Ừ cũng có khá một chút là hồi chị Tư Gừng làm đội trưởng. Chỉ có sáng kiến phối hợp với anh Năm Cội gỡ cà-nông lép đem gài ở đường làng I gần Bò Cạp làm nổ lật một chiếc xe tăng bị thương hay chết một tên Mỹ gì đó.

                  – Vậy cũng giỏi chớ sao em kêu là bá láp.

                  – Em đâu có nói chị Tư với anh Năm. Nhờ đó đội nữ có lên được một lúc. Anh Năm Cội và chị Tư Gừng được đi R dự hội nghị Chiến Sĩ thi đua. Bà Ba Định giữ chị Tư lại để huấn luyện hay gạc-đờ-co gì cho bả đấy, em không rõ. Nên chỉ có mình anh Năm Cội trở về dưới này . Ảnh được huyện đội đưa vào công xưởng của huyện để sáng chế bom gài xe tăng.

                  – Công xưởng huyện mà làm bom ?

                  – Có chứ ! Tức là đi đào cà-nông lép chở bằng xe bò về rồi cưa ra lấy thuốc nổ !


                  Click image for larger version  Name:	Capture-2.png Views:	1 Size:	221.7 KB ID:	122794


                  – Trời đất !

                  – Bởi vậy nên ảnh bị nổ chết rồi !

                  – Thế là một cặp dũng sĩ chỉ còn có một.

                  – Cũng đâu còn.

                  – Cô Tư Gừng ở luôn trên R à ?

                  – Chỉ về dưới này rồi. Nhưng “bể” rồi.

                  – Ở trên đó lại được gần bà Phó Tư Lệnh thì học tập được nhiều sao lại “ bể” ?

                  – Khó nói lắm anh à. Thôi, anh đừng hỏi nữa.

                  Dũng sĩ diệt Mỹ Trần Thị Gừng tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua toàn quân khu năm 1966 (trái).

                  Chị Tư Gừng và con gái đầu lòng được bà Nguyễn Thị Định chụp ảnh năm 1972 tại căn cứ R. (Ảnh do nhân vật cung cấp)




                  Click image for larger version  Name:	anh-chan-89-1419173476567.jpg Views:	1 Size:	14.1 KB ID:	122795

                  Là muốn bỏ đi, nhưng tôi cố tìm hiểu thêm tình hình:

                  – Sao em không ra tiếp địa đạo với các bạn em?

                  – Ối chời ! Ở nhà nghỉ có phải khoẻ hơn không anh ? Má em rầy hoài ! Má bảo em đi như con heo “rượng” vậy. Làm cái gì ba thứ địa đạo, hầm chông với lựu đạn gài. Chỉ giết dân thôi. Má bảo em nghỉ cái chức xã đội, ở nhà đi cán mía mướn hoặc đốt than cho má nhờ.

                  – Má nói tới vậy nữa à ?

                  – Có chớ ! Từ hôm đi rước gia đình dùm anh về, má càng rầy tợn. Má quạt thẳng cả mấy ông cán bộ khu và chú Tư Thiên. Má nói :

                  - " Mỹ nó ở trên đầu mình nó nhảy xuống. Mình gài lựu đạn hầm chông dính ai ?


                  Nó liệng bom tấn, địa đạo ở Hố Bò sụp hết, đào nữa làm cái gì mà nai lưng ra đào ? Má còn hờn cái vụ đào hầm đánh đồn Bến Súc của ông Ba Tô Ký làm chết anh Điều hồi 46 đó anh ạ.

                  Má định gả em cho một anh đánh xe bò như anh Thơm, ba con Rớt rồi ở nhà làm ăn. Má nói nhiều cái tức cười lắm.


                  – Má nói thế nào nữa ?

                  – Má nói sở dĩ hồi Đồng Khởi tụi bót An Nhơn chạy là vì bất thần mình “hù” nó, nó hoảng hồn rồi mình la ó, nó tưởng quân mình đông nên nó sợ. Bây giờ nó tỉnh hồn đứng lại rồi, mình hù nói đâu có sợ nữa.

                  Hồi đó mình đưa đội quân đầu tóc ra đấu tranh chánh trị, nó thấy tội nhiệp nên nó đấu dịu, bây giờ nó biết Nga Tàu giúp đỡ mình, có ngoài Bắc vô phụ để đánh nó, nó đâu có nhượng bộ nữa. Hồi đó mình không làm được thì thôi, bây giờ Mỹ vô làm sao mình oánh lợi ?


                  Tôi gượng gạo bảo:

                  – Em phải giải thích cho má nghe, “uốn nắn tư tưởng”.

                  – Em giải thích nhưng má không nghe. Má nói tại miền Bắc vô nên Mỹ mới vô làm tan tành hết nhà cửa. Anh Thơm đi dân công gì cả năm chưa về ?


                  Click image for larger version

Name:	Ho%CC%82%CC%80+chi%CC%81+minh-su%CC%9B+to%CC%82%CC%89+ki%CC%81ch+%C4%91o%CC%A3%CC%82ng+-+danlambao.jpg
Views:	49
Size:	99.5 KB
ID:	122801

                  Comment


                  • Font Size
                    #39
                    Là không tham gia địa đạo nhưng không cản tôi đi.

                    Buổi tối Bảy Mô kéo quân ra đồng Cà Dơ để khai chiến với đất.

                    Xin thú thật với các bạn khi tôi cuốc nhát đầu tiên thì tôi muốn vác cuốc đập vào cái mồm loa Giải phóng lẫn cái mép dãi Hà Nội . Cách mạng chỉ là một sự bịp.

                    Bảo thằng Hồ Chí Minh, thằng Võ Nguyên Giáp, thằng Lê Duẩn và cả thằng Nguyễn Chí Thanh hiện đang ở R nữa, hãy câm ngay cái mõm.

                    Đừng có sủa bậy, xúi giục dân Nam Kỳ chết vô ích.

                    Ba đời tam tộc nhà chúng nó có sống cả dậy cũng không đào nổi một trăm thước địa đạo mà.

                    Tôi không nói quá đáng đây :

                    Đất cứng như đá. Sức trai của tôi đào cật lực, nửa giờ chỉ được năm ki đất. Đó là đào lỗ như lỗ trồng cây.

                    Xuống chừng sáu tất đất thì đụng nhằm vô số vấn đề.

                    Cuốc không dùng được nữa. Phải dùng vá xắn, phải khom người xuống moi đất đùa vào ki rồi chuyền nhau đi đổ ở xa để phi tang.

                    Không phải bạ đâu đổ đấy, cũng không để cho đất rơi rớt dọc đường. Địa đạo càng phải giữ kín hơn hầm bí mật. Rồi rễ cây bắt đầu lòi ra. Phải dùng dao cứa.

                    Nhưng, bạn nên biết rằng

                    - Chặt một cái rễ to bằng ngón tay dưới hầm bề kính bốn tấc Tây còn khó hơn bửa một gốc củi già trên mặt đất, vì bạn không thể vung dao tự do như ở trên sân được.

                    Chặt đứt một cái rễ bằng ngón tay mất ngót một tiếng đồng hồ. Nhiều nơi đất cứng phải gánh nước tưới cho mềm để đào dễ hơn.




                    Click image for larger version  Name:	691FIjQD.jpg Views:	1 Size:	29.2 KB ID:	132508


                    Tôi hỏi Bảy Mô:

                    – Sao em không chọn nơi nào gần suối? (Bây giờ tôi gọi Bảy Mô hẳn bằng em)

                    Bảy Mô nói :

                    – Tụi em đã nghiên cứu hai ba chỗ rồi anh ạ.

                    Ở trên yêu cầu phải đào gần đường 15, nhưng Hố Bò thì bị B52, còn từ Xóm Thuốc tới Rừng Làng An Nhơn thì đã có địa đạo cũ lẫn mới rồi. Một số bị sụp, một số bị lộ. Mỗi cái chừng vài chục thước.

                    Muốn chứa mười người xuống cho khoẻ thì phải đào một trăm mét. Em chọn chỗ này là đất chưa có dấu.

                    Phía sau là đồn điền Phú Hoà, bên trái là rạch Thai Thai, bên phải là sông Hố Bò.

                    Nếu đào gần mé sông rạch để phi tang đất và múc nước tưới thì đất lại thấp. Ngoài ra còn có một cái lợi khác là pháo Đồng Dù ít bắn mà chỉ bị pháo Trung Hoà thôi.

                    Trung Hoà chỉ bắn pháo 105 hầm có thể ít sụp. Em nói sụp đây là đất bị chấn động sụp chớ không phải pháo bắn trúng mà hầm không sụp đâu. Bị nhểu ngay thì hầm nào cũng không chịu nổi..Hễ lở một mảng thì lở cả địa đạo.


                    Mõi tay, tôi đưa cuốc cho một người đào tiếp để đứng vào hàng chuyển đất đổ ra xa.

                    Thấy nhiều tia lửa nháng theo lưỡi vá, Bảy Mô bật lửa soi xuống lỗ :

                    – Nhiều sỏi qúa ! Sỏi cứng nhưng không bó với đất nên nóc hầm hay rã.

                    Một đội viên hỏi :

                    – Cô Bảy đã lo nắp sẵn chưa ?


                    – Tôi đã cho người đi liên lạc để mua rồi !

                    – Mua thứ gỗ mít nghe cô !

                    – Gỗ mít tới một ngàn đồng một cái, tiền đâu mà mua ?

                    Tôi chen vào:

                    – Sao phải liên lạc mới mua được, em ?

                    – Mấy ông thợ mộc trước kia ở trong này, nay ra ấp chiến lược hành nghề. Mấy ổng còn nghĩ tình nên đóng nắp hầm lén bán cho mình. Phải là thợ mới đóng được. Vì khi ráp phải thật triến mí. Nếu tay ngang, đóng không khéo, dễ bị phát hiện lắm.

                    Thấy lỗ rộng toang hoác , tôi nói :

                    – Miệng hầm mà như vầy thì đâu có khó phát hiện em !

                    – Đây chỉ là “ miệng thí ” anh à!

                    – Nghĩa là sao ?

                    – Mình đào xuống chừng nào đứng dưới đó giơ tay lên không đụng mặt đất nữa thì mới “trổ ngang”.

                    Khoét vào lòng đất, đào địa đạo. Ảnh: Dương Thanh Phong



                    Click image for larger version  Name:	image019.jpg Views:	1 Size:	17.0 KB ID:	132509


                    Phải đào cho đến phần đất thịt rễ cây ăn không tới. Cái gáy đất phải ít nhất là một thước tây mới bảo đảm xe tăng chạy qua không sụp.

                    – Trong rừng mà xe tăng cũng vô tới nữa sao em ?

                    – Chỗ nào nó cũng càn hết. Xe tăng, bom, pháo còn nguy hiểm hơn bộ binh .

                    Bỗng Bảy Mô bắt sang chuyện khác:


                    – Hồi đội nữ mới thành lập sơ khai là ở tại cánh đồng Chà Dơ bên kia sông Hố Bò, như đội giải phóng quân của ông Võ Nguyên Giáp ở rừng Tân Trào vậy.

                    – Sao em biết giải phóng quân ở Tân Trào ?

                    – Em đọc sách chớ sao. Hồi đó chị Tư Gừng làm Đội Trưởng. Đội có đến ba chục người. Tập bắn bia ở đây này. Chị Là xã đội phó xã Phú Mỹ Hưng bây giờ, hồi đó bắn bia được điểm cao nhất.

                    Mười phát bắn trúng hồng tâm ba phát.

                    Còn chị Gừng sau đó đánh lật xe tăng, được đi R báo công. Đài Giải Phóng nói liền cả tuần lễ.


                    – Tư Gừng đâu rồi ?

                    – Bây giờ chỉ ở nhà.

                    – Tại sao vậy ?

                    – Em không … biết !

                    Bất cứ ở đâu tôi cũng nghe nói về Tư Gừng một phách đó, nhưng khi tôi hỏi tại sao Tư Gừng không chiến đấu nữa thì ai cũng nói không biết.



                    Click image for larger version  Name:	anh-chan-89-1419173476567.jpg Views:	1 Size:	14.1 KB ID:	132512

                    Dũng sĩ diệt Mỹ Trần Thị Gừng tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua toàn quân khu năm 1966 (trái). Chị Tư Gừng và con gái đầu lòng được bà Nguyễn Thị Định chụp ảnh năm 1972 tại căn cứ R. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

                    https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuo...1215158355.htm


                    Hầm đã sâu ngập đầu. Ki buộc quai mới lôi đất lên nổi. Bảy Mô bảo:

                    – Thay tay đứng miệng thí và tay đào đi.

                    Người đứng miệng thí là người mệt nhất vì phải lôi ki đất đầy nặng chừng ba chục kí-lô từ dưới đáy hầm lên. Sau đó mới chuyền cho người đứng kế.

                    Độ vài tiếng đồng hồ thì phải thay người “đứng” miệng thí. Bảy Mô nói :


                    – Chị Là cũng là người đứng miệng thí cừ khôi nhất, thanh nhiên cũng phải chịu thua, nhưng dịp này chỉ lãng ra.

                    Đào một chập nữa, hầm sâu lúc đầu người. Bảy Mô bảo :

                    – Trổ ngang được rồi đấy, bà con.

                    – Cô Bảy gọi người xuống khoét đi.

                    – Ừ, đưa cuốc ngắn đây cho tôi. Bây giờ đi chậm chớ không có nhanh như đào miệng thí nữa.

                    Nói xong Bảy Mô lấy khăn bịt đầu chuẩn bị. Người ở dưới leo lên. Bảy Mô tuột xuống. Tôi bấm đèn pin. Đất cát, rễ cây nham nhở trông thật ê hề. Bảy Mô nhìn lên bảo :

                    – Đào xong địa đạo thì lấp cái hố này lại cho nên gọi nó là “miệng thí” . Cứ đào thí, thí xe, thí chốt, thí cô hồn, thí mạng… anh rõ chữ “thí” chưa ?

                    Tiếng cười gượng gạo của những dũng sĩ mệt nhừ cất lên hiu hắt.


                    Click image for larger version  Name:	287181635_358812539693986_6840094302983738889_n.jpg Views:	1 Size:	42.6 KB ID:	132513


                    Một cô bảo tôi :

                    – Anh có chuyện gì vui vui ngoài miền Bắc kể nghe động viên chị em tôi, anh Hai ! Sao anh hà tiện tiếng nói quá vậy?

                    – Biết chuyện gì bây giờ ?

                    – Anh có gặp cụ Hồ không ?

                    – Không !

                    – Có gặp Đại tướng không ?

                    – Không !

                    – Có gặp trung ương không ?

                    – Cũng không nốt !

                    – Vậy chúng em tưởng anh gặp cụ Hồ và Đại tướng một tháng hai ba lần.

                    – Mười năm không gặp lần nào.

                    – Anh nói thiệt hay nói chơi?

                    – Nói chơi làm gì cho mất sức khoẻ .

                    – Vậy sao tụi tôi nghe mấy chú Tám Quang, Ba Kiên kể lại rằng :

                    - Cụ Hồ thương dân miền Nam mình hơn cả dân miền Bắc và miền Trung vì dân miền Nam “đi trước về sau ”?


                    Tôi không biết nên nói sự thực hay nói láo theo kiểu lãnh tụ , chỉ cười trừ:

                    – Đúng, cụ Hồ thương dân Nam Kỳ nhất ! Nhưng vì dân Nam Kỳ tập kết đông quá nên cụ thương không xuể nên cụ cho một nửa lên rừng đốn củi, một nửa xuống biển cạo muối.


                    Click image for larger version

Name:	Ho%CC%82%CC%80+chi%CC%81+minh-su%CC%9B+to%CC%82%CC%89+ki%CC%81ch+%C4%91o%CC%A3%CC%82ng+-+danlambao.jpg
Views:	41
Size:	99.5 KB
ID:	132516


                    Hơn thế nữa cụ rất chăm tưới cây vú sữa của dân Nam Kỳ tặng hàng ngày. Các cô biết cây vú sữa của dân Nam Kỳ tặng cụ không ?

                    – Có nghe nói.

                    Bảy Mô ngước lên:

                    – Chắc mười năm cây vú sữa đã có trái dữ rồi hả anh ?

                    – Không có trái nào hết !

                    – Tại sao vậy ?

                    – Ai biết ! – Tôi tiếp :

                    – Cụ Hồ đặc biệt thương người Nam Kỳ mình. Người được cụ thương nhất là một ông nghị sĩ Quốc hội tỉnh Bà Rịa.


                    – Chắc cụ cho ông nghị sĩ gặp cụ hoài hả anh?

                    – Không biết gặp hào hay lâu lâu mới gặp một lần. Nhưng một hôm có cuộc khoáng đại Quốc Hội cụ bảo một cô gái tặng cho ông ấy một chai nước ngọt Hồng Hà.

                    Bảy Mô lại ngước lên, đôi mắt lấp lánh như hai ngôi sao nhỏ dưới đáy hầm:

                    – Đào đất đang khát nước mà anh nói tới nước ngọt, em đào hết muốn nổi.

                    Một cô thêm:

                    – Phải cụ cho mình mỗi đứa một chai trong lúc này thì đỡ khổ quá chừng.


                    Click image for larger version  Name:	79735585_3344467502246640_2061551707573190656_n.jpg Views:	1 Size:	37.8 KB ID:	132515

                    Comment


                    • Font Size
                      #40
                      Tôi muốn bật cười. Chúng đâu có ngờ lão già đã bỏ thuốc độc trong chai nước ?

                      Hỡi dân Nam Kỳ ngây thơ khờ khạo !

                      Hỡi bọn cán gáo bị lừa đau như hoạn nhưng không dám kêu.

                      Sau mười năm sống dưới sự kềm kẹp và chèn ép của bọn Bắc Kỳ bản xứ, mười năm ròng không dám than van, bây giờ mang một khối hận về nước vẫn không dám thốt ra thực của lòng mình.

                      Đã vậy lại còn đặt chuyện ca ngợi lão ta để bịp dân Nam Kỳ mình lần thứ hai.


                      Các cô bé ngây thơ :

                      - Năm Bi

                      - Ba Định

                      - Mười Kiều

                      - Út Tịch nào biết lão Hồ dùng họ như những lá bài để lừa dân Nam Kỳ.

                      Bọn họ được “gặp Bác” được Bác xoa đầu, sướng mê.

                      Mụ Út Tịch ở Trà Vinh được “bác” tặng áo lụa, vinh dự to bằng cái bánh bẻng của con nít, nên hăng say diệt Mỹ bỏ cả bầy con đói ở nhà.



                      Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcSbpZfG_Pba7bqQtg6CHBd4J0Chd84aCG_JKeMpQEu5xQwadrCwzWYsAOQGLynn-bwV7uc&usqp=CAU.jpg Views:	6 Size:	8.8 KB ID:	132520

                      https://tuongtri.com/2013/06/24/con-...uan-cung-danh/


                      Bọn con gái Củ Chi ngây ngô này có biết đấy là đâu nên liều chết đem tấm thân liễu bồ ra chọi với xe tăng đại bác để được may sau bắt bàn tay nhái của bác Hồ. Thật đáng tội nghiệp.

                      Tôi thấy không tiện nói ra sự thực cho mấy em nghe. Có thể chúng nó không tin và mình gặp rắc rối, nên tôi chỉ cười vuốt đuôi, đợi lúc có thời giờ nhiều hơn sẽ bảo.

                      – Cố gắng đi rồi sẽ có nước ngọt của bác Hồ mời.

                      Bảy Mô thở ào ào như trâu cắt cổ. Tiếng thở dội lên nghe rõ mồn một. Tôi bảo :

                      – Thôi, đi lên cô Bảy, cho tay khác thay ! Lên đây uống nước ngọt.

                      Tôi vừa nói vừa bấm đèn. Bảy Mô đưa tay, tôi níu và lôi nàng lên.

                      Mồ hôi nhoè nhoẹt đất cát khắp người. Nàng lột khăn rủ lia lịa, đất văng tứ tung. Nàng lau gương mặt lấm lem. Bùn đất làm cho nước da nàng trắng lên. Nhìn nàng, tôi không hiểu vì sao cô bé này bỏ học mà đi đánh Mỹ ?


                      Bỗng có ánh đèn nhấp nhoáng từ phía ngoài đường đi vào. Tất cả đều ngó lom lom theo dõi. Biết chắc là người mình, nhưng ai lại đi thẳng vào địa điểm như thế này. Tôi bảo tất cả tản ra còn tôi núp vào gốc cây móc súng lên đạn và quát :

                      - ” Ai ?”


                      – Ai, đứng lại ! Phải thằng Bảy đó không ?

                      – Dạ, cháu đây chú Hai.

                      Trước khi đi công tác, tôi và Tư Linh có cho ám số cộng tròn 9 để liên lạc giữa hai toán. Nghe giọng quen đáp trúng ám số, tôi biết là thằng Lẹ, cận vệ của Tư Linh.

                      Thằng bé đến, nói :

                      – Anh Tư mời anh về hội ý .

                      – Có việc gì vậy ?

                      – Anh Tư đi thỉnh thị ông Tám vừa về bảo đi tìm anh ngay.

                      Tôi về tới nhà má Hai thì gặp Tư Linh ở đó.

                      Tư Linh có vẻ hân hoan. Tôi đoán không ra việc gì.

                      – Tao vừa khoèo được một mớ bạ c!

                      – Ở đâu vậy ?

                      – Đố mày ở đâu? Hì hì…ở cái xắc-cốt no phè của ông Trưởng Phòng Chính Trị.

                      – Ông nội rít chúa đó mà bữa nay xì cho mày à ?

                      Hai đứa ngồi vào chiếc bàn quen, nơi nhậu tôm khô cách đây không lâu. Tư Linh hạ giọng và nom sát mặt tôi, nói:


                      – Mày phục tao chưa. Ông bê cho tao năm xấp.

                      Tôi kêu lên:

                      – Năm ngàn! Thiệt hả?

                      Tư Linh xua tay và hạ giọng nói luôn:

                      – Tao biết tiền đó là của bà má địa chủ đem vô cho ổng mà. Tao khều một phát là ổng nhảy nhỏng ngay.

                      Tao nói công việc tiếp khách ngoại quốc quan trọng nếu không động viên đội dũng sĩ tới mức thì địa đạo sẽ không xong. Tụi nó cần một ít để tổ chức cháo lao nước nôi đèn đuốc, dao cuốc, quần áo…

                      Dù gốc eo nhưng ổng cũng thức thời và lém lắm ! Tám chục ngàn bạc thành và chiếc Bờ-Rô của bà già đem vô cho, cả khu Tư này đều biết. Gia đình địa chủ là không ổn rồi. Không biết ổng có “ém” thành phần trong chỉnh huấn không ? Bây giờ nếu lời ra tiếng vào thì cấp trên nghe thấy !

                      Mày nên biết ông Tư Lệnh Ba Xu của mình là gốc “thầy xu” được coi như lớp nghèo thành thị. Ổng mà hay được ông trưởng phòng chính trị là thành phần địa chủ, lại nhận tiền thu mua lúa ruộng bỏ vô xắc-cốt để tiêu dùng trong cuộc chiến đấu chống Mỹ do giai cấp vô sản lãnh đạo thì rất là không đúng.

                      Vậy nên ổng cần phải đấm mõm em út đồng thời để phi tang số bạc kia, hà hà…

                      Tao khều đúng lúc nên ổng xùy ra ngay.

                      Ổng đã ký rất nhiều hoá đơn ba trợn của tao trong kỳ thằng cha giáo sư Liên Xô. Kỳ này nếu thành công, ổng sẽ lên chưn với cấp trên. Các thứ luật liên quan mâu thuẩn đều thể hiện cả trong đường lối móc hồ bao của tao.


                      – Tao phục mày luôn.


                      Click image for larger version  Name:	cung%2Bn%E1%BB%8F.jpg Views:	7 Size:	66.3 KB ID:	132521


                      – Nè, cô Bảy dũng sĩ mày coi có được không ?

                      Nếu chưa ưng thì tao giới thiệu một em khác cũng dũng sĩ cỡ cô Bảy. Đó là Ba Cầm ở xã Trung Hưng hiện đang đào đất trong tổ của Út Nhở. Cô ta có một đứa em gái tên là Lan nằm trong ban công tác của tao.

                      Tao “cấy” ngoài Đồng Dù !

                      – Tư Linh hạ giọng :

                      – Ở trên cần rủ rê một tên Mỹ về với mình. Cho nên tao mới xài Mỹ Nhân kế. Tụi Mỹ dư tiền nhưng thiếu gái, dại gái. Đưa thứ đó vô là nó hít thôi.


                      – Để làm quái gì. Bắt được một thằng, nó bỏ bom, nó nhảy dù tìm kiếm hỏng nát cơ sở hết.

                      – Ậy, kế hoạch ở trên mình phải thi hành. Thằng nhà báo này nó đòi quay phim tù binh.

                      Mình lo quá cỡ nhưng sự thực năm nay có bắt được tên “mẽo” nào đâu.

                      Mày có ý kiến gì giúp tao chút !


                      Tôi cười :

                      – Nếu mày muốn pháo kích Đồng Dù, Trung Hoà hay Bến Cát thì tao sẵn sàng, chớ còn cái mục binh vận của mày tao bù trất .
                      Last edited by hoalucbinh18; 10-22-2022, 10:06 PM.

                      Comment


                      • Font Size
                        #41
                        Cô Là đem ra để trên bàn hai chiếc hộp lon rồi trở vào. Tư Linh bảo:

                        – Thuốc tiên đấy ông bạn.

                        – Là cái gì ?

                        – Một hộp là nước vôi, một hộp là nước chanh.

                        – Để làm gì ba cái đó ?

                        – Trị ghẻ xốn !

                        – Ghẻ xốn là ghẻ gì ?

                        – Nay mai mày sẽ biết !

                        – Tư Linh cởi áo ra đưa lưng đưa ngực cho tôi xem

                        – Mày thấy những vết sẹo thâm đen đó không ? Đó là thành tích tao đánh giặc ghẻ xốn.


                        – Tao chỉ nghe nói ghẻ hờm chớ chưa nghe nói ghẻ xốn bao giờ.

                        – Ghẻ xốn là đặc sản của địa đạo Củ Chi.



                        Click image for larger version  Name:	img-0188-copia--620x349.jpg Views:	1 Size:	10.7 KB ID:	139307


                        https://vhea.org.vn/ghe-xon-28302.html


                        Mày chui xuống vài lần rồi sẽ lập thành tích cỡ tao vậy. Nó ngứa ngáy, nhức nhối và chảy nước vàng khó chịu lắm.

                        Nên mỗi lần xuống địa đạo xong trở lên phải phết một lượt nước chanh khắp người, chờ cho nó rút khô rồi phết tiếp nước vôi.

                        - Chịp ! – Tư Linh kề miệng sát tai tôi :

                        - Tội nghiệp mấy đứa con gái. Tụi nó kêu trời dữ lắm. Ghẻ xốn lại ác, toàn mọc ở những nơi hiểm hóc.

                        Con gái Củ Chi này hễ đứa nào chui xuống địa đạo vài lần thì kể như mình mẫy giống lươn bông hết !

                        Đó là lý do cô xã đội phó nín ở nhà.


                        – Chết chưa !

                        – Bởi vậy nếu có lấy vợ Củ Chi, khi ấy … đừng có để đèn. Hấc hấc…hấc.

                        Tư Linh nâng vạt áo lên xỏ ngón tay trỏ thọc vào mũi ngoáy ngoáy rồi đưa cho tôi coi và cười há há:


                        – Mày coi lỗ mũi tao có như hai ống khói tàu chưa?

                        – Sao đen ngòm vậy ?

                        – Khi đào vô sâu thì phải dùng đèn. Nếu không, thấy đường đâu mà cuốc ? Được đèn cầy thì còn đỡ đỡ, không có đèn cầy, đốt đèn dầu thì cái mũi mày như thế này này

                        – Tư Linh móc viết vẽ trên bao thuốc lá cắt nghĩa

                        – Lòng hầm cao từ tám tới chín tấc, ngồi gần đụng nóc hầm. Nóc hầm hình chóp nón để tránh đất sụp.


                        – Bề ngang bao nhiêu ?

                        – Bốn tấc là rộng. Nghĩa là muốn qua mặt nhau phải chen vất vả mới lọt.

                        – Vậy nếu ông muốn qua mặt bà thì làm sao?

                        – Thì bà phải ngồi nép vào vách cho ông bò qua. Thế này này… Bởi vậy nên mới có vấn đề.



                        Click image for larger version  Name:	13042021095551966-Cu-Chi_-97_resize.JPG Views:	1 Size:	88.9 KB ID:	139308



                        Tôi nghe trong ký ức bật lên chuyện cũ. Tôi hỏi:

                        – Mày có đi dự đại hội anh hùng Quân Đội ở Câu lạc bộ Quân Nhân Hà Nội hồi 1955 không ?

                        – Chi vậy ?

                        – Để tao nhắc mày nhớ bản báo cao của anh hùng Nguyễn Văn Song dân khu 7 mình.

                        Tư Linh xì một tiếng rồi nói:

                        – Tao có đọc trên báo. Mày muốn nhắc cái đoạn ông anh hùng “đào cả cây số địa đạo bằng chiếc lưỡi hái cùng” chớ gì? Tới chết tao còn chưa quên.

                        – Mỗi lần tao nhớ tới đó, tao cười thầm. Chỉ qua một đêm đào móc. Tao đã thấy thực tế trâu bò và người ngợm “xuống địa đạo” như thế nào rồi.

                        Trâu bò thì chắc bằng con bọ hung , còn người thì bằng chàng nhái.


                        – Còn dũng sĩ thì nghe lệnh đào địa đạo trốn sạch trơn !

                        Tôi sực nhớ đến Tư Gừng bèn hỏi Linh. Tư Linh rỉ tai tôi:

                        – Cô nàng mang “bị” nên “bị” gởi trả về.

                        Tội nghiệp con nhỏ buồn rầu rồi trốn mất tiêu. Vụ đó cả huyện này biết nhưng không ai dám nói ra. Vì cổ là gạc-đờ-co của bà Phó Tư Lệnh. Chẳng lẽ bả lại làm ra dũng sĩ con ?



                        Dũng sĩ diệt Mỹ Trần Thị Gừng tại Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua toàn quân khu năm 1966 (trái).

                        Chị Tư Gừng và con gái đầu lòng được bà Nguyễn Thị Định chụp ảnh năm 1972 tại căn cứ R. (Ảnh do nhân vật cung cấp)


                        Click image for larger version  Name:	anh-chan-89-1419173476567.jpg Views:	1 Size:	14.1 KB ID:	139310

                        https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuo...1215158355.htm


                        Những kẻ đến họp hành với bả là những tên râu rìa mặt mốc nào. Đám cá kèo đâu có tới gần bả được. Cho nên bây giờ ai sửa soạn đi R cũng bị chế diễu !

                        Tội cho cái chữ R trong vần quốc ngữ của ta. Rờ là gì ? Rừng rú, rét ru, rầu rĩ râu ria ra rậm rạp, rờ râu râu rụng, rờ rún rún rung rinh hay là rờ ……?


                        Tư Linh cười bảo tôi:

                        – Mày nhớ mang “chứng minh thư” theo mình luôn luôn nhé é hé…é ! Nhớ chưa ! Có khi đắc dụng đấy !


                        Click image for larger version  Name:	hinh-anh-bao-cao-su-6.jpg Views:	1 Size:	6.2 KB ID:	139309

                        Comment


                        • Font Size
                          #42
                          CHƯƠNG 7


                          Một hôm vào buổi trưa đồng bào Hố Bò chạy rầm rập tán loạn. Họ vừa chạy vừa la

                          - “ Mỹ tới ! Mỹ tới !”.

                          Họ sợ trực thăng đổ chụp mà liên lụy. Nhưng có người không chạy.

                          Một thằng người lùn bụng phệ, mặt đỏ như đít khỉ có tháng, mũi nhọn mà quấu như mỏ két, tóc hoe lòi ra vành nón tai bèo, đi dưới nắng chói chang có hai người mang súng AK kèm hai bên.

                          Đặc biệt hơn nữa là hắn mặc đồ bà ba đen hở hai nút cổ, lòi ngực đầy lông lá và chân hắn đeo dép râu.


                          – Không phải Mỹ. Mỹ không ăn mặc kiểu này. Vậy tên mũi lỏ này là ai và đi lạc vào đây?

                          Hắn là người thuộc xứ chó rừng hai chân trước ngắn hai chân sau dài, chạy như bay. Trong khi quân đội của nước hắn sang giúp Sàigòn đánh Cộng Sản xâm lược Bắc Kỳ thì hắn lại nhảy sang Hà Nội nịnh bợ bọn này.

                          Hắn có cái tên dài nhằn, tôi vẫn còn nhớ, có thể viết ra đây được nhưng ghét không muốn ghi ra.

                          Thôi, hãy cho hắn cái tên “Ăn hết Bọ Chét”
                          gọi tắc là tên “Bọ Chét”.

                          Hắn làm nghề cầm bút bịp. Hắn sang Hà Nội đâu vài lần gì đó.


                          Ông Wilfred Burchett chụp ảnh lưu niệm với những chiến sĩ cộng sản Việt Nam.


                          Click image for larger version  Name:	with-vc-1963-64-2560x1854.jpg Views:	1 Size:	219.8 KB ID:	139608

                          Năm 1966 hắn được vào Phủ Toàn Quyền ở Ba Đình yết kiến Hồ Chủ Tiệm cùng với đồng chí Tố Bịp. Hắn xin vào Nam để lấy đề tài viết về :

                          - “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Miền Nam” Hồ Chủ Tiệm khoái run gân nhưng làm bộ lo lắng cho sinh mạng đồng chí mình :

                          - “ Đồng chí không sợ nguy hiểm sao ?”

                          Bọ-Chét lém hỏi ngược lại :

                          - “ Năm đồng chí chủ tịch vào tuổi tôi, đồng chí chủ tịch làm gì?”

                          Hồ chủ tiệm đáp:

                          -“ Tôi ở Việt Bắc !”

                          Bọ-Chét bắt được mạch, tấn công luôn :

                          “Ở Việt Bắc còn gian khổ hơn bội phần, ở trong hang núi ăn uống thiếu thốn, giặc giả bốn bề, vợ con lại không có. Thế mà đồng chí còn kham nổi hàng chục năm, tôi vào đó chỉ như đi dạo …

                          Vì khu giải phóng của Mặt Trận bao gồm 3/4 đất đai Miền Nam…” (Không biết hắn chế diễu họ Hồ hay hắn nói thật).

                          Có lẽ Hồ Chủ Tiệm nhột nhạt nên khen ngợi đồng chí Bọ-Chét anh dũng nên liền cho đồng chí vô Nam và chúc đồng chí viết nhiều và hay để “phục vụ” thế giới ngờ nghệch đang nhắm mắt tin một thằng nhà báo bịp.

                          Thế là Bọ-Chét hiu hiu tự đắc ra về.

                          Hắn được đưa vào Củ Chi bằng một phương tiện tốn kém trị giá hơn cả quyển sách hắn viết về Miền Nam được bán cho một nhà xuất bản Pháp (?) chưa kể máu của quân đội nhân dân Việt Nam và giải phóng quân Miền Nam đã phải đổ ra để bảo vệ một tên bịp.


                          Nhà báo Wilfred Burchett phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội năm 1964.


                          Click image for larger version  Name:	nhabao_15_9_2021_1.jpg Views:	1 Size:	41.7 KB ID:	139607

                          https://huongsenviet.com/nha-bao-wil...-cua-viet-nam/


                          Hắn có bộ mặt đỏ như gấc khi tôi gặp hắn. Với cái mũi khoằm và cặp mắt tí hí, hắn có vẻ một tên láu cá đánh bài cào bốn lá hơn là trí thức.

                          Hắn lùn lại có cái bụng phệ nên mới nhìn hắn tôi có cảm tưởng đó là một anh hàng thịt. Những ngón tay chuối mẳn bóng lưỡng của hắn dùng để cầm dao búa hơn là cầm bút.


                          Tám Quang là người tiếp hắn đầu tiên. Hắn đúng là một tên láu cá. Vừa nghe chương trình [b][size=4][color=black][i] “cỡi ngựa xem hoa” của hắn do Tám Quang đặt ra, hắn cười và xin phép “sửa đổi vài điểm nho nhỏ”.

                          Không phải “sửa đổi vài điểm nhỏ” mà hắn
                          thay đổi toàn bộ kế hoạch của ông Trưởng Phòng Chính Trị Khu.

                          Hơn nữa, hắn vừa là diễn viên vừa là đạo diễn của vở kịch cương ẩu :


                          - “Thăm vùng giải phóng của luật sư Nguyễn Hữu Thọ”.

                          Ông Wilfred Burchett trao đổi cùng Nguyễn Hữu Thọ ( Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ).


                          Click image for larger version  Name:	wb-with-nguyen-huu-tho-copy-2-2200x2984.jpg Views:	1 Size:	58.8 KB ID:	139609


                          Bọ-Chét hết lời khen giải phóng quân.

                          Trước nhất hắn xin ông Tám Quang
                          chọc thử máy bay đến để cao xạ phòng không bắn cho hắn quay phim.

                          Ông Tám Quang lém không kém đồng chí mình :


                          – Mỹ rất sợ cao xạ ở Miền Bắc cho nên ở đây chúng không dám khinh thường giải phóng quân. Chúng tôi hứa sẽ bố trí trận đánh cho đồng chí quay tha hồ.

                          Rõ đúng bịp gặp bịp. Hắn đưa ra một chương trình nhằm bịp thế giới một cách hết sức khoa học. Ai xem cũng phải lầm.

                          Nhưng hắn đã bị ông Trưởng phòng Chính Trị già tay bịp hơn nên đẩy cây thoa mỡ bò với hắn tuốt luốt.

                          Hắn chưa bị bom pháo dập lần nào.

                          Cũng chưa bị
                          “cá rô rỉa ” phát nào, nên còn háo thắng.

                          Có lẽ vụ trương cờ trương quạt của thằng giáo sư Liên Xô đã lọt ra ngoài Củ Chi nên
                          sau khi hắn đi là các nơi hắn đặt chân đến đều bị bắn phá. Từ đó tới nay tình hình càng ngày càng căng thêm.

                          Ông Chín Mành Phó ban Cán bộ Quân Khu đang di chuyển ở ven rừng bỗng bị
                          “cá rô” rà. Hai thầy trò đều có súng nhưng bị nó cướp tinh thần nên tha hồ mà lủi. Nó sà xuống ném lựu đạn giết cả hai người.

                          Bây giờ ai cũng ngán thứ cá rô này.

                          Tư Linh thấy thằng Bọ Chét hiu hiu tự đắc thì bảo tôi :

                          - “ Vái nó bị một phát đái ra cây, hết phách lối”.

                          Ông Tám Quang khoáng trắng mọi việc cho Tư Linh. Sau buổi tiếp đón, ổng bảo Tư Linh toàn quyền hành động muốn chở hắn đi đâu thì chở miễn sao đừng để nó chết hoặc bị bắt thì thôi.

                          Tôi biết ổng phải thi hành lịnh cấp trên chứ chính ông cũng không phấn khởi. Qua cuộc tiếp xúc với anh chàng giáo sư Liên Xô có lẽ ổng thấy tình đồng chí vô sản bây giờ thì vui gượng kẻo là
                          :

                          -“Ai tri âm đó mặn mà với ai!”

                          Không hiểu tại sao hắn không chịu đạp xe lấy mà bắt người ta chở cái tấm thân bồ tượng của hắn như vậy.

                          Tư Linh tâm sự với tôi rằng y muốn xin đổi công tác vì suốt ba măm không gò được anh Mỹ nào nhưng vì biết ba cái tiếng Anh mắc dịch nên không gỡ ra được.

                          Toàn khu không một người nào khả dĩ nói được tiếng Anh thông thường. Vì công tác quá nhàn rỗi nên ở trên cứ dồn cho anh ta việc tiếp đón các nhà báo quốc tế.

                          Một hôm tôi bảo nó :


                          – May cho mày đó, nếu bà Chín xuống đây mày đèo thì mày nhảy mũi liền liền.

                          – Bà Chín nào ?

                          – Bà Chín Ri fo ri fô gì đó.

                          – Sao mày biế t?

                          – Thì hồi tao ở trên tao gặp bả chớ sao.

                          – Bả đi đâu vô đây ?

                          – Bả cũng là nhà báo.

                          – Tao cũng nghe nói về bả. Bả viết Đôi Đũa Ngọc (Baguettes de Jade) chớ gì ? Cũng như mụ già Mỹ Ana aniếc gì đó sang tận Diên An ca ngợi Mao chủ tịch.

                          Và hồi năm 1962 lại sang Hà Nội để ca ngợi Mặt Trận Giải Phóng. Tụi Đế Quốc chuyên môn chơi cú tiêu lòn như thế. Chính phủ thì gởi quân ủng hộ một bên, còn đám nhà báo lại đi ca ngợi một bên chẳng khác nào chúng chống lại Chánh Phủ của chúng.

                          – Chống hẳn chớ còn “chẳng khác nào” gì nữa !

                          Thằng Bọ Chét này vác mặt tới đây ca ngợi Mặt trận trong lúc quân đội của nước hắn là đồng minh của Sàigòn.


                          – Mày còn nhớ hồi chín năm Raymondienne và Henri Martin nằm lăn ra đường cản xe chở vũ khí sang Việt Nam không ? Mấy thằng Tây chưa phải cuốn vó ở Điện Biên Phủ đâu, nhưng tại cái đám đó làm cho chúng thua.

                          – Tụi đế quốc thiệt là kỳ cục. Hễ mình gần thua thì tụi nó nhảy vô cứu nguy.

                          Tư Linh hỏi :

                          – Mụ đầm già ở đó làm gì ?

                          – Mụ cũng nằng nặc đòi xuống đây, nhưng ở trên không cho. Mụ ở trên đi Mã Đà coi mấy cái rẩy khoai lang còm của mình. Mụ chụp ảnh mấy cậu nhà mình. Tha hồ mà khoe xương sườn xương sống.

                          Mụ khen :

                          - “Các cậu thiệt là anh dũng. Nếu con gái tôi đến đây chắc nó thích các cậu lắm.”

                          Coi bộ mụ đi bộ không nổi. Ở đó đâu có xe đạp để thồ được. Phải leo lên dốc và lội suối vượt sông nữa. Mụ ta ốm nhách như khô cá lẹp nhưng rất trường túc. Tóc cắt ngắn để lòi cái cần cổ vịt bầu. Hai má cóp như cái thùng thiết móp.


                          Actress Jane Fonda sits on an antiaircraft gun during a 1972 trip to North Vietnam. The image haunts her to this day. (Nihon Denpa News/AP)


                          Click image for larger version  Name:	AP72070103441452527531.jpg Views:	1 Size:	154.5 KB ID:	139611

                          Có lẽ bị mặc cảm già nua trước đám trẻ chúng mình nên đi đâu mụ cũng khoe “Con gái tôi, con gái tôi” nó thích các cậu!

                          – Bảo mụ ta cho nó vô đây cho giỏi mà thích. Gặp tụi lính đói một ngày… là chạy tét thôi!

                          Tôi tiếp:

                          – Tao gặp mấy thằng đi ết-coọc cho mụ về kể lại mụ qua suối quần áo ướt, tuột ra một cách tự nhiên trước mặt tụi nó làm tụi nó chết đứng con nai chà.

                          – Thì tụi đầm nó vậy mà ! Có khi đi lâu ngày trong rừng vắng cái sự đó mụ muốn nếm mùi B40 của giải phóng mình.

                          – Tao hổng biết đảng Pháp gởi bả sang đây làm gì cho nó mệt cái thân đầm vậy hả ?

                          – Các đồng chí đó hết chuyện làm nên gởi đàn bà vô rừng. Tao gặp ở U80 của ông Tư Khanh.

                          – Tư Khanh là thằng cha nào?

                          – Là Đào Sơn Tây, cái ông nội quơ con nhỏ Việt kiều Thái Lan bán căng tin có bầu rồi quất ngựa chuồn về Nam. Má con nhỏ vô Bộ Tư Lênh thưa gởi tùm lum.

                          Bộ Tư Lệnh phải chịu tiền
                          “ thang thuốc” há há.

                          Thượng cấp mà nhảy dù thì an ninh trăm phần trăm, còn lính lãi mà lớ huớ thì khai trừ cảnh cáo.



                          Click image for larger version  Name:	2099788.jpg Views:	1 Size:	37.3 KB ID:	139612

                          Mụ đầm già bắt tay tao và nói tiếng Pháp, tao đáp lại.

                          Mụ chìa má cho tao hôn, tao hôn rồi chìa má cho mụ hôn lại.

                          Hai Nhả lấy làm ngạc nhiên sao cái thằng oắc con này lại lém thế.

                          Mụ hỏi tao học hồi nào mà nói tiếng Pháp khá vậy.

                          Tao nói học hồi nhỏ, cũng sơ sơ vậy thôi. Mụ ta cười, cặp môi son mõng dính bành ra làm duyên rồi lại ôm đầu tao ép chặt vào cặp dừa khô của mụ. Tao rùng mình vì lâu quá không có ai làm vậy.

                          Khi qua suối Tha La mụ bị phản lực kính viếng, mụ nhanh nhẹn lủi vô bụi lấy máy ra thu tiếng bom và tiếng đạn rít.

                          Sau khi đi Mã Đà về, mụ đi thăm công trường 9.

                          Thấy anh em ta sốt rét la liệt, mụ hỏi có thuốc không ?

                          Chỉ hỏi vậy chớ không có hứa sẽ về đề nghị đảng Cộng Sản gởi quinine qua cho.

                          Vô quân y viện thấy chiến sĩ không có thuốc cũng tỏ vẻ xúc động nhưng cũng không hứa gì.

                          Khi trở về R ghé qua U80, ông Tư Khanh nhà mình tặng cho cái vỏ DKZ 75 ly được chùi bóng sáng trưng có khắc vòng chử “Đoàn Pháo Binh 69 kính tặng”.

                          Mụ ta cười thích thú ôm cái ống không và nói :

                          - “Tôi sẽ dùng làm bình hoa ở phòng khách nhà tôi để cặm… “


                          Tôi đang hăng trớn kể chuyện mụ đầm già thì Tư Linh ngắt ngang :

                          – Bây giờ mày tính cho thằng cha râu rìa thưởng thúc món gì trước?

                          – Mày có tất cả là mấy cái rồi ?

                          – Bít-tết xác mía, ra-gu mủ cao su, sườn xe lam hầm rục, gỏi khăn rằn, rôti K54, la-sét chuối già rốc-kết. Hì hì… Mấy món này đều nấu chung cả, chỉ còn dưa chua coọc-sê là khó kiếm thôi !

                          – Sao mà khó ?

                          – Thằng này là gốc Kam-pu-chia hay sao ấy ! Nó uống Ba xi đế, hút thuốc rê, uống cả nước mắm cho nên nó muốn nếm mùi Ruốc Củ Chi.

                          – Sớm muộn gì nó cũng xơi một mách pháo Đồng Dù mầy ạ. Lơ mơ lộ bí mật dám bị chụp lắm !

                          – Không phải món đó đâu ! Món kia cơ !

                          – Món kia là món gì. Củ Chi có món đặc sản nào ngoài đường mía và xe bò đâu !

                          – Cái món chả xéo này này ông nội con nít ơi!

                          – Vậy nữa !

                          – Nó nói với tao. Tao trình ông Tám Quang. Ông bảo để ổng giải quyết.

                          – Hết chỗ nói !

                          – Tao thú thiệt với mày, tao hết phục nó rồi. Tưởng nó dày sành đạp sõi tới đây đội bom đạn để tìm đề tài chiến đấu, nào ngờ nó đòi tới cái mục đó nữa bây giờ tao mới tá hỏa tam tinh.

                          Tụi nó coi mình như một thứ nô lệ bắt phục vụ bất cứ thứ gì. Nhưng đó là lệnh của cấp trên mình không cãi được.


                          – Bây giờ mày đãi nó mấy món khai vị “Trường Bá đỏ, CKC, nón tai bèo, dép râu” trước đi !

                          Ông Wilfred Burchett được chào đón như một người bạn lớn của Việt Nam.


                          Click image for larger version  Name:	16-wb-with-l-and-b-1276x1738.jpg Views:	1 Size:	102.7 KB ID:	139613

                          Comment


                          • Font Size
                            #43

                            Trưa hôm ấy, Tư Linh cho Bọ Chét thưởng thúc món dũng sĩ tuyệt vời để lấy oai Củ Chi.

                            Đội Nữ do Bảy Mô chỉ huy tập hợp trước sân một ngôi nhà lá đã được dọn dẹp trước rất sạch sẻ và mát mẻ không có ghẻ.

                            Các nữ dũng sĩ nai nịt rất gọn gàng và oai phong chẳng khác nào Phàn Lê Huê Lưu Kim Đính.

                            Nón sáu múi bo xụ bịt mặt, tóc le the tỏa ra bốn phía, áo bà ba vạt ngắn bị dây nịt Mỹ bó ngang eo ếch xòe ra như tà váy mini của đám vũ khỏa thân nhờ có cái quần bà ba dài cứu trợ, nếu không sẽ phơi cặp đùi đầy sẹo thâm đen do “ghẻ xốn” lưu lại ngàn thu.

                            Cô nào cũng mang một khẩu súng CKC trường bá đỏ. Riêng đội trưởng Bảy Mô thì quảy cây AK to sồ không xứng với thân hình mảnh khảnh của cô.


                            Mặt mũi cô nào cũng tỏ vẻ hậm hực diệt Mỹ để cho nhà báo quay phim, nhưng bữa nay vì bọn xâm lược “co vòi” ở Đồng Dù nên các cô đành biểu diễn súng không, như một đội quân danh dự để cho nhà báo duyệt bằng ống kính thu hình.

                            Dũng sĩ diệt Mỹ Trần Thị Gừng


                            Click image for larger version  Name:	Lay-vu-khi-dich-danh-dich-dinh-cao-cua-chien-tranh-du-kich-135-1515515110-width379height500.jpg Views:	1 Size:	27.3 KB ID:	143645

                            Tư Linh giới thiệu rất hùng hồn và văn hoa bằng tiếng Anh khá lưu loát :

                            – Đây là những người con gái ruộng rẫy tằm tơ quanh năm chỉ yêu lũy tre và mái nhà mình. Họ sinh ra trong lúc chiến tranh chống Pháp và lớn lên trong khói lửa lan tràn.

                            Nếu quân Mỹ không đổ vào đây với những vủ khí tối tân để tàn phá đất nước của chúng tôi thì những người con gái này đã yên bề gia thất vui sống với chồng con chứ đâu phải ôm súng đánh giặc !


                            Hắn ta nhấn mạnh với Bọ Chét :

                            – Xin ông hãy nói với toàn thế giới rằng chúng tôi kiên quyết chống Mỹ đến cùng. Mỹ vào đông, Mỹ bỏ xác càng đông. Thực tập lời dạy của lãnh tụ, chúng tôi nhất định khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng.

                            (Tư Linh lặp lại lời nói của Nguyễn Chí Thanh nhưng không dám nêu danh tác giả sợ bị ló cựa).

                            Bọ Chét nghe Tư Linh thì gật đầu lia.

                            Mặt hắn đỏ gay, mắt hắn long lanh nhìn đám nữ dũng sĩ như ó nhìn lũ gà con.

                            Đến phiên hắn “đáp từ” , hắn lù xù một hồi rồi Tư Linh phóng tác lại cho các nữ dũng sĩ thấm bài. Họ đâu có biết gì. Chú Tư phiên dịch sao thì họ nghe vậy.

                            Cũng như hồi kháng chiến đồng chí Ba Duẫn giảng bài Duy vật biện chứng Pháp ở trường Trường Chinh trong Nam vậy vậy mà ! Đồng chí đâu có đọc được Pháp văn.

                            Đồng chí phải nhờ ông thầy của tôi có trình độ tú tài dịch ra Việt ngữ cho đồng chí nghe, nhớ tuồng bụng rồi đi giảng lại cho học viên toàn là thường vụ tỉnh ủy trở lên.


                            Tư Linh có phóng đại tô màu cỡ nào các dũng sĩ cũng không biết. Họ chờ Tư Linh dứt lời là vỗ tay. Bọ Chét nói xong đến đội trưởng Bảy Mô “cảm tưởng”.

                            Bảy Mô đã được Tư Linh gà hồi tối thuộc lòng, lại dạy mấy tiếng Ănglê để nói ở đầu và cuối câu nữa. Bảy Mô vốn là học sinh thành nên nói năng trôi chảy và dễ thương. Mắt Bọ Chét càng sáng lên. Ống kính của hắn lia nhanh qua toàn đội rồi dừng lại ở :

                            - Bảy Bê

                            - Ba Cầm

                            - Ba Bảnh

                            - Ba Màu

                            - Chín Hòa

                            - Út Thi,…là những ngôi sao của đội nữ.

                            Hắn dừng lại lâu và lấy cận cảnh Bảy Mô. Hắn lấy máy ghi âm phỏng vấn Bảy Mô và vài người khác, nhưng chăm chú nhất vào Bảy Mô. Xong màn “duyệt binh” đến màn chiến đấu bằng địa đạo. Tư Lịnh bảo hắn chuẩn bị dụng cụ quay lưu động.


                            Wilfred Burchett ( biệt danh Bọ Chét trong truyện ở đây )


                            Click image for larger version  Name:	Wilfred_Burchett_4-134.jpg Views:	1 Size:	20.1 KB ID:	143646

                            Tư Linh bảo tôi :

                            – Mày thấy hắn chưa ? Coi chừng con gà giò bị diều xớt !

                            – Đâu có dễ vây.

                            – Trái sầu riêng vườn nhà mày không hái để nó khui mất một múi thì uổng lắm.

                            – Sầu riêng có gai chớ đâu phải như cam quít mà dễ lột vỏ mậy !

                            – Biết đâu được ! Rủi ông Tám Quang kêu xã ủy ra lịnh. Mày có nhớ vụ cưới vợ của anh Ba Trà của mình không ?

                            Câu nói của Tư Linh làm tôi ngẩn ngơ tâm sự.

                            Trần Văn Trà Tư Lệnh khu 8 cưới cô Kim Thoa, con gái ông bà Lê Đình Chi (luật sư Sàigòn đi kháng chiến) bằng điện từ khu 7 đánh về khu 8.

                            Thoạt tiên, sau khi ông Chi bị bỏ bom chết ở Đồng Tháp Mười, Trà tới ve vãn bà Chi, nhưng vì muốn thủ tiết với chồng nên bà dâng con gái cho êm chuyện. Tư Linh bảo:


                            – Mày nên nhớ đảng là trên hết nghe ! Mày cứ như rùa bò lên núi ấy. Tao đã bảo mày là tụi trai gái ở đây sống vội yêu cuồng còn quá cha dân Sàigòn nữa. Mấy đêm vào hầm hố như vậy mà mày không làm gì hết. “Chứng minh thư” đã sẵn trong lưng còn sợ gì ?

                            – Làm áp quá sợ khê !

                            – Nói cho mày biết, chỉ trong một cuộc chạy ruồng tụi nó đã cụp với nhau rồi. Sống nay chết mai đâu có biết, để “chúng nó” nhịn thèm sao ? Kề bên đó không “thịt” còn đợi chừng nào ?

                            Cuộc hội ngộ của những nữ du kích Củ Chi


                            Click image for larger version  Name:	cuoc-hoi-ngo-cua-nhung-nu-du-kich-_1646581997.jpg Views:	1 Size:	43.0 KB ID:	143647


                            Tư Linh dắt cho Bọ Chét xem cái xe tăng Mỹ bị Tư Gừng và Năm Cội bắn cháy. Chúng bỏ luôn. Cả làng Nhuận Đức bị huy động để cõng nó vô rừng Bàu Lách rồi đào hầm chôn phi tang luôn.

                            Bây giờ dân làng, mười nhà tản ra ấp chiến lược hết bốn năm rồi, còn lại bao nhiêu thì lo đào hầm thủ thế hoặc dợm nhảy đi, khó bề động viên để lôi nó lên cho Bọ Chét quay phim.


                            Khổ cho đội nữ ! Lực lượng yếu quá không đủ sức móc cái khối thép đó lên. Đành phải moi đất chung quanh cho Bọ Chét thu hình rõ một tí. Hắn chỉ quay đống sắt vụn không cử động. Hắn hỏi Tư Linh :

                            – Tại sao Mỹ không đem cái xác xe về Đồng Dù ?

                            – Có lẽ chúng nó còn quá nhiều đem về không có chỗ để ! Mổi lần hành quân chúng chạy như bọ hung ấy !

                            Bọ Chét khoa tay :

                            – Không phải đâu ! Tại chúng nó khiếp oai các "dũng sĩ ” này đó !

                            Tư Linh dịch lại câu pha trò nhưng chẳng ai cười.

                            Ông Wilfred Burchett ( Bọ Chét ) trò chuyện cùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng.


                            Click image for larger version  Name:	with-pham-van-dong-in-geneva-2560x1686.jpg Views:	1 Size:	118.4 KB ID:	143648

                            Comment


                            • Font Size
                              #44

                              Đến màn biểu diễn đánh xe tăng địa đạo thì cả hai tác giả là Năm Cội và Tư Gừng không thể xuất trận được.

                              Tư Gừng đang ở trong nhà bảo sanh còn Năm Cội thì đã bị tử nạn trong trong lúc cưa cà-nông lép. Tuy vậy, Bọ Chét bảo :


                              – Tôi xin học tập các đồng chí, khó khăn nào cũng vượt qua, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành.

                              Buổi thu hình xe tăng ở Bàu Lách kết thúc thắng lợi hoàn toàn. Rất tiếc Tư Linh không địch vận được tên Mỹ nào để bắt nó đứng trên xe tăng bắt nó giơ tay đầu hàng cho oai. Ngày mai quay tới địa đạo chiến.


                              Click image for larger version  Name:	nhabao_15_9_2021_18.jpg Views:	11 Size:	43.7 KB ID:	143656

                              Tư Linh đưa Bọ Chét về ngủ ở nhà Út Cường ở xóm Chùa.

                              Đội nữ thì đóng ở một nhà trong xóm khác để mai tiếp tục “công tác” trong lúc hai trung đội võ trang đóng ở nhà Hai Tới – bà con của Út Cường, để canh gác ban đêm, bảo vệ Bọ Chét.


                              Út Cường là trưởng ban tuyên huấn xã An Phú. Y có ngôi nhà rộng lớn sạch sẽ nền gạch có hầm nổi hầm ngầm rất vững chắc.

                              Tám Quang cho người tới điều đình trả cho Cường một số tiền, không rõ là bao nhiêu. Kết quả rất mỹ mãn theo luật cung cầu của Mác.

                              Út Cường dời gia đình đi nơi khác để Bọ Chét tạm trú và làm nhiều công tác bí mật khác nữa cấm quay phim viển cảnh cận cảnh nhất là đừng có bật đèn chớp thì người ta sẽ thấy rõ cái bộ mặt của đảng cộng sản râu ria đen ngòm.



                              Click image for larger version  Name:	da-den-luc-dang-cong-san-viet-nam-chap-nhan-phe-doi-lap.jpg?w=640.jpg Views:	10 Size:	46.1 KB ID:	143657


                              Sáu Huỳnh, phó Ban Quân Báo đã lo mua các thứ vật dụng cho đồng chí Bọ Chét. Tôi thấy mà hết hồn. Đời tôi từ khi theo cách mạng tới nay chưa thấy một người nào được chiêu đãi đến như thế, kể cả ở Hà Nội chỉ thua có cái nhà.

                              Ở Hà Nội các đồng chí uy viên Trung ương ở Villa thật nhưng mấy khi ăn được thế này ? Quan Vân Trường được Tào Tháo biệt đãi năm ngày tiệc nhỏ, bảy ngày tiệc lớn, có khi còn thua.


                              Nhà có bộ ván gõ đặt ở giữa. Bên chái phải là bộ ván dầu, trên đó chất đầy những chiếc thermos xanh đỏ sáng choang, những thùng cạc-tông vừa lớn vừa bé nhãn hiệu lòe loẹt chắc chắn không phải made in China hoặc URSS.

                              Dưới gầm bàn thì lủ khủ những thùng bia Budweiser và Coors.


                              Bên bộ ván kê một chiếc bàn tròn không có trải thảm, trên đó nằm phơi phới những chiếc dĩa to mà thuở nhỏ tôi thường nhìn thấy ở những nhà hàng Tây và những chiếc muỗng nỉa sáng loáng đến rợn người hơn cả ánh kền mạ của những huân chương anh hùng quân đội.

                              Một chiếc ghế dài bằng gỗ lên nước bóng láng có lưng dựa và ba chiếc ghế đẩu để quanh bàn. Đó hẳn là chổ ngồi của một nhóm người được bốc ra từ một xã hội không giai cấp.

                              Bất ngờ hiện ra một cô gái rất xinh có vẻ thành thị, rất thạo việc phục khách hàng không biết từ đâu tới chứ không có ở vùng này. Khi cô bắt đầu dọn bàn thì tôi biết tất cả là do anh quân báo Sáu Huỳnh xếp đặt.


                              Sáu Huỳnh bảo Tư Linh gọi cô ta là Bốn. Cô Bốn như từng chạy bàn ở nhà hàng.

                              Từ những bình thủy, cô lấy ra những con bồ câu quay, những miếng thịt quay, một con vịt quay, trút ra những món xào nấm Đông Cô và cơm rang.

                              Hẳn là các đồng chí ta đấm mõm con bọ chét bằng cái mở-nuy Tàu trước nhất. Suốt ngày chiến đấu bằng địa đạo, Bọ Chét đói và thèm ăn rỏ dãi, Tư Linh vui vẻ mời đồng chí Bọ Chét… đi tắm cho khỏe cái đã.


                              Vì dang nắng mặt mũi đỏ lơ đỏ lưỡng, da tay đồng chí xùi lên như vỏ con trúc, đồng chí cần tắm một phát tẩy trần.

                              Chiếc nhà tắm được đóng cấp tốc bằng gỗ thông mới chở bằng xe bò từ ấp chiến lược về.

                              Cấp chỉ huy rất sành tâm lý của dân Âu Mỹ.

                              Thà là ra bãi biển phơi đùi phơi rốn cho thiên hạ xem chứ không để để cho người ta dòm lén qua kẻ cửa nhà tắm như mấy cô đầm bị Xuân tóc đỏ coi. Tấm thân bồ tượng của đồng chí ta cần được giữ kín. Cho nên cấp trên không dùng ni-lông quây màn sơ mà đóng hẳn một cái nhà tắm bằng gỗ khít rim.


                              Tư Linh phải đích thân xem cái nhà tắm coi có đủ tiêu chuẩn quốc tế chưa ?

                              - Một cục xà bông Camay chưa bóc giấy

                              - Một chiếc khăn lông mới

                              - Một tấm kiếng lớn

                              - Một chiếc lược đồi mồi

                              - Một chậu nước giếng trong .

                              Tất cả đều đạt yêu cầu của cấp trên, chỉ có một điều là cái chậu không đủ kích thước để cho nhà báo trầm nguyên con vào như bồn tắm hiện đại ở khách sạn .

                              Sau khi tắm xong, Bọ Chét được mời uống rượu khai vị :

                              - Thịt xá xíu nóng với rượu vang đỏ và bia. Nhưng Bọ Chét không khoái thứ này mà đòi ba-xi-đế.


                              Wilfred Burchett ( Bọ Chét ) gặp lại Đại tướng Võ Nguyên Giáp


                              Click image for larger version  Name:	05-giap-burchett-smiling-2560x1734.jpg Views:	9 Size:	88.5 KB ID:	143658


                              Màn khai vị qua nhanh như bọt bia tan.

                              Boốc ! Sâm banh nổ.

                              Bọt trào miệng chai trắng xóa như giấc mơ giải phóng Miền Nam của già Hồ, nó vừa cay lại vừa chua nhưng lão cứ tưởng là ngọt.



                              Click image for larger version  Name:	biemhoa2.jpg Views:	10 Size:	24.2 KB ID:	143659


                              Bọ Chét dẹp muỗng nĩa, dùng đũa để hòa với nhân dân. Một chập, buông đũa dùng dao lắt hai miếng lườn, rồi dùng tay bẻ cặp đùi gặm luôn. Như thế là con vịt đã bị thải ra rìa chiến trường. Hắn ăn rất tự nhiên hồ hởi.

                              Hắn bắt sang thịt heo quay và xào. Rồi hắn xơi cơm rang. Hắn ăn loạn xị như chưa bao giờ được ăn ngon như thế.

                              Tôi và Tư Linh rất kinh ngạc cho tinh thần tốc chiến tốc thắng của hắn. Cô Bốn phải trút đến cái bình thủy thứ tám để rội thêm món nấm đông cô xào. Tôi thông cảm với đồng chí mình chắc chưa từng ăn đồ Bắc Kinh nên ngon miệng.


                              Khi tiêu diệt hầu hết kẻ địch trên chiến trường, đồng chí ta mới bắt đầu gợi chuyện. Trước nhất đồng chí khen đội nữ dăm câu. Rồi khen cô đội trưởng vừa anh dũng vừa đẹp.

                              – Lịch sử của dân tộc Việt đẻ ra nhiều nữ anh hùng hơn bất cứ dân tộc nào. Mà ở thời đại Hồ Chí Minh thì có nhiều hơn hết :

                              - Hồ thị Bi

                              - Nguyễn thị Chiên

                              - Tạ thị Kiều

                              - Út Tịch và các dũng sĩ Củ Chi.


                              – Xin cám ơn đồng chí.

                              Tư Linh vừa nói vừa nâng ly. Bọ Chét đắc ý cũng nâng ly. Tôi cũng làm theo. Ba người đồng cụng. Tiếng ly pha lê khua leng keng nghe như dấu nhạc lạ lùng quốc tế ca.

                              Bọ Chét hỏi Tư Linh :

                              – Đồng chí có thể cho tôi biết thêm về thành tích diệt Mỹ của một số cá nhân trong đội, đặc biệt của nữ đội trưởng không ?

                              – Dạ, chúng tôi rất hân hạnh.

                              Miệng nói tay vói cái xắc-cốt ở góc ván, nhanh nhẹ móc một xấp pơ-luya và dỡ ra đọc tờ đầu.

                              – Thành tích của toàn đội trong hai tháng……. diệt 62 Mỹ, 114 ngụy. Có năm đội viên đạt tiêu chuẩn dũng sĩ.

                              Một đội viên chỉ diệt được bốn tên Mỹ, thiếu một tên nữa đủ tiêu chuẩn, nhưng một đồng đội diệt được sáu tên bèn cho mượn một tên, thế là đội có năm dũng sĩ. Toàn đội nữ đều là dũng sĩ diệt Mỹ.


                              Bọ Chét không hiểu “mượn” nghĩa là gì trong trường hợp này ngừng bút ghi chép và hỏi:

                              – Mượn như thế nào ?

                              – Mượn nghĩa là vay không có lời. Tôi thiếu, đồng chí dư, tôi mượn của đồng chí.

                              Tôi mới diệt được có bốn tên, hụt tiêu chuẩn một tên, còn đồng chí diệt được sáu tên, dư tiêu chuẩn một tên, tôi mượn của đồng chí một để đủ tiêu chuẩn. Thế là cả hai đều là dũng sĩ. Mai mốt, tôi diệt được một tên, tôi không tính cho tôi mà tôi trả cho đồng chí, thế là huể, không còn nợ đồng chí nữa.



                              Bọ Chét buông đũa và đập tay trên bàn cười ha hả :

                              – Các đồng chí thiệt là anh dũng tuyệt vời. Tụi Mỹ đúng là những con cọp giấy.

                              Tư Linh được dịp đưa Bọ Chét lên mây xanh :

                              – Hôm nào tôi mời đồng chí đi bắn tỉa với đội dũng sĩ. Tha hồ cho đồng chí quay phim.


                              Click image for larger version  Name:	479.jpg Views:	10 Size:	48.9 KB ID:	143660


                              Cô Bốn khui bia rót đầy ly đặt trước mặt khách. Bọ Chét nâng ly hớp khẽ như suy nghĩ về câu mời. Tư Linh ranh mãnh tấn công luôn :

                              – Hôm nọ đồng chí Tám Quang có bảo tôi bố trí một trận cao xạ bắn phản lực cho đồng chí quay phim. Nhưng tôi nghĩ là một trận địa như vậy rình rang lắm.

                              Phải điều động cả bộ binh để bảo vệ pháo chớ không đơn giản. Rồi có thể nó nhảy chụp nữa. Như vậy mình phải đối phó. Mặt trận sẽ nổ to. Còn bắn tỉa thì dễ lắm.

                              Chúng tôi sẽ đưa đồng chí đến sát hàng rào căn cứ Đồng Dù, tôi sẽ ra lệnh cho đội dũng sĩ bắn tên lính gác trên chuồng cu cho đồng chí quay phim.

                              Đó có thể là một tài liệu sống thay vì đồng chí quay cái xác xe tăng. Nếu đồng chí đồng ý tôi cho chuẩn bị để tiến hành ngày mai.


                              – Đồng Dù cách bao xa ?

                              – Dạ cách đây chừng mười lăm cây số. Pháo 175 ly của nó bắn dư sức tới đây.

                              – Nó có từng bắn vùng này chưa ?

                              – Vùng này nằm trong tầm pháo của Trung Hòa. Đồng Dù chỉ bắn khi có hành quân lớn.

                              – Làm sao mình đến đó ?

                              – Dạ thì lội bộ.

                              – Mình có bao giờ bắn tỉa nó chưa ?

                              – Dạ chúng tôi để dành cái Đổng Dù khai pháo chào mừng đồng chí đấy.

                              – Tại sao để dành cho tôi ?

                              – Dạ vì đây là căn cứ của Sư Đoàn Bộ Binh thừ 25 của Hoa Kỳ còn gọi là Tia Chớp Nhiệt Đới.

                              Lính tráng là một lũ công tử bột. Lần này chúng tôi cần lập thành tích để đồng chí đem về tặng cho nhân dân thế giới. Ít ra chúng tôi cũng mần được vài chục tên.


                              – Làm sao đồng chí kiểm chứng được số thương vong của địch ?

                              Tư Linh trả lời ron rót y như thật :

                              – Chúng tôi có người trong đó !

                              – Trong quân đội Mỹ ?

                              – Vâng, ngay trong quân đội Mỹ chứ ạ !

                              – Các đồng chí tài thật ! Các đồng chí đã áp dụng ba mũi giáp công của Mặt Trận một cách tài tình.

                              – Bắn tỉa, hoặc pháo kích xong chừng vài tiếng đồng hồ là chúng tôi biết kết quả.

                              – Có pháo kích nữa ?

                              – Vâng ! Chúng tôi đã từng pháo kích cả sân bay Biên Hòa cơ đấy !

                              – Ồ ! Tôi có nghe, tôi có nghe thành tích của đoàn 69 lúc tôi đến thăm U80 ở Suối Dây. Đồng chí chính ủy Tư Khanh tiếp tôi với một nữ đồng chí Pháp.


                              Căn cứ Đồng Dù – Sư Đoàn 25 Tia Chớp Nhiệt Đới ở Củ Chi


                              Click image for larger version  Name:	9784207846_7bb353d031_b.jpg Views:	8 Size:	106.8 KB ID:	143661


                              Có lẽ Tư Linh thấy mình đi lố cồn hơi xa nên muốn đổ gánh nặng cho tôi. Hắn quay sang tôi và nói :

                              – Xin giới thiệu với đồng chí. Đây là linh hồn của chiến thắng vĩ đại đó.

                              Bọ Chét nhìn tôi, trố mắt kêu lên một tiếng rồi buông ly bia chìa tay cho tôi :

                              – Xin hân hạnh ! Vậy mà tôi không biết ! Đúng như lời đồng chí Trần Bạch Đằng nói :

                              - “ Ra ngõ gặp anh hùng !”


                              Bọ Chét chăm chú khai thác tôi. Nhưng tôi chỉ trả lời một cách khiêm tốn :

                              – Tôi chỉ là người dạy kỹ thuật pháo kích các chiến sỉ đoàn 69 thôi ạ !

                              Tưởng nói vậy (mà đúng vậy, chính tôi dạy ở trường pháo U80) là qua ải, nhưng Bọ Chét lại càng reo to:

                              – Thế cơ à ! Đồng chí là giáo sư pháo binh ?

                              Tôi lắc đầu và xài cái công thức muôn thuở của các lãnh tụ :

                              – Không chúng tôi chỉ học trong nhân dân thôi ạ !


                              Click image for larger version  Name:	images?q=tbn:ANd9GcQgEPrbZQ0W3WB53-5s1uXlZdvZCNRPej-C5zxk_uIqO9waclny_s6ILrv4Sm9qiCcfoXI&usqp=CAU.jpg Views:	11 Size:	13.5 KB ID:	143662


                              Từ đó cho tới cuối bữa ăn, Bọ Chét bỏ lửng vụ các nữ dũng sĩ để hỏi tôi về chiến công pháo kích sân bay Biên Hòa. Nhưng Tư Linh không chịu bỏ qua chuyện bắn tỉa. Hắn hỏi Bọ Chét:

                              – Như vậy là đồng chí đồng ý đi theo chúng tôi bắn tỉa Mỹ ở Đồng Dù rồi chớ?

                              – Ơ ơ… — Bọ Chét ấm ớ một chút rồi đáp :

                              — Việc này lớn quá tôi phải thỉnh thị đồng chí Tư Lệnh Quân Khu mới được.


                              – Dạ đồng chí Tám Quang có toàn quyền thay mặt Bộ Tư Lệnh quyết định vấn đề này.

                              Bọ Chét chớp chớp mắt:

                              – Để tôi hỏi ý kiến đồng chí Sáu Vi !

                              – Đồng chí ấy đã được Trung Ương ủy nhiệm hành xử mọi vấn đề của Miền Nam.

                              – … Trước khi đi vào đây, tôi có được vinh dự yết kiến đồng chí Hồ Chí Minh… Đồng chí ấy không muốn cho tôi đi, nhưng thấy tôi cương quyết thì đồng chí bảo là vào trong này nếu có vấn đề gì cần kíp thì phải báo cáo thỉnh thị đồng chí.

                              – Dạ. Bắn tỉa Mỹ tụi dũng sĩ coi như trò đùa đâu có gì phải báo cáo tới Bác Hồ ạ !

                              Thấy hắn để lòi cái đuôi thỏ ra ngoài quần, tôi nháy Tư Linh, nên Tư Linh không dồn hắn vô góc tường nữa.

                              Sau bữa ăn no nê, trên đường về nhà riêng nghỉ ngơi, tôi trách Tư Linh:

                              – Mày chơi ác quá !

                              – Cho nó giỏi nó anh dũng với Mỹ. Chạy một trận tét ghèn thì không còn rấm rớ tới đây quấy rầy tụi mình nữa ! Bận bỏ mẹ lại phải để thì giờ hầu hạ bọn nầy như vua.

                              – Mầy biết con Bốn kia ở đâu tới không ?

                              – Của Sáu Huỳnh bắt đâu ngoài thành đưa vô, làm một công hai việc.

                              Tôi hỏi tiếp :

                              – Rồi mày cho nó xơi cái món ca-ri-chà địa đạo chiến ra sa o?

                              – Chậc ! Tới đâu hay đó. Nó chỉ huy ông Tám Quang chớ đâu có chỉ huy tao được. Phép vua thua lệ làng mà mậy !
                              Last edited by hoalucbinh18; 03-14-2023, 02:25 AM.

                              Comment


                              • Font Size
                                #45

                                Sáng hôm sau ngó chừng tình hình yên tỉnh, tôi và Tư Linh lại đến Tổng Hành Dinh của Bọ Chét. Hắn dậy trễ. Chúng tôi đứng ngoài sân, sợ làm tiếng động đánh thức lão già. Tư Linh bảo :

                                – Tối qua tha hồ cho lão pháo kích con Bốn.

                                – Lão pháo kích nó hay nó “chụp” lão tơi bời ?

                                Chắc con nhỏ này là dân thiện chiến. Để sáng nay lão hắc hơi bể trời cho mày coi . Sáu Huỳnh chơi ác quá !


                                Tư Linh móc thuốc thơm hút phì phà :

                                – Tao vái trời thằng Mỹ nó “tha” ít bữa để lão xong công tác, mình tống quái cho khỏe.

                                Tôi càu nhàu:

                                – Sao mày đổ cái vụ pháo binh cho tao vậy ?

                                – Nếu không nó sẽ đòi phỏng vấn con Bảy Mô mà.

                                Tao biết cái ghế đẩu dư đó là ý hắn giành cho con nhỏ nhưng tao chặn trước bảo là con nhỏ bận bố trí trận địa. Tao coi bộ hắn tiếc dữ đa.

                                Kỳ rồi thằng giáo sư Liên Xô khen dân tộc mình có Phù Đổng Thiên Vương đuổi giặc Ân, kỳ này hắn khen thời đại Hồ Chí Minh sản xuất nhiều nữ anh hùng trong đó có Bảy Mô.

                                Chắc thế nào nó cũng tìm cách phỏng vấn riêng con nhỏ. Mày liệu thông nòng pháo của mày mà bắn “cập tập” đi, nếu không bị con Bọ Chét chích đấy.




                                Click image for larger version  Name:	Lay-vu-khi-dich-danh-dich-dinh-cao-cua-chien-tranh-du-kich-131-1515515110-width412height500.jpg Views:	1 Size:	29.1 KB ID:	155697


                                Chúng tôi đưa nhà báo đến trận địa đạo chiến đã được bố trí. Đó là “tuyến địa đạo” do ông “Tư Lịnh” Tư Linh chỉ huy đào mấy hôm trước khi hắn đến.

                                Bữa nay hắn đội nón cối, loại nón rộng vành do Quân Báo của Sáu Huỳnh mua ở Sàigòn đem về cho bệ hạ dùng, vì nón tai bèo bo xụ không đủ che cái mặt thịt to bằng sàng của hắn để nắng táp phỏng da mặt.

                                Tư Linh và tôi đi xe đạp riêng, một kiện tướng thồ thì chịu trách nhiệm điều động cái cây thịt viết báo kia.

                                Còn một chiếc khác thì thồ bia nước ngọt, đá và thức ăn đi theo.


                                Đội trưởng Bảy Mô đã cho các dũng sĩ lủi xuống “địa đạo” chờ lệnh từ lâu.

                                Bọ Chét vừa đến, Tư Linh cho Bảy Mô điều khiển các cô vọt ra chiếm lãnh từng gốc cao su rồi chạy từ gốc này sang gốc khác bắn đạn mã tử bụp bụp và hô xung phong to lên.

                                Máy thu hình thu cả tiếng xung phong như ở giữa trận thiệt, ngặt một nỗi là không có Mỹ Ngụy chống cự.


                                Trên hai mươi nữ du kích chiến đấu rợp trời đạp nát không biết bao nhiêu là lá cao su khô bằng những chiếc dép cao su.

                                Không khí yên tỉnh của đồng quê bị quậy lên bằng thuốc súng rỡm và những nhánh cây rừng Trà Dơ rung rinh vì những cái mồm xinh xắn hét “xung phong” lãnh lót.




                                Click image for larger version  Name:	30713688_426688977770085_6242911762769772544_n.jpg Views:	1 Size:	70.8 KB ID:	155698


                                Xong trên mặt đất, nhà báo đòi được xem địa đạo.

                                Tư Linh cho gác mấy vòng bao quanh rồi vui vẻ “mời” ông nhà báo xuống địa đạo.

                                Tôi sợ quá. Tôi biết chắc chắn rằng địa đạo này Tư Linh đào cấp tốc, dài đâu chừng thước rưỡi, đâu có cái mà coi.

                                Hay là Tư Linh muốn cho “ghẻ xốn” xơi hắn làm kỷ niệm chuyến đi Củ Chi này ? Bọ Chét mang cái bụng phệ è ạch đến miệng hầm. Tư Linh bảo :


                                – Đồng chí phải cởi áo ra . Giả thuyết là chúng ta đang bị giặc đuổi !

                                – Ủa !…

                                Hắn có vẻ ngạc nhiên nhưng vẫn vâng lệnh. Cởi áo bà ba chỉ còn đồ lót như sắp đi tắm biển.

                                Tư Linh tự tay mở nắp hầm rồi trỏ tay :

                                – Đồng chí thọc hai chân xuống trước. Nhanh lên. Chúng nó sắp chụp !

                                Bọ Chét thọc cập giò lông lá vào miệng hầm và tụt xuống.

                                Hắn cố tụt quá mông nhưng đến bụng thì mắc kẹt. Cái bụng mập ú phè tràn nắp hầm, cái lưng nung núc thịt nạc cũng đùn ra mép hầm làm hắn không tụt được nữa. Tư Linh giục :


                                – Cố lên ! Giặc đang chụp trên đầu.

                                Thằng nhà báo thở è è cố ấn tấm thân bồ…liễu xuống hố, nhưng không tài nào. Giá mà cái miệng hầm rộng gấp đôi hoặc tấm thân hắn phải gầy ngay đi một nửa !

                                Bản thân việc chui ra chui vào đường hầm cũng cực kỳ khó khăn do cửa hầm được làm rất hẹp. Nguồn ảnh: Archive.



                                Click image for larger version

Name:	Linh-chuot---luc-luong-bat-dac-di-cua-My-trong-CTVN-78-1554369174-width326height500.png
Views:	13
Size:	368.5 KB
ID:	155931 Hình minh họa



                                Hai khả năng đó đều không thể có. Chỉ có khả năng thứ ba :

                                - Trồi ngược trở lên.

                                Nhưng lúc nãy vì cố tụt nhanh… thân người hắn khít cứng dính vào miệng hầm bằng gỗ bây giờ hắn chòi mãi mà không sút ra . Tư Linh và tôi mổi đứa nắm một tay hắn lôi lên mới vuột.


                                Mép gỗ bén cạo sướt cả da bụng da lưng hắn những đường dài rướm máu.

                                Tư Linh bảo hắn mặc quần áo vô. Hắn vừa thở hổn hển vừa gắt gỏng :

                                – Tôi nghe địa đạo lùa trâu bò xuống được và thông thương từ xã này qua xã khác kia mà đồng chí !

                                Tôi tưởng Tư Linh “kẹt đạn” nhưng hắn đáp ngay:

                                – Dạ, đó là sự thực !

                                Nhưng từ một năm nay trâu bò các xã không còn. Một số chết vì bom pháo trực thăng, số còn lại thì nông dân lùa ra ấp chiến lược thành ra chi ủy địa phương không cho làm miệng hầm rộng như trước.

                                Miệng hầm rộng địch dễ tìm thấy. Bây giờ tất cả địa đạo đều làm miệng nhỏ như thế này. Chúng tôi nghe nói Mỹ có đem chó qua đây để đánh hơi miệng hầm.

                                Chúng tôi rất tiếc là đồng chí không xuống được để xem tận mắt địa đạo của chúng tôi. Ở dưới đó đồng chí có thể đi thênh thang như trên đường cái.




                                Click image for larger version  Name:	w6.jpg?dpi=150&quality=100&w=630&mode=crop&anchor=topcenter.jpg Views:	1 Size:	26.2 KB ID:	155700


                                Bọ Chét nhìn miệng hầm tun hút, đen ngòm và gật gật cái đầu tóc bạc :

                                – Dù không xuống được dưới đó nhưng tôi đã đến đây nhìn thấy tận mắt các dũng sĩ và địa đạo thần thánh.

                                Đánh giá một người đàn bà đẹp ta không cần phải xem xét tất cả các bộ phận mà chỉ nhìn gương mặt hoặc bàn tay, cặp đùi là đủ biết rồi.


                                Tư Linh tán thưởng :

                                – Đúng ! Đúng ! Như đồng chí thấy đấy ! Địch có thể bị giết sạch mà không biết chúng ta xuất hiện từ đâu.

                                Tiêu diệt chúng xong, mình xuống địa đạo, chạy sang làng khác trổ nắp lên đánh bọc sau lưng chúng nó một phát nữa. Chúng dù có tìm được miệng hầm cũng không dám xuống để truy lùng.

                                Địa đạo là thiên biến vạn hóa đồng chí ạ ! Chúng tôi còn có kế hoạch đánh các căn cứ địch bằng đường hầm.



                                Click image for larger version  Name:	images?q=tbn%3AANd9GcSQ11hTRqpoQjm2HDYoqdKndOEq3J2kau_tGQ&usqp=CAU.jpg Views:	2 Size:	11.5 KB ID:	155702


                                https://khoa1hocviencsqg.com/2020/09...ton-that-soan/


                                Tôi chêm ngay vào:

                                – Năm 46 chúng tôi đã từng có sáng kiến ấy rồi. Kết quả rất to lớn và bất ngờ.

                                Chúng tôi đã hạ một đồn ở phía bên kia sông Sàigòn giết bảy chục tên Pháp còn bên ta hoàn toàn vô sự.

                                — Sẵn trớn tôi đẩy luôn

                                — Chính tôi có tham dự trận đó. Chúng tôi đào một địa đạo dài chừng năm cây số, liệu chừng đã đến giữa đồn chúng tôi châm thuốc nổ. Xác Tây tung lên rơi xuống sông Sàigòn.




                                Click image for larger version  Name:	85246437_277467906549257_6070804980040728576_n.jpg Views:	1 Size:	99.3 KB ID:	155701


                                Tư Linh hỏi :

                                – Phải đồn Bến Súc có con trai của má Hai tham gia không ?

                                Tôi nháy Tư Linh. Bọ Chét đã mặc quần áo xong, gục gặc lia :

                                – Dân tộc Việt Nam là một dân tộc phi thường!

                                Comment

                                Working...
                                X